Câu chuyện phía sau thành công của nhà ngoại giao nữ

“Cảm ơn Ngành và trường Đại học Ngoại giao đã đào tạo để tôi có một bản lĩnh. Cảm ơn đồng nghiệp đã giúp tôi có đam mê và nghị lực”, đó là những chia sẻ của Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga trong buổi lễ nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dù đang bận rộn hỗ trợ công việc ở Ban Thư ký APEC Việt Nam 2017, nhưng Đại sứ Nguyệt Nga vẫn dành cho tôi một cuộc trò chuyện bên lề Lễ nhận Huân chương của bà ngày 25/3 vừa qua.

cau chuyen phia sau thanh cong cua nha ngoai giao nu
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung và Lãnh đạo các đơn vị chúc mừng Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga. 

Qua câu chuyện, tôi hiểu sâu sắc rằng không chỉ có Ngành, Trường hay đồng nghiệp, mà quan trọng hơn cả là nỗ lực không mệt mỏi của bà trong suốt 35 năm qua đã đưa Đại sứ đến với phần thưởng cao quý ấy. Đằng sau nụ cười rạng rỡ của nhà ngoại giao nữ là bao vui, buồn, cơ hội, thách thức hiện hữu đan xen, trải dài gần nửa thế kỷ.

Thách thức đem đến thành công

“Khởi nghiệp” năm 1981 và có chặng đường làm công tác đối ngoại gắn liền với 30 năm đổi mới của đất nước, bà Nguyệt Nga cho rằng điều đó dường như đã giúp bà nỗ lực phấn đấu hơn. Bởi lẽ, khi đất nước đứng trước nhiều thách thức lớn cả trong nước và quốc tế, bản lĩnh của người làm công tác ngoại giao càng được tôi luyện dạn dày.

“Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ, đi qua hết những thăng trầm cuộc sống, công việc khó khăn, vất vả rồi cũng đến một ngày mình cảm thấy vui vì tham gia được vào những chặng đường quan trọng của Tổ quốc”, Đại sứ chia sẻ.

Chặng đường nào trải bước trên “hoa hồng” mà bàn chân không phải đi qua những gian nan. Với bà Nguyệt Nga, thách thức là cánh cửa mở ra thành công nhanh nhất, chỉ trong thách thức thì bản thân mới có thể thay đổi và vươn lên nhanh hơn. Cứ như vậy, thách thức đến trước, thành công đến sau, trải dài trong nhiều thập kỷ làm công tác đối ngoại của bà. Nhưng có những chuyện nghề, chuyện nghiệp bà không thể nào quên.

 Là một trong năm học viên tốt nghiệp loại Xuất sắc của Đại học Ngoại giao, sau một năm làm việc, bà được Bộ cử đi công tác nhiệm kỳ ở Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh. Với cô cán bộ trẻ hồi ấy, đây thực sự là nhiệm vụ không hề dễ dàng. “Nhiều lúc, tôi không biết hỏi han, bày tỏ với ai. Đôi khi những nhược điểm của bản thân từ hồi sinh viên bộc lộ”, bà nói. Nhưng, với sự chủ động của mình, bà đã làm quen với công việc mới. “Sau tất cả, bản thân mình phải vượt qua rất nhanh và khắc phục để hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Đại sứ Nguyệt Nga tâm sự.

Tốt nghiệp Đại học, đi làm, lập gia đình và chăm sóc gia đình vốn là quy luật thông thường đối với cuộc sống của mỗi người phụ nữ. Song cân bằng giữa những nhiệm vụ đó không phải ai cũng làm được. Vì vậy, Đại sứ cho rằng, thách thức đầu tiên với cán bộ đối ngoại nữ là phải vượt qua mặc cảm về giới, biết cân đối, sắp xếp mọi việc để vừa làm tròn thiên chức một người mẹ, người vợ, vừa làm tốt vai trò của người cán bộ.

Đề cập tới khó khăn này, bà Nguyệt Nga nhớ lại khoảng thời gian từ năm 1991-1994 khi sang Nhật Bản học Thạc sĩ về Quan hệ quốc tế. Dù biết đưa con theo cùng sẽ rất vất vả nhưng bà vẫn quyết tâm làm theo “lời mách bảo của trái tim người mẹ”. Bởi đơn giản bà nghĩ, con cái sẽ là nguồn động viên để bà học tập tốt hơn. Chỉ cần có nghị lực, quyết tâm và biết sắp xếp thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua.

Nhưng... phải có đam mê và nghị lực

Với năng lực công tác của mình, sau đó bà được Bộ cử đi công tác nhiệm kỳ tại Mỹ. Điều đó đã khiến một cán bộ ngoại giao vốn trước đó chuyên về châu Âu và Đông Nam Á không khỏi trăn trở và bỡ ngỡ. Không chỉ có thế, Đại sứ quán giao cho bà nhiều nhiệm vụ quan trọng như phụ trách quan hệ Quốc hội rồi Trưởng phòng Chính trị…

Để tự gỡ rối cho mình, trong ba năm (2005-2008), bà coi trọng và liên tục học hỏi, rèn luyện phương pháp nghiên cứu và kỹ năng vận động. Đồng thời, bà luôn tâm niệm, muốn làm thực tiễn tốt thì nghiên cứu thôi chưa đủ.

 “Tôi cố gắng tiếp cận, gặp gỡ bạn bè và dùng sự chân tình trong quan hệ con người với nhau để chủ động đến với đối tác, với những đề xuất cụ thể thúc đẩy quan hệ hợp tác. Ngược lại, khi họ có những đề xuất trong quan hệ song phương thì tôi cũng theo đuổi tới cùng”, Đại sứ kể lại.

Bảy năm là Vụ trưởng nữ đầu tiên về kinh tế, phụ trách Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương của Bộ Ngoại giao cũng là khoảng thời gian “lửa thử vàng, gian nan thử sức” đối với Đại sứ Nguyệt Nga trong bối cảnh công tác hội nhập kinh tế của đất nước đi vào chiều sâu.

Đại sứ chia sẻ, thời điểm ấy, đội ngũ cán bộ Vụ tương đối “mỏng”, năng lực làm việc của cán bộ còn hạn chế. Do vậy, Đại sứ cùng đồng nghiệp cải tiến cách thức quản lý cũng như làm việc, khơi dậy cho các cán bộ niềm say mê nghiên cứu, đổi mới trong tư duy, mạnh dạn đề xuất sáng kiến, phối hợp ngang và làm việc theo nhóm. Dần dần, Vụ trở thành một đơn vị điển hình tiên tiến của Ngành trong nhiều năm qua.

Bà nhấn mạnh: “Thăng trầm là điều luôn tồn tại trong cuộc sống, công việc và thách thức luôn mới. Những lúc như vậy có lẽ bản lĩnh, niềm tin và đam mê là những điều quan trọng nhất”. Sau tất cả, bà Nga cảm thấy tự hào bởi những nỗ lực của mình cũng như các cán bộ ngoại giao khác đã đóng góp vào sự phát triển của đất nước, vào vị thế mà Việt Nam đang có ở khu vực cũng như trên thế giới hiện nay.

Vị “thủ lĩnh nữ”

Những đóng góp không ngừng nghỉ của Đại sứ trong suốt những năm công tác đã được Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ và đồng nghiệp ghi nhận. Trong buổi lễ trao Huân chương cho Đại sứ, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh, “Đại sứ Nguyệt Nga đã trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau và qua nhiều lĩnh vực từ song phương tới đa phương. Ở mỗi cương vị, chị đều tỏ ra tích cực, gương mẫu và có trách nhiệm trong công việc, qua đó đóng góp không nhỏ vào công tác chung của Bộ”.

Trong khi đó, bà Ngô Thị Hòa, Vụ trưởng, Chánh Thanh tra, Trưởng ban Nữ công Bộ chia sẻ, các chị em trong Bộ gọi chị Nguyệt Nga là “thủ lĩnh nữ”. “Chị chính là tấm gương, đặc biệt cho các cán bộ trẻ noi theo”, bà Hòa nói.

cau chuyen phia sau thanh cong cua nha ngoai giao nu
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga trả lời phỏng vấn phóng viên Báo TG&VN. (Ảnh: Quang Hòa)

Trải qua tám đơn vị khác nhau, bà Nguyệt Nga có tới 17 năm tham gia quản lý cấp Phó Vụ trưởng và Vụ trưởng. Chia sẻ về kỹ năng lãnh đạo, bà cho rằng, trong thế kỷ XXI, đời sống quan hệ quốc tế có nhiều khác biệt, người lãnh đạo trước hết phải có bản lĩnh trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống; có năng lực “quản lý mềm” và biết tạo môi trường làm việc công bằng. Bên cạnh đó, người lãnh đạo trong nền kinh tế tri thức ngày nay cần có tầm nhìn, đạo đức nghề nghiệp và tính gương mẫu. Theo bà Nguyệt Nga, đạo đức nghề nghiệp của nhà lãnh đạo trong ngành Ngoại giao là dấn thân, cẩn trọng, trách nhiệm cũng như có đam mê. Người lãnh đạo cũng phải quan tâm, thấu hiểu cán bộ mình quản lý, coi trọng thế hệ trẻ và phụ nữ bởi đây là hai lực lượng luôn tâm huyết hết lòng.

“Rất nhiều lúc tôi thấy công việc quá tải. Mỗi lần như vậy tôi phải tự sắp xếp, coi đó là những nhiệm vụ, cơ hội trong cuộc sống và phải cố gắng làm tốt. Không còn cách nào khác”, Đại sứ Nguyệt Nga kết lại sau cuộc trò chuyện.

Cất những kỷ niệm vào sâu trong đáy lòng, bằng đam mê, nghị lực - những thứ tài sản vô hình nhưng vô cùng giá trị ấy, bà Nguyệt Nga lại tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp ngoại giao; tiếp tục làm tròn vai trò của người phụ nữ: vun vén, hy sinh cho gia đình.

Một ngày nào đó tôi hy vọng lại được ngồi nghe tiếp những kỷ niệm về vị “thủ lĩnh nữ” giỏi việc nước, đảm việc nhà của Ngành chúng tôi!

Phạm Hằng (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Hướng tới APEC 2017

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Phiên bản di động