“Cha đẻ của các siêu anh hùng”
Các siêu anh hùng của Marvel như Người Nhện, Người Sắt, Người khổng lồ xanh Hulk, Thần Sấm thor, các Dị nhân X-Men… đã xuất hiện trong rất nhiều loạt phim khai thác về “vũ trụ điện ảnh” của riêng họ. Nhưng cao hơn cả “vũ trụ điện ảnh” ấy, còn có một nhân vật cao cấp có công sáng tạo ra họ và kết nối họ lại với nhau, đó là “cha đẻ của các siêu anh hùng”.
Ông là một nhân vật người thật, một con người “bằng xương bằng thịt”, đã ở tuổi 94 - Stan Lee (tên thật Stanley Martin Lieber, sinh năm 1922). Ông là tác giả của nhiều nhân vật truyện tranh lừng danh, từng là cựu chủ tịch của hãng truyện tranh nổi tiếng thế giới - Marvel Comics.
Stan Lee đã có công sáng tạo ra những nhân vật siêu anh hùng trứ danh của Marvel, đồng thời đưa lại một vũ trụ siêu anh hùng được khắc họa chi tiết trong các ấn bản truyện tranh, để từ đó tạo đà cho các siêu phẩm điện ảnh hội tụ các nhân vật siêu anh hùng.
Stan Lee là người có công lớn đối với ngành xuất bản truyện tranh ở Mỹ khi ông đưa hãng truyện tranh Marvel Comics từ một công ty xuất bản nhỏ trở thành một tập đoàn truyền thông đa phương tiện khổng lồ. Stan Lee đã từng nhận Huân chương Nghệ thuật Quốc gia Mỹ hồi năm 2008.
Trong thế giới truyện tranh, Stan Lee là một nhân vật huyền thoại không có đối thủ. Ông đã bắt đầu sáng tác truyện tranh từ năm 1939, tạo nên những câu chuyện hấp dẫn độc giả xoay quanh những nhân vật siêu anh hùng trứ danh.
Hiện giờ đã ở tuổi 94, Stan Lee - “cha đẻ của các siêu anh hùng” - đã âm thầm xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh làm về các nhân vật “con đẻ” của ông, từ loạt phim truyền hình “The Incredible Hulk” (Người khổng lồ xanh Hulk) chiếu năm 1989 cho tới phim điện ảnh siêu anh hùng 18+ “Deadpool” vừa gây sốt hồi năm ngoái.
Trong những phim siêu anh hùng gần đây, đều có sự xuất hiện thoáng qua trên màn ảnh của ông Stan Lee, các nhà làm phim đều cảm thấy vinh dự khi được ghi hình Stan Lee trong những vai diễn nhỏ, chủ yếu mang ý nghĩa tinh thần đối với những người làm nghề và các “fan cứng” của Marvel.
Hãy cùng điểm lại những lần xuất hiện thoảng qua của “cha đẻ các siêu anh hùng” trong các bom tấn của Marvel:
Lần đầu tiên ông Stan Lee xuất hiện trong một vai “tô điểm” là trong bộ phim truyền hình “The Trial of the Incredible Hulk” (Vụ án của người khổng lồ xanh Hulk - 1989). Khi đó, ông vào vai một thành viên bồi thẩm đoàn.
Lần đầu tiên ông xuất hiện trong phim điện ảnh của Marvel là vào vai một người bán bánh dạo trong “X-Men” (Dị nhân - 2000).
Ông xuất hiện trong vai người qua đường giải cứu một cô bé khỏi những mảnh vỡ bay tứ tung trong “Spider-Man” (Người Nhện - 2002).
Cậu bé Matt Murdock, hiện thân đời thường của siêu nhân mù Daredevil, giúp ông cụ lơ đễnh (Stan Lee) tránh khỏi một vụ tai nạn giao thông trong “Daredevil” (Siêu nhân mù - 2003).
Stan Lee (trái) nhập vai một nhân viên an ninh trong “Hulk” (Người khổng lồ xanh Hulk - 2003).
Nhân vật do Stan Lee đảm nhận giải cứu một người phụ nữ khỏi đống đổ nát trong khi Người Nhện chiến đấu với Tiến sĩ Bạch tuộc Doc Ock trong “Spider-Man 2” (Người Nhện 2 - 2004).
Trong “Fantastic Four” (Bộ tứ siêu đẳng - 2005), ông Lee vào vai người đưa thư.
Trong “X-Men: The Last Stand” (Dị nhân 3: Phán quyết cuối cùng - 2006), nhân vật siêu phụ của Stan Lee trở nên “ngơ ngác” khi chứng kiến dị nhân Jean Grey sử dụng siêu năng lực.
Ông Lee xuất hiện trong “Fantastic Four: Rise of the Silver Surfer” (Bộ tứ siêu đẳng 2 - 2007).
Bước ngang qua Peter Parker trên quảng trường Thời đại trong “Spider-Man 3” (Người Nhện 3 - 2007).
Tony Stark tưởng lầm Stan Lee là… “ông trùm Playboy” Hugh Hefner trong “Iron Man” (Người Sắt - 2008).
Trong “The Incredible Hulk” (Người khổng lồ xanh - 2008).
Tony Stark lại nhầm Stan Lee là… nhà báo nổi tiếng Larry King trong “Iron Man 2” (Người Sắt 2 - 2010).
Stan Lee “âm mưu” kéo cây búa của Thần Sấm Thor đi bằng xe tải nhưng không thành công. Cảnh phim trong “Thor” (Thần Sấm Thor - 2011).
Trong “Captain America: The First Avenger” (Captain America: Kẻ báo thù đầu tiên - 2011), Stan Lee vào vai một quân nhân tham dự một buổi họp báo của Captain.
Stan Lee xuất hiện trong một đoạn băng ghi hình phát trong phim “Avengers” (Biệt đội siêu anh hùng - 2012), ông vào vai một ông cụ chơi cờ bất ngờ được phỏng vấn.
Cảnh phim bị cắt của Stan Lee trong “Avengers” (Biệt đội siêu anh hùng - 2012) vì lý do thời lượng. Trong cảnh phim này, ông dùng bữa với Captain America và “xúi” Captain xin số của cô phục vụ bàn.
Stan Lee say mê nghe nhạc trong khi Người Nhện chiến đấu với Tiến sĩ Thằn lằn Dr. Curt Connors ngay sau lưng ông trong “The Amazing Spider-Man” (Người Nhện siêu đẳng - 2012).
Stan Lee làm giám khảo một cuộc thi người đẹp trong “Iron Man 3” (Người Sắt 3 - 2013).
Ông vào vai một bệnh nhân trong bệnh viện… tâm thần của phim “Thor: The Dark World” (Thor 2: Thế giới bóng tối - 2013).
Stan Lee vào vai một nhân viên bảo vệ làm mất bộ trang phục của Captain America trong ca trực ở phòng trưng bày (chính Captain đã đánh cắp bộ đồ). Cảnh trong phim “Captain America: The Winter Soldier” (Captain America: Chiến binh mùa đông - 2014).
Ông Lee tham dự lễ tốt nghiệp của Peter Parker trong “The Amazing Spider-Man 2” (Người Nhện siêu đẳng 2 - 2014).
Gấu mèo Rocket theo dõi Stan Lee trong “Guardians of the Galaxy” (Vệ binh dải ngân hà - 2014) khi nhân vật của ông đang… tán tỉnh một cô gái trẻ.
Một nhân vật hoạt hình trong “Big Hero 6” (Biệt đội Big Hero 6 - 2014) được tạo hình dựa trên diện mạo của Stan Lee ngoài đời thực.
Một hành khách trên chuyến tàu trong loạt phim truyền hình “Marvel's Agents of S.H.I.E.L.D.” (Đội đặc nhiệm SHIELD - 2014) chính là ông Stan Lee.
Xuất hiện trong loạt phim truyền hình “Agent Carter” (Đặc vụ Carter - 2015) bên cạnh nhân vật cha của Tony Stark - ông Howard Stark.
Stan Lee trong “Avengers: Age of Ultron” (Biệt đội siêu anh hùng 2 - 2015).
Vào vai người pha chế đồ uống trong “Ant-Man” (Người Kiến - 2015).
Trong “Deadpool” (Quái nhân - 2016), Stan Lee vào vai MC ở một hộp đêm.
Trong “Captain America: Civil War” (Captain America: Nội chiến - 2016), Stan Lee vào vai người đưa đồ chuyển phát nhanh.
Trong “X-Men: Apocalypse” (Dị nhân: Khải huyền - 2016), ông xuất hiện cùng với người vợ ngoài đời thực của mình. Trong cảnh phim này, Apocalypse sử dụng năng lực vận hành tất cả các vũ khí nguyên tử trên thế giới bay ra ngoài vũ trụ, khiến toàn bộ hành tinh bỗng chốc trở nên yếu thế, không còn năng lực chống chọi với các thế lực nguy hiểm.
Ông xuất hiện gián tiếp trong một cảnh phim của loạt phim truyền hình “Daredevil” (Siêu nhân mù - 2015).
Trong phim truyền hình “Jessica Jones” (Cô gái siêu năng lực - 2015), Stan Lee xuất hiện gián tiếp.
Trong loạt phim “Luke Cage” (Siêu anh hùng Luke Cage - 2016), Stan Lee lại xuất hiện gián tiếp trên poster của lực lượng cảnh sát.
Trong “Doctor Strange” (Phù thủy tối thượng - 2016), Stan Lee vào vai ông cụ ngồi trên xe buýt đọc sách.
Những vai “tô điểm” của Stan Lee chỉ xuất hiện rất thoáng qua, nên trong một ngày, ông có thể liên tiếp thực hiện tới 4 vai “siêu phụ”, ngoài vai trong “Doctor Strange” ở trên, trong cùng một ngày, ông còn đóng 3 vai “kỷ niệm” khác cho “Guardians of the Galaxy Vol.2” (Vệ binh dải ngân hà 2 - 2017), “Spider-Man: Homecoming” (Người Nhện: Về nhà - 2017) và “Thor: Ragnarok” (Thần Sấm 3 - 2017). Những phim này sẽ lần lượt ra rạp trong năm nay.
Stan Lee xuất hiện trong teaser giới thiệu về “Deadpool” (Quái nhân) phần 2.
Stan Lee một lần nữa xuất hiện gián tiếp trong phim truyền hình “Iron Fist” (Tay đấm thép - 2017