Chấm dứt khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' để khai mở tư duy phản biện?

Lệ Thu
GS Trần Ngọc Thêm kiến nghị, cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GS Trần Ngọc Thêm kiến nghị chấm dứt khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"?
GS Trần Ngọc Thêm kiến nghị chấm dứt khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức vừa qua, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) trình bày quan điểm trên trong tham luận: "Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo".

Ông khẳng định, sáng tạo thuộc về tài năng trong khi xã hội Việt Nam truyền thống hướng đến ổn định nên không hướng đến tài năng mà đề cao chữ lễ, "tiên học lễ hậu học văn", đề cao sự phục tùng. Trong khi đó, để có con người sáng tạo, cần thực hiện dân chủ trong giáo dục, cần thay đổi quan niệm về người thầy từ việc truyền thụ kiến thức sang việc hướng dẫn người học sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình.

GS Trần Ngọc Thêm kiến nghị: "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo".

"Chừng nào còn đề cao chữ Lễ để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển", ông Thêm nhấn mạnh.

"Mổ xẻ" hình mẫu người thừa hành thụ động và "đội quân thất nghiệp"

Theo GS Trần Ngọc Thêm, xã hội truyền thống của Việt Nam là "xã hội âm tính", ưa ổn định nên mục tiêu đào tạo là xây dựng mẫu người thừa hành với căn bệnh thụ động, khép kín, với thói cào bằng, đố kỵ và thói dựa dẫm ỷ lại.

Phẩm chất thường đánh giá cao trong văn hóa Việt Nam không phải là tính tiên phong hay sự tự tin mà là sự khiêm tốn và khiêm tốn theo cách hiểu không phải là đánh giá đúng mình mà là nhún nhường, hạ thấp mình.

Bản chất "âm tính" của văn hóa và người thừa hành là nguồn gốc của căn bệnh thụ động, khép kín, bảo thủ. Người Việt ngày nay đã bớt thụ động hơn xưa, song nhìn trong tổng thể thì cho đến nay, tính thụ động vẫn còn là một đặc trưng chủ đạo.

Thêm vào đó, tính cộng đồng cùng áp lực của số đông, sự "dìm hàng", "ném đá" của cộng đồng giáng xuống đầu những người đi tiên phong như một sự cảnh cáo đã giết chết mọi sự tích cực. Ở Việt Nam, phẩm chất thường được đánh giá cao không phải là "sự tự tin" và càng không phải là "tính tiên phong", mà là "sự khiêm tốn".

Trong khi ở phương Tây, "khiêm tốn" được hiểu là "thể hiện một sự đánh giá đúng mực về giá trị và tài năng của mình" thì ở Việt Nam, "khiêm tốn" lại thường được hiểu là sự nhún nhường, tự hạ thấp mình.

Trong giáo dục, tính thụ động thể hiện ở mọi nơi: Con cái thụ động trong quan hệ với cha mẹ, người học trong quan hệ với người dạy và người dạy thụ động trong quan hệ với nhà trường, nhà trường thụ động trong quan hệ với bộ máy cấp trên.

Ông cũng đề cập đến căn bệnh thành tích và nhấn mạnh, để có con người sáng tạo, cần chống bệnh thành tích, bệnh phong trào và bệnh đối phó. Các căn bệnh này có ở cả trong người học, trong phụ huynh và trong nhà quản lý.

GS. Thêm phân tích, người xưa đi học cốt để làm quan thì nay tuy có động cơ học tập đúng trên lý thuyết nhưng trên thực tế một số không nhỏ người học vẫn chỉ lo học để đối phó với thi cử, thi cử cốt để đỗ lấy bằng (trong cuộc khảo sát của chúng tôi năm 2020, trả lời cho câu hỏi "Bạn thường bổ sung, củng cố kiến thức đã học theo cách nào?" thì tỷ lệ cao nhất thuộc số những người "Ôn lại khoảng 1-2 tuần trước khi thi" - 38,6%, và thấp nhất thuộc số những người ôn lại mọi lúc, những người học thực sự vì tri thức, học suốt đời - 9,4%).

Số đông phụ huynh vẫn chỉ mong con cái có điểm số cao (57,6%), ra trường có thu nhập cao (71,9%) và địa vị cao trong xã hội (57,9%). Để có địa vị cao trong xã hội, học sinh Việt Nam đua nhau học lên cao (bệnh phong trào): Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia ở Việt Nam năm 2017, có hơn 75% thí sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục đăng ký học bậc cao hơn.

Trong khi đó, xét tuyển đại học (trong khi số học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên đại học ở Mỹ (vào những năm 80) là 45%, ở Nhật là 38%, ở Pháp là 25%, ở Đức là 19%.

Hệ quả là trong "đội quân thất nghiệp" ở Việt Nam, thanh niên và người có trình độ cao chiếm một số lượng lớn (năm 2017 có 20 vạn cử nhân thất nghiệp). Người làm quản lý giáo dục thường muốn có nhiều trò thi đỗ điểm cao; thầy cô thường nhồi nhét kiến thức.

Hệ quả là bệnh thành tích lan tràn, học trò chịu áp lực lớn, học sinh giỏi vẫn nhảy lầu tự tử. Bệnh giả dối cũng lan tràn với vấn nạn học giả bằng thật, với tệ quay cóp trong thi cử ở bậc phổ thông; việc sao chép trong làm tiểu luận, viết luận văn, luận án gặp không ít ở bậc đại học và sau đại học.

Sáng tạo thuộc về tài năng

Theo vị giáo sư này, trong giáo dục và đào tạo con người, "tài" đi liền với "đức". Trong văn hóa giáo dục có hai vấn đề: một là quan niệm về "tài", "đức"; và hai là mối quan hệ giữa "tài" và "đức".

Ông dẫn chứng: Ở thời phong kiến, tiêu chí đánh giá "tài" là năng lực học thuộc lòng và giải thích Tứ thư Ngũ kinh; tiêu chí đánh giá "đức" là sự thấm nhuần và thể hiện tinh thần "trung - hiếu - tiết nghĩa".

Năng lực và tri thức (tài) về kinh điển Nho giáo nằm gọn trong một chữ Văn, phẩm chất (đức) "trung - hiếu - tiết nghĩa" nằm gọn trong một chữ Lễ. Quan hệ giữa "đức" và "tài", giữa "lễ" và "văn" được đúc kết trong câu "Tiên học Lễ, hậu học Văn".

Trọng Lễ chính là một nguyên lý cơ bản trong triết lý giáo dục của thời phong kiến. Không phải ngẫu nhiên mà trong chính quyền phong kiến, Bộ quản lý toàn diện các hoạt động văn hóa, giáo dục, ngoại giao được đặt tên là "Bộ Lễ" và đứng ở vị trí thứ hai, chỉ sau Bộ Lại quản lý về nội vụ.

Chữ Lễ theo Hán Nho là phải biết giữ mình trong khuôn phép, biết phục tùng người trên. Trần Văn Giàu viết: "Lễ trở thành những hình thức ràng buộc. Ràng buộc của Lễ phong kiến rất phiền phức, khó chịu".

Trong đào tạo người thừa hành thì phương pháp giáo dục thích hợp hiển nhiên là lấy thầy làm trung tâm, người thầy được đặt vào vị trí thứ hai (sau Vua) trong thang bậc "Quân - Sư - Phụ". Việc đề cao vai trò của người thầy như một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện qua những câu thành ngữ - tục ngữ phần lớn có nguồn gốc Nho giáo như "Tôn sư trọng đạo"; "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"...

Như thế, từ nguyên lý giáo dục đến phương pháp giáo dục thời phong kiến đều thống nhất phục vụ cho sứ mệnh giáo dục là đào tạo người thừa hành và mục tiêu giáo dục là cung cấp nguồn nhân lực để "trị quốc an dân".

Sau năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng để thay đổi một số quan niệm và thói quen trong văn hóa học đường truyền thống, để xã hội Việt Nam có con người sáng tạo.

Cụ thể, Bác ít khi nói đến "lễ" và "văn", "Tiên học Lễ, hậu học Văn"; Bác cũng không đặt "đức" trước "tài", mà đặt "tài" trước "đức". Ngày 20/11/1946, với tư cách là Chủ tịch Nước, Bác công bố bức thư có tên là "Tìm người tài đức" (sau này được coi là "Chiếu cầu hiền thời Cách mạng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Từ đó về sau, Bác thường xuyên dùng cách diễn đạt "có tài có đức", trong đó tuyệt đại bộ phận theo thứ tự tài trước, đức sau. Trong 15 tập của bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, cặp giá trị "tài và đức" được Bác nhắc đến tổng cộng 14 lần (từ tháng 10/1945 đến tháng 8/1959), trong đó có 12 lần Bác nói tài trước, đức sau.

Cần hiểu rằng thứ tự trước sau ở đây không phải là thứ tự về thời gian, mà là thứ tự về vai trò. Tháng 8/1959, Bác nói: "Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i, tờ thì dạy thế nào? Đức phải có trước tài". Đức có trước để làm nền tảng; trên nền tảng đó, tài đóng vai trò quan trọng. Người đức có thể có nhiều, còn người tài thì bao giờ cũng hiếm. Người có đức chưa chắc có tài, mà đức thì có thể suy thoái, biến chất

Khai mở tư duy phản biện, tránh người thầy ngộ nhận quyền lực

GS Thêm đi đến kết luận, để có con người sáng tạo, cần đề cao dân chủ trong giáo dục, khuyến khích tư duy phản biện, khai phóng, khuyến khích sự sáng tạo trong giáo dục con người.

"Đề cao quá mức vai trò của người thầy có thể kéo theo hệ quả là một bộ phận thầy cô ngộ nhận về quyền lực của mình, dẫn đến những hiện tượng quái đản như trường hợp cô giáo này không nói suốt ba tháng đứng lớp; cô giáo kia bắt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng...

Vai trò thực sự của người thầy trong giáo dục sáng tạo là hướng dẫn người học sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình. Dân chủ trong giáo dục là dân chủ trong trao đổi và sáng tạo tri thức, dân chủ phải đi cùng với pháp quyền chứ không phải thứ dân chủ dẫn đến rối loạn xã hội, dẫn đến những sự cố như học sinh bóp cổ cô giáo, đâm thủng bụng thầy giáo; phụ huynh xông vào lớp tát cô giáo, phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ xin lỗi... ", ông nêu quan điểm.

Để có con người chủ động, bên cạnh việc tạo dựng một môi trường khuyến khích tính chủ động, điều quan trọng là người học phải tự tin. Để chủ động và tự tin trong giao tiếp thì người học phải rèn luyện tư duy phản biện và phải có bản lĩnh để nghĩ khác, nói khác với số đông các bạn học còn lại, thoát ra khỏi áp lực của họ. Để chủ động và tự tin trong hoạt động thì người học phải rèn luyện phong cách làm việc khoa học, có kế hoạch.

"Và đặc biệt, để có con người sáng tạo, cần thực hiện dân chủ trong giáo dục, cần thay đổi quan niệm về người thầy từ việc truyền thụ kiến thức sang việc hướng dẫn người học sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình", GS Thêm nói.

TS. Nguyễn Viết Chức: Kỳ vọng Hội nghị Văn hóa sẽ ‘mổ xẻ’ thẳng thắn những cái chưa được

TS. Nguyễn Viết Chức: Kỳ vọng Hội nghị Văn hóa sẽ ‘mổ xẻ’ thẳng thắn những cái chưa được

Đề cập việc gìn giữ văn hóa trong quá trình phát triển và hội nhập, TS. Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư ...

Ngành giáo dục cần chuyển mình ngay từ việc dạy học trực tuyến

Ngành giáo dục cần chuyển mình ngay từ việc dạy học trực tuyến

Chia sẻ với TG&VN, ông Bùi Phương Việt Anh, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tổ chức giáo dục EAS Việt Nam cho rằng, phương thức ...

(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Anwar Ibrahim nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động