Chân dung 'cha đẻ' của điện thoại di động

Thế Anh
Người phát minh ra điện thoại di động hiện sống tại Mỹ, đã 92 tuổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chân dung 'cha đẻ' của điện thoại di động
Ông Cooper giới thiệu bản mẫu đầu tiên của điện thoại di động cho phóng viên. (Nguồn: Dân trí)

Những ứng dụng như Google Maps, FaceTime, Instagram hay Tinder có thể không xuất hiện, thậm chí iPhone hay các smartphone Android khác cũng chưa chắc đã tồn tại nếu như không có ai phát minh ra điện thoại di động. May mắn thay, đã có ông Marty Cooper làm điều này.

Ông Marty Cooper, người gốc Chicago, từng là một sĩ quan tàu ngầm hải quân. Vào đầu những năm 1970, khi đang giữ chức vụ giám đốc cấp cao tại Motorola, ông đã bắt đầu nảy ra ý tưởng về một chiếc điện thoại có thể di động thực sự.

Thời điểm này, điện thoại "di động" thực chất là những thiết bị được gắn cố định trên xe hơi. Chúng hoạt động bằng sóng radio và có kết nối không ổn định.

Năm 1972, ý tưởng về một mạng di động đã bắt đầu được triển khai. Thay vì dùng sóng radio với độ phủ cao nhưng tín hiệu yếu, các công ty viễn thông dần nghĩ tới việc chia những thành phố thành các vùng nhỏ hơn. Khi người dùng di chuyển từ vùng này sang vùng khác, cuộc gọi cũng được chuyển vùng tín hiệu tương ứng.

Khi đó, AT&T, đối thủ của Motorola, đã yêu cầu FCC (Ủy ban Truyền thông Liên Bang của Mỹ) cấp phép độc quyền về công nghệ truyền sóng di động.

Tuy nhiên, mục đích của họ không phải để phát triển điện thoại di động, mà nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh điện thoại trên xe hơi.

"Họ muốn tiếp quản công việc của chúng tôi nhưng lại làm sai hướng. Họ muốn người dùng phụ thuộc vào những chiếc xe, nơi mà chúng ta chỉ dành khoảng 5% thời gian ở đó", ông Cooper chia sẻ.

Motorola muốn chứng minh rằng việc mở ra làn sóng cạnh tranh sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển, tạo ra nhiều đổi mới hơn. Nhóm của ông Cooper bắt đầu làm việc từ thiết kế chứ không phải công nghệ.

"Thiết bị phải đủ nhỏ để bỏ vừa vào túi của bạn, và nó cũng phải đủ lớn để phù hợp khi đặt giữa tai và miệng", ông giải thích.

Ông Cooper đã cho một phóng viên xem mô hình thiết kế ban đầu. "Đây là phiên bản đầu tiên của mẫu điện thoại di động. Kích thước của nó chỉ bằng một phần mười so với thiết kế ban đầu", ông nói.

Tin liên quan
6 trào lưu đang dần biến mất trên smartphone 6 trào lưu đang dần biến mất trên smartphone

Chỉ trong 3 tháng, ông Cooper đã trực tiếp giám sát việc chế tạo một chiếc điện thoại di động có thể hoạt động được. Ông đặt tên cho nó là DynaTAC. "Bạn có thể nói chuyện trong 25 phút trước khi điện thoại hết pin", ông nói.

Vào ngày 3/4/1973, ông Cooper đã thực hiện cuộc gọi điện thoại di động dân dụng đầu tiên trên thế giới, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên.

"Tôi đã thực hiện cuộc gọi trên Đại lộ số 6 ở New York, phía trước khách sạn Hilton", ông nhớ lại.

Vậy ai là người nhận được cuộc gọi ấy? Đó là Joel Engel, đối thủ trực tiếp của Cooper tại AT&T.

"Joel, tôi đang gọi cho anh bằng chiếc điện thoại di động, nhưng là điện thoại di động thật sự, điện thoại di động cá nhân, cầm tay", đó là câu nói đầu tiên của ông Cooper dành cho đối thủ.

Ông Cooper đã rời Motorola vào năm 1983 và đã thành lập một loạt công ty trong ngành viễn thông. Ông Cooper nhận định rằng dù điện thoại di động đã đi một chặng đường dài, nhưng chỉ trong giai đoạn đầu khai thác tiềm năng của nó.

"Chúng ta mới chỉ ở bước khởi đầu. Điện thoại di động có thể sẽ giúp cách mạng hóa nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế...", ông Cooper nói.

Hiện tại, ở độ tuổi 92, ông Cooper vẫn thường xuyên luyện tập thể dục và đi bộ. Kể về cuốn sách mới ra mắt của mình, ông cho biết Hollywood đã mua bản quyền để dựng thành phim.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt hành động 'ngăn chặn vô lý' các ứng dụng

Trung Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt hành động 'ngăn chặn vô lý' các ứng dụng

TGVN. Ngày 6/1, Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt hành động "ngăn chặn vô lý" các ứng dụng của Trung Quốc.

Đáng lo ngại khi học sinh được sử dụng điện thoại di động trong trường học?

Đáng lo ngại khi học sinh được sử dụng điện thoại di động trong trường học?

TGVN. Thông tư 32 ban hành Điều lệ trường THCS, THPT của Bộ Giáo dục và Đạo tạo chỉ cho phép học sinh sử dụng ...

(theo Dân trí)

Đọc thêm

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu Ligue 1 vòng 30 - Nice vs Lorient; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE ...
Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Sáng nay, 19/4, tại Trường quay Báo Thế giới & Việt Nam diễn ra Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động