TIN LIÊN QUAN | |
Ba Lan ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông theo Luật Quốc tế | |
ASEAN, Trung Quốc có trách nhiệm phi quân sự hóa Biển Đông |
Các chuyên gia trình bày trong phiên mở đầu hội thảo. (Ảnh: Minh Châu/TGVN) |
Tham dự hội thảo có hơn 50 diễn giả trong nước và quốc tế, là các chuyên gia, học giả, các quan chức chính phủ và các luật sư.
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Vũ Tùng, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định: “Tôi tin chắc rằng hội thảo này sẽ là cơ hội tuyệt vời cho tất các các khách mời có thể trao đổi ý tưởng, học tập lẫn nhau, rút ngắn sự khác biệt về trình độ phát triển trong khu vực và đặc biệt là làm sâu sắc thêm quyết tâm để đương đầu với bất cứ tình huống pháp lý nào”.
Theo ông Vũ Tùng, hiện nay các nước châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới đòi hỏi chúng ta phải đánh giá, xem xét lại và hiểu sâu hơn về luật quốc tế. Bởi vậy, hội nghị lần này tập trung vào nhiều lĩnh vực luật quốc tế được các nước cùng quan tâm, như việc làm sao để tăng cường thúc đẩy hợp tác khu vực trong thương mại và đầu tư quốc tế; xử lý, giải quyết các xung đột hàng hải và tranh chấp chủ quyền bằng biện pháp hòa bình nhằm duy trì sự ổn định trong khu vực; cách áp dụng, thực thi luật nhân quyền và luật nhân đạo trong bối cảnh mới; thực thi pháp luật về môi trường sau Hiệp định Paris; tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; các tác động pháp lý của TPP; cơ hội và thách thức của khu vực sau khi Cộng đồng ASEAN thành lập.
Toàn cảnh hội thảo ngày 14/6. (Ảnh: Minh Châu/TGVN) |
Trong bài phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Nguyễn Thị Thanh Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật và Điều ước, Bộ Ngoại giao, khẳng định: “Là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn theo đuổi chính sách đối ngoại là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn tuân thủ tất cả các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, bao gồm điều khoản nghiêm cấm việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia”.
Đồng thời, bà Thanh Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết quốc tế, mà trong đó, Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện, coi như kim chỉ nan cho sự hội nhập quốc tế của mình. Chính vì vậy, bà Thanh Hà cho rằng hội thảo lần này là một minh chứng thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc phát triển, thực thi có hiệu quả các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong quá trình hội nhập.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đơn phương đòi chủ quyền trên Biển Đông, vi phạm các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (1982).
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu sẽ tham gia 6 phiên thảo luận với nhiều chủ đề quan trọng, bao gồm: luật thương mại và đầu tư, luật môi trường quốc tế, trọng tài thương mại quốc tế, nhân quyền, quyền sở hữu trí tuệ, tư pháp quốc tế, luật biển, nghĩa vụ thực thi luật pháp quốc tế của quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ASEAN sau năm 2015.
Dự kiến hội thảo sẽ kết thúc vào chiều mai (15/6).
Công tác pháp luật quốc tế đạt nhiều kết quả Ngày 8/1, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2016 theo hình thức trực tuyến ... |
Ra mắt Ban vận động thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam Chiều ngày 16/1, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức buổi lễ ra mắt Ban vận động thành lập Hội Luật ... |
Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 dưới góc độ luật quốc tế Chiếu theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu ... |