Châu Á – tiếp tục là động lực cho tăng trưởng toàn cầu

Kinh tế thế giới, trong đó có các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chững lại đã khiến cho nhiều người đặt câu hỏi liệu các nền kinh tế châu Á có còn là đầu tàu của kinh tế thế giới?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chau a tiep tuc la dong luc cho tang truong toan cau Kinh tế châu Á bước vào thời kỳ gian khó
chau a tiep tuc la dong luc cho tang truong toan cau Châu Á bước vào thời kỳ khó tăng trưởng

Tác giả Juzhong Zhuang và Ganeshan Wignaraja làm việc tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết đăng tải trên tờ Jakarta Post ngày 3/6.

Giai đoạn khó khăn

Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, nhiều quốc gia đã phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng của mình và tập trung các nỗ lực để ứng phó với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Có nhiều ý kiến cho rằng, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới và các quốc gia cần phải có chiến lược phát triển phù hợp.

Tuy nhiên, ở châu Á, tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức bình quân là 6,5% trong 5 năm qua và châu Á vẫn cho thấy là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Nếu đem so sánh với các nước đang phát triển ở các khu vực khác trên thế giới cùng mức tăng bình quân là 3,4% và các nước công nghiệp phát triển tăng trưởng bình quân là 1,6% trong cùng thời kỳ, thì sự phát triển của các nền kinh tế châu Á vẫn ở mức cao. Mặc dù mức tăng trưởng này đã giảm đi nhiều so với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,6% trong những năm 2000.

chau a tiep tuc la dong luc cho tang truong toan cau
Nền kinh tế Trung Quốc suy giảm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ của thế giới. (Nguồn: Economic Times)

Nguyên nhân của sự suy giảm kinh tế toàn cầu cũng như khu vực được đánh giá là do nhu cầu giảm, ảnh hưởng đến xuất khẩu của các nền kinh tế mở. Hơn nữa, sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc cũng đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ các loại nguyên, nhiên liệu của thế giới. Một nghiên cứu mới đây của ADB cho thấy, năng suất lao động của khu vực đã giảm từ mức 7,4% trong vòng 7 năm giai đoạn trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008) xuống còn 7,1% trong vòng 7 năm sau khi xảy ra khủng hoảng.

Nhưng… bi quan là sai lầm

Có một số điểm sáng mà chúng ta hy vọng các nền kinh tế châu Á vẫn sẽ giữ vai trò đầu tàu của kinh tế thế giới.

Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc vẫn đà suy giảm trong những năm tới nhưng mức độ sẽ giảm bớt. Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để duy trì tăng trưởng, trong đó tích cực đầu tư, đổi mới ngành công nghiệp để bù đắp những tác động từ sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động. Đây thực sự là một trong những ưu tiên mới trong kế hoạch 5 năm (2016-2020) của Bắc Kinh. Đồng thời Chính phủ nước này cũng đang điều chỉnh tốc độ tăng trưởng từ việc phụ thuộc vào xuất khẩu sang kích thích tiêu dùng trong nước, đầu tư phát triển ngành du lịch, dịch vụ để tạo ra tăng trưởng bền vững hơn.

Thứ hai, nhiều nền kinh tế châu Á khác tiếp tục phát triển mạnh mẽ, được hưởng lợi từ những nỗ lực cải cách của các chính phủ và trong thời gian tới, tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ được tạo ra chủ yếu từ các nền kinh tế này.

Ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á có nhiều nền kinh tế đã có mức tăng trưởng ấn tượng đó là Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Philippines. Ấn Độ là một ví dụ điển hình cho sự phát triển nhanh chóng, quốc gia này đã tích cực ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ công nghệ thông tin.

Hiện nay, Ấn Độ đang tích cực thúc đẩy sản xuất và liên kết trên toàn cầu. Bên cạnh các quốc gia trên, Indonesia cũng đang cố gắng thay đổi từ nền kinh tế phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên sang ưu tiên tập trung cho sản xuất. Các quốc gia khác như Campuchia, Lào, Myanmar với tốc độ tăng trưởng bình quân 7-8% mỗi năm cũng đang cố gắng để bắt kịp với các quốc gia khác trong ASEAN.

chau a tiep tuc la dong luc cho tang truong toan cau
Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ là 3 nền kinh tế hàng đầu châu Á. (Nguồn: Economic Times)

Thứ ba, khu vực châu Á đã có bài học kinh nghiệm xương máu từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1998 và đã có các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu tác động rủi ro tài chính và tăng cường khả năng phục hồi khi bị tác động từ bên ngoài. Chính phủ các quốc gia châu Á đang tích cực có các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường sự giám sát đối với các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính. Sự hội nhập kinh tế khu vực ngày càng được đẩy mạnh, các thị trường kinh tế khu vực ngày càng được gắn kết với nhau qua sự phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu, các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh.

Thứ tư, khu vực châu Á vẫn còn nhiều cơ hội, tiềm năng để có thể bắt kịp với các nước tiên tiến. Trong năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia châu Á đạt 4.796 USD so với mức thu nhập bình quân đầu người của toàn thế giới là 10.139 USD và so với các nước thuộc khối OECD là 35.768 USD. Hầu hết các nền kinh tế châu Á vẫn còn ở mức là nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình thấp. Đáng chú ý, các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Hong Kong (Trung Quốc) đã đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9% trong những năm 1960-1980 trước khi họ trở thành các nền kinh tế công nghiệp mới.

Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đang nỗ lực cải cách thương mại và cơ chế đầu tư, tích cực ưu tiên quản lý kinh tế vĩ mô, tài chính công, quy chế tài chính và quản trị khu vực công… Những cải cách này sẽ tạo ra việc phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường khả năng ứng phó của nền kinh tế đối với những tác động tiêu cực từ bên ngoài và đặt nền móng cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển hiệu quả hơn nữa.

Nghiên cứu của ADB kết luận rằng, với sự đổi mới mạnh mẽ của các quốc gia châu Á, tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực sẽ tăng thêm bình quân 1% trong vòng 10 năm tới. Do đó, thái độ bi quan với tiềm năng tăng trưởng của kinh tế châu Á là sai lầm. Với việc cải cách và thực thi các chính sách hiệu quả, khu vực này có thể và sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

chau a tiep tuc la dong luc cho tang truong toan cau Khai mạc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 8

Sáng nay (6/6), Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ (S&ED) lần thứ 8 đã khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, ...

chau a tiep tuc la dong luc cho tang truong toan cau “Giấc mơ châu Á – Thái Bình Dương” của Chủ tịch Trung Quốc

Tân Hoa Xã đưa tin, trong khuôn khổ các hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), ...

chau a tiep tuc la dong luc cho tang truong toan cau TPP không hiệu quả khi thiếu Nga và Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Quốc trước khi tới Bắc Kinh tham dự Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác Kinh tế ...

Thu Hiền (tổng hợp)

Đọc thêm

U23 châu Á 2024: HLV U23 Iraq Radhi Shenaishil tự tin trước U23 Indonesia

U23 châu Á 2024: HLV U23 Iraq Radhi Shenaishil tự tin trước U23 Indonesia

Đánh giá cao U23 Indonesia nhưng HLV Radhi Shenaishil của U23 Iraq tuyên bố đội bóng của ông sẽ đánh bại đối thủ để giành quyền dự Olympic Paris 2024.
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) là nơi tập hợp những ý tưởng vô tận với ...
Hướng dẫn cách nén video trên iPhone giúp tiết kiệm dung lượng

Hướng dẫn cách nén video trên iPhone giúp tiết kiệm dung lượng

Việc nén video trên iPhone giúp bạn tiết kiệm dung lượng lưu trữ và dễ dàng chia sẻ video qua mạng xã hội hoặc email mà không bị giảm chất ...
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
4 cách bật đèn pin iPhone ngoài màn hình khóa siêu đơn giản

4 cách bật đèn pin iPhone ngoài màn hình khóa siêu đơn giản

Biết được những cách bật đèn pin iPhone ngoài màn hình khóa bên dưới, bạn sẽ có thể dễ dàng tạo cho mình một chiếc đèn pin để sử dụng ...
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động