![]() |
Một cuộc thảo luận nhóm tại Diễn đàn Bác Ngao năm nay ở Hải Nam, miền Nam Trung Quốc đã xem xét những thách thức về quản trị toàn cầu của công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Shutterstock Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock) |
Theo South China Morning Post, tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao diễn ra tại Hải Nam, Trung Quốc, các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận về cách thế giới có thể xây dựng các mô hình quản trị hiệu quả cho tất cả các quốc gia.
Giáo sư Zeng Yi, Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc và thành viên cơ quan cố vấn AI cấp cao của Liên hợp quốc, nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Mỹ có thể học hỏi lẫn nhau để xây dựng các giao thức an toàn cho AI, nếu Washington điều chỉnh cách tiếp cận cạnh tranh. Ông cho rằng việc Mỹ hạn chế Trung Quốc tham gia vào mạng lưới an toàn AI quốc tế là quyết định sai lầm, đồng thời khẳng định công nghệ này có thể tạo ra một thế giới chung cho cả hai quốc gia.
An toàn và đạo đức AI là trọng tâm của diễn đàn năm nay, thu hút sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao, học giả và doanh nghiệp. Zeng Yi nhấn mạnh sự cần thiết của hợp tác song phương để củng cố rào cản an toàn trong AI, không chỉ dựa vào chính phủ mà còn thông qua sự kết nối giữa doanh nghiệp hai nước. Ông khẳng định an toàn và phát triển AI không mâu thuẫn mà có thể cùng tồn tại.
Các chuyên gia đồng thuận rằng việc quản trị AI cần có các thể chế toàn cầu và cơ chế tiêu chuẩn hóa chung. Zhang Yaqin, Trưởng khoa tại Viện nghiên cứu AI của Đại học Thanh Hoa, đề xuất thành lập hai cơ quan chính: một cơ quan tập trung vào phát triển và quản lý công nghệ, và một cơ quan điều phối chính sách để thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia.
Trung Quốc đã khẳng định vai trò trong lĩnh vực này với sự kiện DeepSeek công bố mô hình AI mã nguồn mở vào tháng 1, thu hút sự quan tâm quốc tế. Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh về AI tại Seoul vào tháng 5/2024, khi Mỹ và một số nước thành lập mạng lưới an toàn AI quốc tế, Trung Quốc không tham gia. Điều này, theo ông Zeng Yi, nhấn mạnh sự cần thiết của một nền tảng toàn diện hơn như Liên hợp quốc, nơi mọi quốc gia – bao gồm cả các nước thu nhập thấp và trung bình – có thể đóng góp tiếng nói.
Về phía Chính phủ Trung Quốc, với cam kết thúc đẩy AI có trách nhiệm, thông qua các chương trình đào tạo cho các nước đang phát triển và xây dựng mạng lưới nghiên cứu rộng khắp, đặc biệt trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, nước này kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên, bao gồm cả Mỹ, nhưng không tìm cách thống lĩnh toàn bộ lĩnh vực này.
Giáo sư Jiang Xiaojuan, Đại học Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định sự xuất hiện của DeepSeek đã góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh thay vì độc quyền trong AI, từ đó giảm bớt lo ngại về kiểm soát công nghệ. Theo bà, trong một thị trường cạnh tranh thực sự, nhiều vấn đề có thể tự giải quyết mà không cần đến các cuộc thảo luận chính trị cấp cao.
Việc Trung Quốc và Mỹ có thể hợp tác để bảo đảm an toàn AI hay không vẫn là câu hỏi mở, nhưng rõ ràng, một cơ chế quản trị toàn cầu linh hoạt và thích ứng sẽ là chìa khóa để theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ này.
![]()
| Một quốc gia châu Á cấm sử dụng mô hình AI của DeepSeek Ngay sau khi chính phủ Hàn Quốc kêu gọi hạn chế sử dụng các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) với lý do an ... |
![]()
| Diễn đàn châu Á-Bác Ngao: Một bức tranh khác Diễn đàn châu Á-Bác Ngao 2025 phản ánh nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự phát triển và vị thế của châu Á, ... |
![]()
| Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2025 bế mạc với những đồng thuận trên 5 phương diện Sau 4 ngày làm việc, chiều 28/3, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2025 đã bế mạc tại thị trấn ... |
![]()
| Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh? Giáo sư John Keane - khoa Chính trị tại Đại học Sydney (Australia) nhận định trong bài viết trên SCMP, với việc Mỹ tiếp tục ... |
![]()
| Chỉ cần thêm 3 tháng, Trung Quốc sẽ ‘đuổi kịp’ Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo Theo Giám đốc điều hành Lee Kai-fu của Công ty 01.AI, Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân ... |