Nhỏ Bình thường Lớn

Chìa khóa để ASEAN+3 tránh các cú sốc hậu Covid-19

TGVN. Thách thức chưa từng có tiền lệ mà đại dịch Covid-19 đặt ra đối với ASEAN+3 (gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và 3 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) đã nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của hợp tác tài chính khu vực.
cach giup asean3 tranh cac cu soc hau covid 19
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3. (Nguồn: Internet)

Sáng kiến Chiềng Mai - nền tảng hợp tác

Để thực hiện được mục tiêu hợp tác tài chính khu vực, những sửa đổi gần đây đối với thỏa thuận hoán đổi tiền tệ khu vực sẽ giúp các nền kinh tế châu Á tránh được các cú sốc kinh tế và tài chính.

Hệ thống tài chính quốc tế hiện đại xuất hiện sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc. Kể từ đó, hệ thống tài chính quốc tế tiếp tục được định hình bởi những cuộc khủng hoảng lịch sử mà gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Đại dịch Covid-19 đang đặt hệ thống tài chính toàn cầu vào một cuộc thử nghiệm cam go nữa. Thách thức chưa từng có tiền lệ do Covid-19 gây ra này đối với khu vực ASEAN+3 đã nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của hợp tác tài chính khu vực.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, các nền kinh tế thuộc khu vực ASEAN+3 đã ra sức tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh tài chính khu vực. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 thường niên đã trở thành tâm điểm đối với quá trình hợp tác khu vực với mục đích nhằm tăng cường tính bền vững và khả năng thích ứng của hệ thống tài chính và kinh tế.

Để đạt được điều này, hồi năm 2000, các nước ASEAN+3 đã quyết định thành lập Sáng kiến Chiềng Mai (CMI) đóng vai trò như một mạng lưới an ninh tài chính khu vực. CMI bao gồm các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương giữa các nước ASEAN+3 nhằm cung cấp khả năng thanh toán bằng đồng USD cho các nước thành viên khi cần thiết và khi có nhu cầu hỗ trợ tài chính bổ sung từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tháng 3/2010, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, CMI đã phát triển thành Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM). Theo đó, một cơ quan hoạch định tập trung sẽ chịu trách nhiệm giám sát các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương của các nước tham gia theo tinh thần một thỏa thuận chung. Quy mô cam kết ban đầu của thỏa thuận CMIM là 120 tỷ USD.

Kể từ khi được thiết lập, thỏa thuận CMIM được sửa đổi hai lần: Lần thứ nhất vào năm 2014 và đã nâng cấp quy mô thỏa thuận CMIM lên gấp đôi, thành 240 tỷ USD, đồng thời tăng tỷ lệ hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên với số lượng hỗ trợ tối đa từ 20% lên 30% khi không có sự hỗ trợ tài chính từ IMF.

Lần sửa đổi thỏa thuận CMIM thứ hai có hiệu lực vào tháng 6 vừa qua, nhằm thúc đẩy sự linh hoạt lớn hơn trong quá trình hỗ trợ tài chính cho các nước tham gia với sự hỗ trợ tài chính của IMF đồng thời tăng cường phối hợp với IMF.

Cùng vượt qua đại dịch

Tại hội nghị diễn ra gần đây nhất vào ngày 18/9, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của ASEAN+3 đã trao đổi quan điểm về triển vọng kinh tế khu vực và toàn cầu, cũng như các chính sách ứng phó trước những thách thức và rủi ro nảy sinh từ đại dịch Covid-19.

Trong những tháng qua, các nhà hoạch định chính sách khu vực đã triển khai các biện pháp đặc biệt liên quan tới đại dịch dưới hình thức hỗ trợ tài chính, tiền tệ và tín dụng đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp; tạo điều kiện duy trì một thỏa thuận pháp lý hoãn nợ cho các nước trong thời kỳ dịch bệnh cũng như tăng cường khả năng thanh khoản đối với hệ thống tài chính khu vực.

Những lần sửa đổi CMIM nói trên, vốn sẽ có hiệu lực khi tất cả các nước ASEAN+3 hoàn thành quá trình ký kết, giúp tăng cường vai trò của CMIM như một cơ chế tin cậy và bền vững để tự hỗ trợ các nước thành viên trong khu vực, đồng thời củng cố tầm quan trọng và mối liên quan của CMIM trong mạng lưới an ninh tài chính toàn cầu.

Kể từ khi bùng phát, đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề đối với cả đời sống người dân lẫn hoạt động kinh tế của các nước. Trong khu vực ASEAN+3, các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn cần thiết để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Với một nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối hơn, sự gián đoạn trong các chuỗi cung ứng quốc tế và những thách thức mà nhiều nền công nghiệp đang đối mặt đã cho thấy tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng chống chọi của khu vực trước các cú sốc kinh tế và tài chính.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế của nhiều nước được dự báo sẽ sụt giảm mạnh trong năm 2020, song nền kinh tế các nước ASEAN+ 3 được kỳ vọng sẽ phục hồi kịp thời và đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy sự phục hồi đang diễn ra.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, các nước ASEAN+3 sẽ vẫn thận trọng và lên kế hoạch tỉ mỉ để dần gỡ bở các biện pháp khống chế dịch bệnh nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính của khu vực.

Tin tức ASEAN sáng 8/10: ASEAN tiếp tục nhấn mạnh quan điểm về Biển Đông, Indonesia vẫn là tâm dịch Covid-19

Tin tức ASEAN sáng 8/10: ASEAN tiếp tục nhấn mạnh quan điểm về Biển Đông, Indonesia vẫn là tâm dịch Covid-19

TGVN. ASEAN tiếp tục nhấn mạnh quan điểm về Biển Đông, tình hình dịch Covid-19 tại Myanmar, Indonesia diễn biến phức tạp... là những nội ...

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về An ninh mạng lần thứ 5 (AMCC-5)

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về An ninh mạng lần thứ 5 (AMCC-5)

TGVN. Tại Hội nghị, Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các cơ chế hợp ...

SOM ASEAN: Hài lòng với những kết quả hợp tác ASEAN từ đầu năm đến nay

SOM ASEAN: Hài lòng với những kết quả hợp tác ASEAN từ đầu năm đến nay

TGVN. Ngày 7/10, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng đoàn Quan chức Cao cấp ASEAN-Việt Nam, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến ...