Chùa Pháp Môn tọa lạc ở thị trấn Pháp Môn, huyện Phù Phong, TP. Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Theo truyền thuyết, năm 268 - 232 trước Công nguyên, sau khi Vua A Dục thống nhất Ấn Độ để truyền bá chánh pháp, đức vua đã cử nhiều phái đoàn đem xá lợi Đức Phật đến các nước để xây tháp tôn thờ.
Tại Trung Quốc có 19 nơi được đón nhận tôn thờ xá lợi Phật, chùa Pháp Môn là một trong 19 nơi như vậy.
|
Toàn cảnh tháp Hiệp Chưởng và Quảng trường Vạn Phước. (Ảnh: D.L) |
Chùa Pháp Môn vốn có tên là A Dục Vương Tự. Năm 625, Đường Cao Tổ Lý Uyên ra sắc phong trùng tu và đổi tên thành “Pháp Môn Tự”. Kể từ lúc mới được thành lập cho đến nay, chùa Pháp Môn đã trải qua nhiều cuộc thịnh suy, bị hư hại rồi lại được trùng tu rất nhiều lần.
Ngày 8/4/1987, Ban Trùng tu Bảo tháp đã phát hiện ra địa cung dưới lòng đất Bảo tháp. Trong Bảo tháp có cất giữ xá lợi ngón tay Phật cùng 2.499 văn vật của Phật Giáo, trong đó có 121 vật bằng vàng bạc.
Năm 2001, Khu văn hóa Phật Giáo Pháp Môn tự được xây dựng với quy mô to lớn gồm hai bộ phận là khu triển lãm văn hóa Phật Giáo và khu phục vụ tổng hợp.
Ngày 9/5/2009, đại lễ khánh thành Bảo tháp Hiệp Chưởng và an vị Xá lợi Ngón tay Phật tại chùa Pháp Môn được long trọng tổ chức. Xá lợi ngón tay Đức Phật Thích Ca từ đây được an vị vĩnh viễn trong Bảo tháp Hiệp Chưởng.
|
Phối cảnh chùa Pháp Môn. (Nguồn: phattuvietnam.net) |
Hiện tại, quần thể chùa Pháp Môn bao gồm, bên cạnh ngôi chính điện nguy nga, ngôi tháp 13 tầng cao 148m và nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đặc biệt nhất phải kể đến Viện bảo tàng chùa Pháp Môn, nơi trưng bày những bảo vật, di vật được tìm thấy trong địa cung của chùa cùng những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật Phật giáo qua các triều đại lịch sử.
Tuy nhiên, do yêu cầu của công tác bảo tồn, muốn chiêm bái linh cốt xá lợi ngón tay Phật, du khách phải tới đây vào thứ 7, chủ nhật hoặc các ngày lễ. Còn những ngày khác, du khách chỉ được ngắm hình ảnh mô phỏng.
Hàng năm, chùa Pháp Môn thu hút rất đông khách hành hương trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật.
Một số hình ảnh chùa Pháp Môn:
|
Các hồ nước tượng trưng cho sự gột rửa tâm trí trước khi vào chánh điện. (Ảnh: D.L) |
|
Hai bên lối vào rộng là tượng đồng khổng lồ của các La Hán, Bồ Ttát. (Ảnh: D.L) |
|
Ngôi tháp 13 tầng cao 148m bên trong quần thể Chùa. (Ảnh: D.L) |
|
Phóng viên trước sảnh chùa Pháp Môn. |
|
Với giá10 NDT (khoảng 33.000 đồng Việt Nam), du khách có thể mua được 3 túi ngũ cốc để đặt lên các ban thờ cầu may. (Ảnh: D.L) |
|
Trước khi vào chính điện, du khách cần đeo túi vải bên ngoài giày để giữ cho chính điện luôn sạch sẽ. (Ảnh: D.L) |
|
Rời khu chính điện, du khách sẽ sang khu bảo tháp tháp Hiệp Chưởng cao 148m, nơi thờ xá lợi ngón tay Phật. (Ảnh: D.L) |
|
Ở đây trưng bày các hộp đựng xá lợi mô phỏng theo nguyên mẫu. (Ảnh: D.L) |
|
Phía dưới tháp có địa cung được phát lộ năm 1987. (Ảnh: D.L) |
|
Các hộp lưu giữ xá lợi Phật được trưng bày tại đây. Đây là hộp cất giữ 1 trong 4 xá lợi, có 7 lớp, trong đó có 3 lớp bằng bạc, 2 lớp bằng vàng và 2 lớp bằng gỗ. (Ảnh: D.L) |
|
Hộp cất giữ xá lợi Phật 4 lớp, gồm vàng, bạc, ngọc, thủy tinh. (Ảnh: D.L) |
|
Cây trượng của Đức Phật làm bằng vàng (2 lượng) và bạc (58 lượng), dài 1,6m. (Ảnh: D.L) |
|
Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nhiều cố vật quý như đĩa ngọc lưu ly, đồ gốm mật sắc, đồ đồng, vàng, bạc... chỉ được dùng cho vua chúa. (Ảnh: D.L) |