Nhỏ Bình thường Lớn

'Chiến dịch' phá vây của Nga bị chặn đứng, phi USD hóa tưởng dễ mà khó không tưởng, Moscow có kế sách mới?

Nỗ lực phi USD hóa của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không thể diễn ra theo kế hoạch. Hàng tỷ USD lợi nhuận từ việc bán dầu của Nga đang bị mắc kẹt trong các ngân hàng Ấn Độ - nỗ lực của Moscow nhằm ngừng sử dụng đồng USD trong thương mại quốc tế "trúng đòn độc" của phương Tây.
'Chiến dịch' phá vây của Nga bị chặn đứng, phi USD hóa tưởng dễ mà khó không tưởng, Moscow có kế sách mới?
'Chiến dịch' phá vây của Nga bị chặn đứng, phi USD hóa tưởng dễ mà khó không tưởng, Moscow có kế sách mới? (Nguồn: Reuters)

Lâu nay, các loại hàng hóa từ dầu, vàng… cho đến lúa mì như thông lệ, phần lớn được giao dịch trên toàn cầu bằng USD - đồng tiền dự trữ số 1 của thế giới.

“Trúng đòn” trừng phạt của phương Tây

Tin liên quan
Kinh tế Anh rơi vào vùng xoáy khủng hoảng, Kinh tế Anh rơi vào vùng xoáy khủng hoảng, 'vũ khí' của London phản tác dụng, lỗi tại Brexit?

Tuy nhiên, hệ thống tài chính Nga về cơ bản đã bị cô lập sau khi “trúng đòn” trừng phạt của phương Tây - áp đặt sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine (2/2022).

Nga đã gần như không thể thực hiện các giao dịch bằng đồng bạc xanh, do đó bị hạn chế hầu hết các giao dịch thương mại quốc tế.

Tổng thống Putin đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách bán dầu cho các “quốc gia thân thiện” như Trung Quốc và Ấn Độ để thu về đồng nội tệ của chính đối tác, bao gồm NDT và Rupee.

Giải pháp này của Nga có lúc đã làm dấy lên thông tin rằng, đồng USD sẽ bị suy yếu sức mạnh trên thị trường quốc tế, do sự lấn lướt của các đồng nội tệ từ các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ.

Trong bối cảnh, Trung Quốc lâu nay vẫn tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của đồng USD trong thương mại thế giới, bằng cách tăng cường các giao dịch quốc tế bằng NDT. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã thuyết phục được các nhà lãnh đạo ở Trung Đông, vùng Vịnh cho phép mua dầu và khí đốt bằng đồng NDT. Một số báo cáo thậm chí đã chỉ ra rằng, một số thỏa thuận song phương bằng đồng NDT có thể đang được thực hiện.

Tuy nhiên, những nỗ lực phá vòng vây trừng phạt của Nga, bằng cách phi USD hóa thương mại song phương với người mua hàng khổng lồ - Ấn Độ dường như đã bị “chặn đứng” bởi các đòn phủ đầu của phương Tây, đến giờ mới phát tác – liên quan vai trò thống trị của đồng USD. Do các ngân hàng Nga bị phương Tây trừng phạt, loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

“Chiến dịch thương mại ở giai đoạn đầu có vẻ suôn sẻ - và hiện tại, Nga đã trở thành một trong những nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Ấn Độ và đạt doanh thu hàng tỷ USD. Nhưng thành công của kế hoạch này mới chỉ dẫn đến việc tài sản của Nga bằng đồng Rupee đang được tích “đầy két” ở các ngân hàng Ấn Độ - lên tới 1 tỷ USD mỗi tháng.

Nhưng rắc rối là, Moscow vẫn không thể lấy ra để sử dụng do các hạn chế của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (BRI), ngăn cản các công ty Nga chuyển đồng nội tệ Ấn Độ về Nga và chuyển chúng thành đồng Ruble.

Nhà kinh tế Timothy Ash và cộng sự của Chương trình Nga và Âu Á tại Anh bình luận, các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Nga vừa tái khẳng định đồng USD vẫn đang là “vua”.

“Đơn giản là chưa có giải pháp thanh toán quốc tế nào nhanh chóng cho Nga, Trung Quốc hay một nước nào khác, khi trên toàn cầu đồng USD của Mỹ vẫn giữ được độ tin cậy nhất định", chuyên gia Timothy Ash bình luận.

Vậy tại sao đồng USD vẫn được thị trường tin tưởng để có thể tự do chuyển đổi, còn đồng Rupee thì không?

Ấn Độ vận hành một tài khoản chỉ có thể chuyển đổi một phần, trong đó đồng Rupee có thể được hoán đổi lấy ngoại tệ và ngược lại nhưng trong một giới hạn nhất định. “Lo ngại về sự ổn định của tỷ giá hối đoái là trở ngại chính đằng sau sự miễn cưỡng của chính phủ Ấn Độ trong việc chuyển đổi hoàn toàn đồng Rupee.

Ngoài ra, giá cả ổn định là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất để quốc tế hóa một loại tiền tệ. Một lo ngại nữa là việc quốc tế hóa đồng Rupee của Ấn Độ có thể hạn chế khả năng quản lý nguồn cung tiền trong nước của RBI và ảnh hưởng đến lãi suất theo hoàn cảnh kinh tế vĩ mô hiện hành”, chuyên gia Aditya Bhan thuộc Observer Research Foundation phân tích.

Có tiền, tiêu cũng khó

Do những hạn chế trên, có thể đã có tới một tài sản lớn, tương đương 39 tỷ USD bị kẹt trong tài khoản của ngân hàng Ấn Độ. “Đây là một vấn đề”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chia sẻ với các phóng viên ở bang Goa, Ấn Độ.

"Chúng tôi cần sử dụng số tiền này. Nhưng để làm được điều đó, số tiền Rupee cần phải được chuyển đổi sang loại tiền tệ khác và vấn đề này hiện đang được thảo luận". Mới đây, Ngoại trưởng Lavrov dường như đã thừa nhận bị “bó tay” trong nỗ lực giải cứu số tài sản khổng lồ này.

Tin liên quan
Giá vàng hôm nay 22/9/2023: Giá vàng thế giới chao đảo, trong nước giảm sâu, áp lực bán mạnh, nên mua vào? Giá vàng hôm nay 22/9/2023: Giá vàng thế giới chao đảo, trong nước giảm sâu, áp lực bán mạnh, nên mua vào?

"Chúng tôi đã nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar ở Jakarta và thảo luận về các vấn đề song phương, bao gồm cả những vấn đề như cơ chế thanh toán giữa Nga và Ấn Độ.

Trong tình hình hiện tại, hàng tỷ Rupee tiền hàng của Nga đã tích lũy tại Ấn Độ, nhưng vẫn chưa tìm được cách để lấy ra sử dụng, những người bạn Ấn Độ của chúng tôi đã đảm bảo rằng, họ sẽ giới thiệu cho chúng tôi những lĩnh vực đầy hứa hẹn để có thể đầu tư”, Bộ trưởng Lavrov cho biết.

Quả thực, để sử dụng được hàng tỷ Rupee nói trên, sự lựa chọn duy nhất của Nga vào lúc này là chi tiêu hoặc đầu tư vào Ấn Độ. Nhưng lại có vấn đề rằng, trong mối quan hệ thương mại không cân bằng giữa New Delhi và Moscow, Ấn Độ không có nhiều thứ thích hợp mà Nga cần, khiến Điện Kremlin không thể chi tiêu số tiền này bằng cách mua hàng.

Thực tế, ngoài dầu mỏ, Nga là một trong những nhà cung cấp vũ khí và khí tài quân sự hàng đầu cho Ấn Độ. Theo dữ liệu của Factly, từ tháng 4/2022 đến tháng 2/2023, nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga đạt 41,56 tỷ USD, bao gồm cả nhập khẩu dầu thô tăng hơn 900% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, xuất khẩu của nước này sang Nga chỉ đạt 3 tỷ USD.

Điều này có nghĩa là khối lượng tài sản của Nga trong quỹ bị phong tỏa tại Ấn Độ có thể tương đương hàng chục tỷ USD, Alexander Knobel, Giám đốc Viện Kinh tế quốc tế và tài chính thuộc Bộ Phát triển Kinh tế Nga cho biết. Tình hình trở nên trầm trọng hơn do Ấn Độ vốn có “truyền thống” thâm hụt thương mại lớn, khiến khả năng đạt thỏa thuận thanh toán với nước thứ ba càng khó.

Tháng trước, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Mikhail Zadornov và cũng từng là Giám đốc một trong những ngân hàng lớn nhất nước này, cho rằng, việc tạm thời chưa được hoàn lại các khoản thu nhập từ xuất khẩu sang Ấn Độ là "nguyên nhân trực tiếp khiến tỷ giá hối đoái của đồng Ruble mất giá trong mùa Hè này.

Một lý do không rõ ràng khác khiến đồng Ruble suy yếu là do bị kẹt. Nga đã cung cấp dầu và các sản phẩm dầu mỏ trị giá 30 tỷ USD cho Ấn Độ trong nửa đầu năm 2023, nhưng nhập khẩu từ Ấn Độ chỉ ước tính khoảng 6-7 tỷ USD mỗi năm. “Chúng tôi không có gì để mua ở Ấn Độ, nhưng chúng tôi không thể trả lại số Rupee này vì đồng nội tệ của Ấn Độ rất khó để chuyển đổi”, ông Zadornov nói.

Nga cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng cơ chế thanh toán thay thế với các quốc gia thuộc nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nỗ lực tìm đồng tiền chung thế chỗ USD. Nhưng con đường để các nước kinh tế mới nổi hiện thực hóa kế hoạch đầy tham vọng này sẽ rất dài, dù nhiều nền kinh tế đang phát triển, nhiều quốc gia có thể đã “phát ngấy” trước sự thống trị của đồng bạc xanh đối với hệ thống tài chính toàn cầu - đặc biệt là trong bối cảnh việc tăng giá chóng mặt của đồng USD.

Giới chuyên gia cho rằng, trên thực tế, không có lựa chọn thay thế nào có thể đạt được mức độ thống trị toàn cầu như đồng USD. Việc từ bỏ đồng USD trong giao dịch thương mại không phải là điều dễ dàng, càng không thể trong “một sớm, một chiều”.

Còn như cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Paul O'Neill bình luận, ý tưởng thay thế đồng USD là điều không tưởng. Bởi lẽ, khoảng 90% giao dịch quốc tế được thực hiện bằng USD, đồng USD chiếm khoảng 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu.

Kinh tế Anh rơi vào vùng xoáy khủng hoảng, 'vũ khí' của London phản tác dụng, lỗi tại Brexit?

Kinh tế Anh rơi vào vùng xoáy khủng hoảng, 'vũ khí' của London phản tác dụng, lỗi tại Brexit?

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại Anh hiện là một trong những vấn đề có thể lấy đi số lượng lớn phiếu ủng ...

Giá vàng hôm nay 22/9/2023: Giá vàng thế giới chao đảo, trong nước giảm sâu, áp lực bán mạnh, nên mua vào?

Giá vàng hôm nay 22/9/2023: Giá vàng thế giới chao đảo, trong nước giảm sâu, áp lực bán mạnh, nên mua vào?

Giá vàng hôm nay 22/9/2023 đồng loạt giảm trên cả thị trường trong nước và thế giới. Đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng ...

Lệnh trừng phạt chống Nga: Phương Tây sắp tung thêm 'quân bài chốt hạ' - ngân quỹ Moscow bay hơi hàng tỷ USD?

Lệnh trừng phạt chống Nga: Phương Tây sắp tung thêm 'quân bài chốt hạ' - ngân quỹ Moscow bay hơi hàng tỷ USD?

Kim cương Nga sẽ bị cấm hoàn toàn ở châu Âu và các nước thuộc Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế ...

Xung đột về lợi ích, Ukraine chính thức ‘ra tay’ với các đồng minh châu Âu, đòi thỏa hiệp?

Xung đột về lợi ích, Ukraine chính thức ‘ra tay’ với các đồng minh châu Âu, đòi thỏa hiệp?

"Thẳng tay" đưa một số doanh nghiệp Đức vào danh sách các nhà tài trợ xung đột quân sự Nga-Ukraine. Đệ đơn kiện Ba Lan, ...

Giá cà phê hôm nay 22/9/2023: Giá cà phê trong nước giảm 3 phiên liên tiếp, sụt giảm nguồn cung xuất hiện tại nhiều khu vực

Giá cà phê hôm nay 22/9/2023: Giá cà phê trong nước giảm 3 phiên liên tiếp, sụt giảm nguồn cung xuất hiện tại nhiều khu vực

Một trong những khu vực xuất khẩu cà phê lớn của thế giới là châu Á và châu Đại Dương đã ghi nhận sự sụt ...

(theo Newsweek, Bloomberg)

Tin cũ hơn