Chiến lược ngoại giao của Mông Cổ: ‘Bỏ trứng vào nhiều giỏ’

Thu Trang
Hoạt động ngoại giao tích cực của Mông Cổ với các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trong thời gian gần đây, cho thấy chiến lược “bỏ trứng vào nhiều giỏ” của nước này nhằm tận dụng tối đa lợi ích từ các bên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chỉ trong vòng năm ngày, các quan chức Mông Cổ đã hội đàm cấp cao với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Ngoại giao Mông Cổ đang ngày càng tạo được dấu ấn trong khu vực khi khéo léo tránh cuốn vào cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc gay gắt, đồng thời tìm cách tối đa hóa lợi ích từ mọi phía.

Chiến lược ngoại giao của Mông Cổ: ‘Bỏ trứng vào nhiều giỏ’
Trong vòng năm ngày, các quan chức Mông Cổ đã hội đàm cấp cao với các đối tác (từ hàng trên, trái qua phải) Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Chú trọng kinh tế

Điểm sáng trong chiến lược ngoại giao “chớp thời cơ” của Mông Cổ phải kể đến là chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đến Ulan Bator từ ngày 23-25/7.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trong chuyến thăm này, bà Sherman đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược Mỹ - Mông Cổ và thảo luận những cách thức để củng cố các thể chế dân chủ, nâng cao chủ quyền và đa dạng hóa nền kinh tế của Ulan Bator.

Mặc dù là quốc gia láng giềng và có nhiều lợi ích đan xen với Trung Quốc, nhưng điều đó không làm Mông Cổ ngại ngùng khi thúc đẩy quan hệ đối tác với Mỹ.

Ưu tiên dài hạn của Mông Cổ đối với mối quan hệ này là lấy kinh tế làm trọng tâm, thông qua việc nhấn mạnh kết quả của chuyến thăm là “hai bên bày tỏ cam kết tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại”.

Trong khi bà Sherman đang ở Ulan Bator, Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai có mặt tại Nhật Bản từ ngày 21-25/7 để dự lễ khai mạc Olympic Tokyo và làm việc song phương.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Thủ tướng Mông Cổ là một trong số ít các nhà lãnh đạo nước ngoài tham dự Olympic Tokyo. Đây cũng là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và người đồng cấp Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai.

Theo hãng thông tấn Mông Cổ Montsame, trong cuộc gặp với ông Suga, ông Oyun-Erdene xác nhận Ulan Bator sẵn sàng phát triển quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác với Tokyo trong mọi lĩnh vực có thể.

Trong quan hệ với Nhật Bản, Mông Cổ một lần nữa tập trung vào các vấn đề kinh tế và đối phó với đại dịch. Trong chuyến thăm, hai bên “nhất trí về sự cần thiết phải nâng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư lên cấp độ cao hơn” và thảo luận về các dự án hợp tác kinh tế cụ thể, bao gồm xây dựng Sân bay quốc tế Ulan Bator mới, dự án đường cao tốc quanh Ulan Bator, dự án đường sắt Bogdkhan...

Trong khi đó, phía Nhật Bản lại đề cập vấn đề chiến lược hơn của cuộc gặp. Theo Kyodo News, ông Suga và ông Oyun-Erdene nhất trí rằng, Nhật Bản và Mông Cổ sẽ hợp tác để hiện thực hóa Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Rời Nhật Bản, Thủ tướng Oyen-Erdene đến Hàn Quốc hội đàm với Thủ tướng Kim Boo-kyum về các vấn đề kinh tế và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Chính sách đối ngoại đa dạng

Trong lịch trình ngoại giao bận rộn của mình, Mông Cổ vẫn không quên nước láng giềng với nhiều lợi ích sát sườn là Trung Quốc. Điều này thể hiện qua việc khéo léo xếp lịch chuyến thăm Mông Cổ của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa vào ngày 26/7, một ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ rời đi.

Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa và người đồng cấp nước chủ nhà Saikhanbayar Gursed bày tỏ sẵn sàng hợp tác chặt chẽ thông qua việc tổ chức các chuyến thăm, trao đổi và tham vấn các cấp về quốc phòng và an ninh, các cuộc tập trận chung khi tình hình dịch Covid-19 lắng xuống.

Đáng chú ý, chuyến thăm của ông Ngụy Phượng Hòa đến Ulan Bator tập trung vào kinh tế, đầu tư và quản lý đại dịch - những vấn đề mà phía Mông Cổ cũng trao đổi với phía Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Rõ ràng, Mông Cổ đang có nhu cầu phát triển nền kinh tế và điều này hiển nhiên sẽ phụ thuộc vào việc tận dụng lợi thế của vị trí địa lý gần Trung Quốc và Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của nước này.

Tuy nhiên, hoạt động ngoại giao tích cực của Mông Cổ với các “nước láng giềng thứ ba” như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là bằng chứng cho thấy Ulan Bator không muốn “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.

Với chiến lược này, Mông Cổ tận dụng tối đa chính sách đối ngoại đa dạng của mình, giống như cách mà Ulan Bator đã làm trong thời kỳ cao điểm của đại dịch và đem lại hiệu quả mua sắm vaccine tiết kiệm.

'Khoảng khắc lịch sử' trong quan hệ Israel-Morocco

'Khoảng khắc lịch sử' trong quan hệ Israel-Morocco

Ngoại trưởng Israel Yair Lapid gọi việc mở văn phòng liên lạc tại thủ đô Rabat là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan ...

Châu Á trở thành 'xương sống' của chiến lược 'Nước Anh toàn cầu'

Châu Á trở thành 'xương sống' của chiến lược 'Nước Anh toàn cầu'

Học giả Carlo Bonura* đã có bài viết trên East Asia Forum về vai trò của châu Á trong chiến lược "Nước Anh toàn cầu" ...

(theo The Diplomat)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động