TIN LIÊN QUAN | |
Âm mưu sát hại Donald Trump trước thềm đại hội Đảng | |
Tỷ lệ ủng hộ Donald Trump tăng sau vụ xả súng tại Orlando |
Bà H. Clinton cũng không là ngoại lệ. Nhưng cử tri Mỹ có vẻ không khó dự đoán chính sách của bà qua việc bà ủng hộ những gì mà Tổng thống đương nhiệm B. Obama đã làm và việc ngỏ ý trông cậy chồng là cựu tổng thống B. Clinton giúp tham mưu kinh tế, nếu bà trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.
Nền kinh tế cho ngày mai
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008 diễn ra chỉ vài tháng sau vụ ngân hàng Lehman Brothers bị phá sản, thua lỗ hơn 600 tỷ USD và tiếp đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mỹ phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế được coi là nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng năm 1929. Ông Barack Obama lên cầm quyền trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vượt qua nhiều kỷ lục và tháng 10/2009 vượt qua ngưỡng tâm lý 10 %. Sau gần hai nhiệm kỳ tổng thống, nước Mỹ được biết đến như một quốc gia bình yên với tỷ lệ tăng trưởng 2,4 % và tạo thêm được 2,7 triệu việc làm trong năm 2015. Tháng 1/2016, một năm trước khi ông Obama rời Nhà Trắng, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chỉ còn 5%. Kế thừa những thành quả của người đi trước, cựu Ngoại trưởng Mỹ không phải để tâm đến các chỉ số vĩ mô mà tập trung nhiều đến việc đảm bảo kinh tế cho tầng lớp trung lưu và tạo cơ hội cho gia đình người lao động.
Cụ thể, kế hoạch xóa chênh lệch giàu nghèo, điều hòa mối quan hệ với giới tài chính và người dân sẽ là điểm mấu chốt cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Tuy nhiên, bà hiện đang chịu sức ép trong vấn đề tăng thuế đối với những người giàu nhất và gia tăng các quy định đối với Phố Wall. Dù đã thể hiện quan điểm ủng hộ các chính sách tăng thuế với các gia đình có thu nhập cao, nhưng bà Clinton cũng đã nhận nhiều khoản đóng góp từ các công ty, bao gồm cả các ngân hàng trên Phố Wall cho hoạt động tranh cử và quỹ từ thiện.
Bà Clinton đã có kinh nghiệm vì đây là lần thứ hai bà tranh cử Tổng thống. Năm 2008, chiến dịch của bà đã bị chỉ trích là truyền tải sự ngạo mạn và quyền thế, không phù hợp với hình ảnh tiến bộ của Đảng Dân chủ. Lần này bà xuất hiện với hình ảnh của một nữ chính trị gia có sự cảm thông sâu sắc hơn và đặt nền tảng cho một chương trình nghị sự tranh cử về kinh tế được lòng dân hơn. Bà tuyên bố: “Người dân thường của nước Mỹ đang cần một người tiên phong. Tôi muốn trở thành người tiên phong đó”.
Bà H.Clinton có chủ trương kinh tế thiên tả. |
Theo một số nhà phân tích, các tuyên bố của bà Clinton đều sử dụng những ngôn từ mạnh, nhưng chưa đưa ra đề xuất chính sách cụ thể giải quyết những khó khăn của người lao động Mỹ và để giải quyết bất bình đẳng. Bà nêu: “Các gia đình đang phải chật vật để vượt qua khó khăn kinh tế, trong khi các giám đốc điều hành kiếm được gấp 300 lần mức lương của một người lao động bình thường”.
Thắng lợi trong đảng Dân chủ vừa qua một phần nhờ vào chiến dịch lắng nghe cử tri của bà. Bà Clinton đã có nhiều cuộc thảo luận bàn tròn hướng tới giai cấp lao động Mỹ - những người vẫn đang loay hoay với cuộc sống khó khăn ngay cả khi diện mạo kinh tế đất nước đã có phần cải thiện. Bà ủng hộ việc người lao động vẫn được trả lương trong những ngày phải nghỉ làm để giải quyết những việc cấp thiết của gia đình, tăng lương tối thiểu… Bà đã ca ngợi Tổng thống Obama vì đã “đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc đại suy thoái”. Cũng nhằm bảo vệ chính sách của ông Obama, bà Clinton chỉ trích sự phản đối của ông Sanders về chương trình bảo hiểm sức khỏe ObamaCare.
Trong cuộc thảo luận tại Đại học Cộng đồng Kirkwood, bà Clinton đã đề cập tới những điểm nhấn trong chiến dịch vận động tranh cử: “ Chúng ta cần tái xây dựng nền kinh tế cho ngày mai, không phải cho ngày hôm qua. Chúng ta cần tăng cường sức mạnh cho các gia đình và các cộng đồng vì đây là nơi mọi thứ khởi nguồn.” Khi công khai đề cập khoảng cách giàu nghèo và đưa ra lập luận rằng nhiều lợi ích từ nền kinh tế đang đổ sang phía những người giàu, dường như bà Clinton muốn tạo sức ép nhiều hơn lên giới trung lưu trở lên, bà muốn khai thác các khía cạnh để người lao động trực tiếp có nhiều quyền hơn. Những ý kiến này kết hợp cả chính sách phúc lợi theo mô hình kiểu Đức và Bắc Âu nhằm khuyến khích giới kinh doanh và người lao động hợp tác để cải thiện năng suất lao động.
Bà Clinton cũng khó tránh khỏi việc phải đề xuất cắt giảm thuế cho giới trung lưu. Câu hỏi chỉ là khi nào và tập trung vào cắt giảm thuế thu nhập hay chỉ hạ tỷ suất thuế. Bà cũng sẽ phải đề xuất chi phí nếu có các điều chỉnh nhằm xóa bỏ những kẽ hở trong luật thuế, thậm chí đề xuất thêm một số điều chỉnh mới... Bà ủng hộ ý tưởng mà đương kim Tổng thống B. Obama đang theo đuổi là điều chỉnh lại luật thuế có lợi cho những công dân lao động chăm chỉ và thành lập một ngân hàng hạ tầng quốc gia với nguồn vốn từ trái phiếu. Bà cũng tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ trở thành một cường quốc năng lượng sạch trong thế kỷ 21.
Hồi sau mới rõ
Bất chấp những lý do dùng để biện hộ cho việc coi nhẹ chính sách kinh tế trong tranh cử, các chuyên gia vẫn cho rằng tình hình kinh tế vào năm tranh cử sẽ có ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả bầu cử vào cuối năm. Trong khối hậu công nghiệp Âu-Mỹ-Nhật, kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng khá nhất là 2% và ngân hàng trung ương Mỹ đã lần đầu nâng lãi suất vào tháng 12/2015. Đây được coi như thành tích của chính quyền B. Obama và có lợi cho ứng cử viên Dân chủ. Nhưng thật ra, kinh tế Mỹ có đà phục hồi yếu nhất sau suy thoái 2008-2009. Dù thất nghiệp giảm chỉ còn 5%, số lao động có việc làm lại ở mức thấp nhất từ hơn 30 năm nay, lợi tức của thành phần lao động không tăng cùng năng suất kể từ năm 2008. Ngược lại, lợi tức của giới đầu tư cổ phiếu và doanh nghiệp lại tăng vọt vì biện pháp bơm tiền.
Nhìn chung, bà Clinton có chủ trương kinh tế thiên tả là tăng chi, tăng thuế nhà giàu, nâng mức lương tối thiểu và đả kích giới tài phiệt Phố Wall. Bên cạnh đó, bà Clinton chưa tỏ nhất quán trong quan điểm về việc Mỹ tham gia Hiệp định TPP. Nạn bội chi ngân sách và vay mượn quá nhiều cũng ít được chú ý. Nó sẽ tiếp tục gia tăng trong cả chục năm tới và sẽ làm suy yếu khả năng hành động của nước Mỹ.
Thực tiễn tranh cử Tổng thống ở Mỹ đã cho thấy khi tranh cử thì ứng viên nào cũng có chương trình hành động hấp dẫn, tới khi đắc cử thì mới thấy sự thật không hẳn như vậy và phải nhượng bộ lưỡng viện Quốc hội, Pháp viện tối cao và Ngân hàng Trung ương cùng các Thống đốc tiểu bang.
Lợi thế của bà Clinton là Tổng thống B. Obama muốn một người thuộc đảng Dân chủ kế nhiệm để đảm bảo các di sản của ông về kinh tế, cải cách y tế và biến đổi khí hậu tiếp tục được duy trì.
Bên cạnh đó bà H. Clinton còn trông cậy vào chồng trong việc khôi phục nền kinh tế nước Mỹ. Bà tuyên bố: “Ông ấy biết cần làm như thế nào”. Bà cho biết những hiểu biết của chồng mình sẽ đắc dụng. Vì vậy, chính sách kinh tế hoàn chỉnh của bà Clinton cụ thể thế nào phải hồi sau mới rõ.
Mỹ đẩy nhanh việc tiếp nhận người tị nạn trong năm 2016 Việc đẩy nhanh quá trình tiếp nhận người tị nạn Syria trong nửa sau của năm tài khóa 2016 sẽ giúp Mỹ sớm hoàn thành ... |
Phu nhân Tổng thống Mỹ thăm Liberia, Morocco, Tây Ban Nha Ngày 15/6, Nhà trắng thông báo Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama cùng con gái Malia và Sasha sẽ có chuyến công du tới một ... |
Lần đầu tiên, nước Mỹ sẽ do hai phụ nữ đứng đầu? Nữ Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đang cân nhắc việc trở thành ứng viên Phó Tổng thống của bà Clinton, mở ra khả năng lần ... |