TIN LIÊN QUAN | |
Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ mang tính chuẩn mực | |
Hoàn thiện giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp |
Mục đích chính của việc này là để tạo khung pháp lý thống nhất, đồng bộ nhằm đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuế và hải quan, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính minh bạch của thể chế.
Theo đó, thời gian nộp thuế của doanh nghiệp (không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm) đã giảm theo các năm. Năm 2010 còn 650 giờ/năm; năm 2011, năm 2012 còn 569 giờ/năm; năm 2013 còn 537 giờ/năm; đến cuối năm 2014 còn 167 giờ/năm và năm 2015 giảm tiếp khoảng trên 50 giờ (từ 167 giờ/năm xuống còn dưới 117 giờ/năm.
Vì sự phát triển bền vững của DN
Với phương thức thông quan điện tử, từ năm 2014, thời gian trung bình để giải phóng hàng nhập khẩu giảm từ 42 giờ xuống còn 34 giờ. Hàng xuất khẩu cũng chỉ cần 6 giờ, thay vì 16 giờ như trước. Riêng hàng luồng xanh, thời gian thông quan chỉ còn 1-3 giây. Tương tự, hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ mất vài phút thay vì hàng giờ như trước kia ở khâu giám sát hải quan.
(Nguồn: taichinhdientu) |
Bên cạnh đó, hệ thống khai thuế qua mạng tiếp tục được mở rộng. Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai cho 63 Cục Thuế và 100% các Chi cục Thuế trực thuộc. Tính đến ngày 31/8/2016, 99,6% số doanh nghiệp đang thuộc diện quản lý thuế đã thực hiện khai thuế qua mạng internet, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế đạt tỷ lệ 95,31%; số lượng doanh nghiệp thực tế sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử đạt trên 95,7%; có 43 ngân hàng thương mại tham gia phối hợp thu thuế điện tử trên toàn quốc.
Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) đã được triển khai tại 34/34 cục hải quan tỉnh, thành phố trên toàn quốc, cho phép sử dụng chứng từ điện tử có gắn chữ ký số để khai báo hải quan qua mạng Internet. Tính đến ngày 31/5/2016, Cơ chế một cửa quốc gia đã chính thức kết nối với 09/14 bộ, ngành với 31 thủ tục, trên 90.000 hồ sơ và 6.000 doanh nghiệp tham gia.
Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức độ 4 đối với 73 thủ tục hành chính về khai báo, thông quan hàng hóa, phương thức vận chuyển đường biển, thanh toán thuế, phí và lệ phí, chiếm 44% tổng số thủ tục hành chính công về hải quan; 28 ngân hàng thương mại đã tham gia phối hợp thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bằng điện tử...
Theo ông Ngô Hữu Lợi - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) đánh giá, xếp hạng trong cải cách hành chính (Par Index) do Bộ Nội vụ công bố, năm 2015, Bộ Tài chính tiếp tục giữ vững ngôi vị “á quân”, xếp thứ 2/19 bộ, ngành.
Có thể thấy, kinh tế - xã hội Việt Nam bước vào năm 2016 đứng trước bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững, với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt. Tuy nhiên, kinh tế trong nước tiếp tục ổn định và cũng đã đạt được một số kết quả khả quan như sản xuất công nghiệp có chuyển biến tích cực, tăng trưởng theo xu hướng tích cực, các cân đối vĩ mô giữ ổn định, giá xăng dầu giảm… là những yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp (DN) và kích thích tiêu dùng.
Người nộp thuế được hưởng lợi
Các chính sách ban hành trong năm 2014 và năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho cộng đồng DN vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, ông Cao Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, bên cạnh những chuyển biến và những lợi thế tích cực trên, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi tham gia vào tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng do năng lực cạnh tranh còn thấp, giá trị thương hiệu chưa cao. Tình hình cung, cầu trên thị trường thế giới còn nhiều biến động phức tạp gây áp lực cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước.
Để tiếp tục hỗ trợ cộng đồng DN vượt qua khó khăn, thách thức, ổn định sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải có những giải pháp về thuế phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong bối cảnh đó, việc sửa đổi, bổ sung các Luật thuế là hết sức cần thiết. Ngày 6/4/2016 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung các luật thuế (Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế TTĐB, Luật Quản lý thuế) nhằm hướng tới những mục tiêu nêu trên.
Ông Tuấn cho rằng quy định về mức phạt chậm nộp thuế đã giảm từ 0,05%/ngày xuống mức thấp hơn là 0,03%/ngày để phù hợp với mặt bằng lãi suất ngân hàng (mức phạt chậm nộp đã giảm nhiều so với trước đây), quy định này nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định xử phạt, đồng thời cũng chia sẻ khó khăn với người nộp thuế (NNT). Theo đó, Luật số 106/2016/QH13 đã quy định: Nếu NNT chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế, còn phải trả tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Đối với các khoản nợ tiền thuế phát sinh trước ngày 01/07/2016 mà NNT chưa nộp vào NSNN, kể cả khoản tiền nợ thuế được truy thu qua kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được chuyển sang áp dụng mức tính tiền chậm nộp theo tỷ lệ quy định này từ ngày 01/07/2016.
Theo quy định cũ, mức xử phạt 0,05%/ngày đối với số tiền thuế chậm nộp.
Về bản chất, mức tỷ lệ 0,05%/ngày là khoản lãi chậm nộp tiền thuế tính trên số thuế còn nợ, tương ứng với 18,25%/năm; trong khi lãi suất ngân hàng giai đoạn 2011-2012 là 16-20%/năm, giai đoạn 2013-2014 là 11-12%/năm và năm 2015 là 9,5 - 10,5%/năm.
“Do đó, để phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của NNT, Luật số 106/2016/QH13 đã điều chỉnh quy định tỷ lệ tính tiền chậm nộp thuế tại Luật Quản lý thuế bằng 0,03%/ngày, tương ứng khoảng 10,95%/năm”, ông Tuấn nói.
***
Có thể nói, những điều chỉnh và kết quả trên đã góp phần đắc lực trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, duy trì môi trường đầu tư ổn định, cải thiện vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam với việc Việt Nam tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016.
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện tại 140 nước cũng đã chỉ ra rằng: Việt Nam đứng thứ 56 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2015-2016, tăng 12 bậc so với giai đoạn 2014-2015 và là thứ hạng cao nhất của Việt Nam đạt được trong giai đoạn 2006-2015.
Điều này đồng nghĩa với việc môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng và là một điểm đến quan trọng trong chiến lược đầu tư kinh doanh của nhiều nhà đầu tư trên thế giới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
FTA Việt Nam - EAEU: “Nóng” chuyện ô tô Sau ngày 5/10, thị trường ô tô Việt Nam sẽ tràn ngập ô tô nhập khẩu từ Nga với giá rất cạnh tranh do được ... |
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện 7 Hiệp định Chính phủ vừa ban hành 7 Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặt biệt của Việt Nam để thực hiện 7 Hiệp ... |