TIN LIÊN QUAN | |
Thuế TTĐB không công bằng với ôtô? | |
Chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô |
Quy định này thay cho việc lâu nay phân biệt hàng hóa theo hình thức, nguồn gốc hàng chịu thuế là hàng được nhập khẩu hay sản xuất trong nước. Điều này thể hiện đúng mục tiêu, vai trò của thuế TTĐB là điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng, đồng thời bảo đảm nguyên tắc quản lý thuế tại gốc, giá tính thuế TTĐB lần này được quy định trên cơ sở giá bán ra tại khâu đầu tiên trong quá trình lưu thông đến tay người tiêu dùng.
Chống lách thuế bằng “biện pháp kỹ thuật”
Quy định về giá tính thuế áp dụng trong 26 năm qua, kể từ lần đầu tiên Luật Thuế TTĐB được ban hành (1990) là: Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB bao gồm giá nhập khẩu CIF cộng với (+) thuế nhập khẩu (nếu có).
Trong khi đó, đối với hàng sản xuất trong nước thì giá tính thuế được xác định theo phương pháp hoàn nguyên, với cách tính theo công thức: Giá tính thuế TTĐB = {giá bán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT)}/[1 – thuế suất thuế TTĐB].
Từ quy định này, đã xảy ra những trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu lách thuế, gian lận thuế tại khâu nhập khẩu bằng “biện pháp kỹ thuật” như sử dụng 2 hợp đồng để gian lận khai thuế khâu nhập khẩu; hợp đồng khai thuế tại khâu này có mức giá thấp hơn rất nhiều giá thực thanh toán hoặc giá ghi trên hợp đồng đã bù trừ tắt những khoản mà bên nước ngoài đã trả thay, chi hộ cho bên nhập khẩu Việt Nam.
Thực tế, đã xảy ra hiện tượng cùng một loại ô tô nhưng xe ô tô du lịch nhập khẩu nộp thuế TTĐB thấp hơn xe sản xuất trong nước. Trong quản lý, cơ quan hải quan phải đấu tranh, sử dụng biện pháp “tham vấn giá” để buộc nhà nhập khẩu phải khai lại giá theo mức giá thực tế có đối chiếu với “bảng giá tham chiếu” trong dữ liệu quản lý tập trung của ngành Hải quan.
Nhằm khắc phục các bất cập trong chính sách, Luật số 106/2016/QH13 quy định giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra giống như đang áp dụng đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Với quy định mới, các DN sản xuất trong nước sẽ được bảo đảm bình đẳng với DN nước ngoài vì sẽ khắc phục được tình trạng gian lận thuế qua giá.
Về tiêu chí xác định sở hữu DN, theo ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), thực tế, hiện có rất nhiều tiêu chí nhằm phân biệt các DN, cơ sở kinh doanh có mối quan hệ liên kết như: quan hệ gia đình, huyết thống của các chủ sở hữu (vợ với chồng và ngược lại; cha/mẹ với con đẻ; anh/chị/em ruột với nhau); hoặc liên kết qua yếu tố vốn đầu tư; hoặc liên kết thông qua quan hệ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào hoặc bao tiêu sản phẩm đầu ra... “Do vậy, để bảo đảm tính khả thi trong tuân thủ của doanh nghiệp, đồng thời đơn giản trong quản lý, hạn chế phát sinh tiêu cực, quy định việc xác định mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp cho mục đích tính thuế TTĐB chỉ dựa trên một tiêu chí duy nhất là quan hệ sở hữu thông qua vốn đầu tư”, ông Phụng nhấn mạnh.
Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho rằng chỉ cần áp dụng một tiêu chí trong xác định sở hữu doanh nghiệp để tínhThuế tiêu thụ đặc biệt. (Nguồn: Dantri) |
Vẫn theo ông Phụng, những cơ sở sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại có mối quan hệ liên kết theo quy định tại ba trường hợp nêu trên khi và chỉ khi: Một DN nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia; Cả hai DN đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp; Cả hai DN đều nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của một bên thứ ba.
Công khai lộ trình
Từ đầu năm 2016 đến nay, thuế suất áp dụng đối với các mặt hàng, dịch vụ chịu thuế TTĐB được thực hiện theo quy định của các văn bản: Luật số 70/2014/QH13, Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ và Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính.
Từ ngày 1/7/2016 trở đi, Luật số 106/2016 thay đổi thuế suất đối với mặt hàng ô tô du lịch chở người dưới 24 chỗ ngồi. So sánh sự thay đổi thuế suất đối với ô tô trong năm 2016 cụ thể như sau:
Từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 30/6/2016, Theo Luật số 70/2014/QH13 quy định mức thuế suất TTĐB (45%, 50% và 60%) áp dụng đối với mặt hàng ô tô du lịch chở người dưới 24 chỗ ngồi theo các tiêu chí: mức tiêu hao nhiên liệu qua dung tích xi lanh (cm3); số chỗ ngồi gắn với mục đích sử dụng xe và theo loại nhiêu liệu sử dụng có tác động ảnh hưởng đến môi trường.
Xe chở người dưới 10 chỗ ngồi được áp dụng mức thuế suất 45% đối với xe có dung tích xi lanh từ 2.000cm3 trở xuống; áp thuế suất 50% đối với xe có dung tích xi lanh từ 2.000cm3 đến dưới 3.000cm3; xe có dung tích xi lanh từ 3.000cm3 trở lên thì áp dụng thuế suất cao nhất là 60%.
Loại xe chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi áp dụng thuế suất 30%; mức thuế 15% đối với xe từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi và xe được thiết kế vừa chở người kết hợp vừa chở hàng.
Đối với các loại xe chở người mà sử dụng năng lượng chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng thì áp dụng mức thuế suất thấp hơn, chỉ bằng 0,7 mức thuế suất của loại xe chạy bằng xăng mà có cùng dung tích xi lanh tương ứng.
Kể từ ngày 1/7/2016 trở đi, Luật sửa đổi ngày 6/4/2016 tuy vẫn kế thừa nguyên tắc định mức thuế suất phân biệt theo loại xe với các tiêu chí môi trường như nêu trên nhưng thực hiện phân loại chi tiết hơn mức tiêu hao nhiên liệu qua chỉ số dung tích xi lanh và có quy định cụ thể lộ trình áp dụng cho 2 giai đoạn trước và sau 2018.
Về số lượng mức thuế suất đối với xe ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi sẽ bao gồm 14 mức thuế suất cơ bản, trong đó thuế suất thấp nhất là 5% và cao nhất là 150%. Loại xe có dung tích nhỏ hơn, tiêu hao năng lượng ít hơn sẽ được áp mức thuế thấp hơn và được giảm tiếp so với Luật hiện hành, do vậy những người có mức thu nhập trung bình khá trở xuống có thêm cơ hội sở hữu ô tô. Đối với loại xe có dung tích xi lanh từ 2.000cm3 trở lên, Luật quy định nhiều mức thuế cao hơn, chi tiết hơn và tăng dần đến mức thuế suất cao nhất là 150%.
Ba khả năng với giá ôtô tháng 4 Bước sang tháng 4, giá ôtô sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới, trong đó ... |
Nhiều bất cập bị bỏ qua? Ngày 21.10, Quốc hội đã thảo luận, góp ý cho hai dự án luật: dự án luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và dự án ... |