Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Bảo Minh
Rạng sáng 4/12, dù Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã dỡ bỏ lệnh thiết quân luật mà ông ban bố trước đó chỉ hơn 6 tiếng, song những "dư chấn" từ động thái này là điều đáng lưu tâm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung
Người dân Hàn Quốc trải qua một đêm không ngủ vì những căng thẳng trên chính trường. (Nguồn: GBnews)

Ngày 4/12, hãng thông tấn Yonhap đưa tin, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã kêu gọi Tổng thống Yoon Suk Yeol tự nguyện từ chức, nếu không sẽ theo đuổi việc luận tội.

Tin liên quan
Hàn Quốc sắp hành động phản ứng việc Triều Tiên đưa quân đến Nga, đảng đối lập vội dọa luận tội Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc sắp hành động phản ứng việc Triều Tiên đưa quân đến Nga, đảng đối lập vội dọa luận tội Bộ trưởng Quốc phòng

Trong nghị quyết thông qua tại phiên họp khẩn cấp ở Quốc hội rạng sáng cùng ngày, đảng DP nêu rõ: “Tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol vi phạm Hiến pháp... mọi yêu cầu cần thiết cho việc ban bố tình trạng thiết quân luật đều không được tuân thủ”.

Giáo sư luật Cha Jin Ah của Trường Đại học Hàn Quốc nhận định, việc Tổng thống Yoon đối mặt nguy cơ luận tội có cơ sở rõ ràng, vì sắc lệnh đầu tiên sau khi ban hành thiết quân luật có nội dung cấm Quốc hội thực hiện hoạt động của mình, điều này "xâm phạm quyền yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật của Quốc hội, là hành vi vi hiến rõ ràng nhất".

Cũng trong ngày 4/12, các hãng thông tấn NewsisYonhap đưa tin, các cố vấn của ông Yoon, gồm có Chánh văn phòng Tổng thống Hàn Quốc và các thư ký cấp cao, đã xin từ chức sau khi nhà lãnh đạo tuyên bố bãi bỏ thiết quân luật.

Hiện Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc chưa bình luận gì về diễn biến này.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, Đô đốc Kim Myung Soo, đã chỉ đạo quân đội nước này tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ dân chúng trong cuộc họp khẩn các chỉ huy quân sự cấp cao sau khi ông Yoon Suk Yeol dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật.

Trong thông cáo báo chí, ông Kim Myung Soo cũng yêu cầu quân đội Hàn Quốc duy trì tình trạng sẵn sàng trước các mối đe dọa từ Triều Tiên trong bối cảnh chính trị trong nước hiện nay.

Đêm 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bất ngờ ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập làm tê liệt hoạt động của nhà nước. Sau đó, Quốc hội nước này đã bỏ phiếu và thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ lệnh thiết quân luật. Rạng sáng 4/12, sau khi chính phủ phê chuẩn, Tổng thống Yoon đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh này.

Theo AFP, sau động thái của đồng minh Đông Bắc Á, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoan nghệnh và "tiếp tục mong đợi những bất đồng chính trị sẽ được giải quyết một cách hòa bình và theo đúng pháp luật".

Trong khi đó, hai Bộ Quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc đã hoãn cuộc họp quan trọng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân để răn đe, ban đầu dự kiến diễn ra tại Washington trong tuần này, cùng một cuộc tập trận liên quan sau những diễn biến mới ở xứ sở kim chi.

Seoul và Washington lên kế hoạch tổ chức phiên họp thứ 4 của Nhóm tư vấn hạt nhân (NCG) tại thủ đô của Mỹ trong ngày 4/12.

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật, không chỉ vì sức mạnh hủy diệt tuyệt đối mà còn vì ...

'Biến căng' ở Hàn Quốc: Tổng thống bất ngờ ra lệnh thiết quân rồi lại phải 'khai tử' sau vài giờ, Quốc hội đồng lòng lật ngược tình thế

'Biến căng' ở Hàn Quốc: Tổng thống bất ngờ ra lệnh thiết quân rồi lại phải 'khai tử' sau vài giờ, Quốc hội đồng lòng lật ngược tình thế

Những diễn biến nhanh chóng mặt trong chính trường Hàn Quốc vài giờ qua đặt ra câu hỏi về tình hình có phần bất ổn ...

Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ 'nhẹ nhõm' khi tình hình đỡ căng

Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ 'nhẹ nhõm' khi tình hình đỡ căng

Hàn Quốc ban bố thiết quân luật, phong tỏa Quốc hội rồi gỡ bỏ lệnh trên chỉ trong khoảng 6-7 giờ đồng hồ từ đêm ...

Rủi ro sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi, nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’cơn gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc

Rủi ro sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi, nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’cơn gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tối 3/12 bất ngờ ban bố thiết quân luật, áp đặt các biện pháp như cấm Quốc hội ...

Tình hình Syria: Mỹ mở đợt 'không kích tự vệ', Qatar cảnh báo sự thất bại của đòn quân sự, lãnh đạo Nga-Thổ bàn chuyện

Tình hình Syria: Mỹ mở đợt 'không kích tự vệ', Qatar cảnh báo sự thất bại của đòn quân sự, lãnh đạo Nga-Thổ bàn chuyện

Xung đột tại Syria tiếp tục lan rộng. Lực lượng nổi dậy đã chiếm được các khu vực ở phía Bắc trong khi quân đội ...

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ với Cộng hòa Dominica

Việt Nam coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ với Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của Đảng MIU và cá nhân Tổng Bí thư Miguel Mejia đối với quan ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo tổ hợp Samsung Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo tổ hợp Samsung Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tập đoàn Samsung hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước để có thể tham gia chuỗi cung ứng của ...
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Ngoại giao

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Ngoại giao

Chủ tịch nước Lương Cường: như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo 'cùng với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh đối ngoại là nhiệm vụ trọng ...
Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo

Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo

Năm 2024, có 1.200 lượt phóng viên của 250 cơ quan báo, đài lấy tư liệu và đăng tải hơn 11.000 tin, bài tuyên truyền về biển đảo.
Tin thế giới 12/12: Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Mỹ, Cảnh sát Hàn Quốc khám Văn phòng Tổng thống, EU tung trừng phạt mới lên Moscow

Tin thế giới 12/12: Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Mỹ, Cảnh sát Hàn Quốc khám Văn phòng Tổng thống, EU tung trừng phạt mới lên Moscow

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Campuchia điện đàm, trao đổi định hướng quan hệ hai nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Campuchia điện đàm, trao đổi định hướng quan hệ hai nước

Chiều 12/12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế ...
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Việc Israel và Hezbollah đạt được thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27/11 là một tin vui hiếm hoi cho khu vực vốn chìm trong khói súng hơn một năm qua.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Phiên bản di động