TIN LIÊN QUAN | |
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam được ghi dấu bằng sự tin cậy mạnh mẽ | |
Thủ tướng Modi thăm Việt Nam: trang mới trong hợp tác Việt - Ấn |
Bốn điểm nổi bật
Đánh giá về mối Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trong hai năm (9/2016 – 9/2018), Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành nhấn mạnh, có bốn điểm nổi bật làm nên sự thành công của mối quan hệ này.
Thứ nhất, quan hệ chính trị và sự tin cậy giữa hai nước được thắt chặt hơn nữa bởi các chuyến thăm cấp cao liên tục giữa hai bên. Trong hai năm, đã có bốn chuyến thăm cấp cao, trước hết phải kể đến chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Narendra Modi (9/2016); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Ấn Độ (2/2016); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Ấn Độ (tháng 1 và tháng 3/2018). Chuyến thăm Ấn Độ tháng 7/2017 của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với việc ký kết Chương trình Hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giai đoạn 2017-2020 giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng là một sự kiện quan trọng. Trong các chuyến thăm nói trên, hai bên đã ký kết thêm 17 thỏa thuận hợp tác bao trùm trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, quốc phòng – an ninh, y tế, nông nghiệp, công nghệ thông tin…
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Sushama Swaraj ký kết triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giai đoạn 2017-2020 giữa Việt Nam và Ấn Độ. |
Thứ hai, hợp tác quốc phòng – an ninh đã được nâng lên tầm cao nhất từ trước tới nay, tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước, với việc mở rộng trên tất cả các binh chủng từ hải quân đến không quân, lục quân; nội dung hợp tác không chỉ ở mức độ chia sẻ thông tin, giúp đỡ đào tạo nâng cao năng lực, mua bán vũ khí mà còn tiến tới hợp tác sản xuất thiết bị quân sự. Hai bên cũng đã lần đầu tiên tập trận hải quân chung. Ấn Độ trở thành đối tác quốc phòng quan trọng nhất của Việt Nam.
Thứ ba, quan hệ kinh tế giữa hai nước khởi sắc với kim ngạch thương mại tăng trưởng ấn tượng. Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ, kim ngạch thương mại song phương tăng từ 10 tỷ USD năm 2016 lên 13 tỷ USD năm 2017. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 5,44 tỷ USD tăng 48,02% so với cùng kỳ năm trước đạt 3,67 tỷ USD, dự báo cả năm sẽ vượt mốc 10 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam đạt 3,36 tỷ USD tăng 97,95% so với mức 1,69 tỷ USD cùng kỳ năm trước, nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 2,07 tỷ USD tăng 5,2%. Thặng dư thương mại 1,28 tỷ USD.
Thứ tư, nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1972-2017) và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược (2007-2017) giữa Việt Nam và Ấn Độ, các hoạt động ngoại giao văn hóa diễn ra sôi động chưa từng có. Bên cạnh sự kiện “Những ngày Văn hóa Việt Nam” và các triển lãm tranh, ảnh, liên hoan phim, biểu diễn ca mua nhạc diễn ra liên tục, thì lần đầu tiên một Phòng sách Việt Nam được thiết lập và Trung tâm nghiên cứu Việt Nam đã được ra đời tại New Delhi.
Chia sẻ nhận định về triển vọng của mối quan hệ Việt - Ấn trong thời gian tới, Đại sứ Tôn Sinh Thành khẳng định, quan hệ Việt - Ấn có một nền tảng rất vững chắc, đó là sự tin cậy thực sự giữa hai nước trên cơ sở sự hội tụ về lợi ích chiến lược và những tiềm năng hợp tác rất to lớn.
“Con đường phía trước của mối quan hệ này rộng thênh thang, không có gì ngăn cản được hai nước làm sâu sắc ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ này và đưa quan hệ phát triển thực sự toàn diện hơn nữa. Tôi có thể hình dung cụ thể hơn là trong 2-3 năm tới, thương mại hai nước sẽ vượt mốc 15 tỷ USD, đầu tư của Ấn Độ của Việt Nam sẽ vượt 2 tỷ USD, du lịch Ấn Độ vào Việt Nam sẽ vượt 300 nghìn người”, Đại sứ Tôn Sinh Thành tin tưởng.
“Trái ngọt” đầu tư từ Ấn Độ
Theo Đại sứ Tôn Sinh Thành, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ với nhiều kết quả đáng chú ý. Hiện Ấn Độ vẫn đang giữ vị trí là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đây là tiền đề quan trọng, tạo nhu cầu lớn hơn cho trao đổi kinh tế thương mại giữa hai nước.
“Không chỉ khối lượng thương mại tăng lên mà các chủng loại mặt hàng trao đổi giữa hai nước cũng được mở rộng từ những mặt hàng nông sản và nguyên vật liệu truyền thống sang những mặt hàng chế tạo, phản ánh xu hướng liên kết ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế trong một chuỗi sản xuất chung. Đồng thời, việc Hiệp định tự do hóa thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN có hiệu lực từ 2015 cũng đem lại những tác dụng nhất định cho thương mại giữa hai nước”, Đại sứ khẳng định.
Đại sứ Tôn Sinh Thành cho rằng, để thu được thành quả “trái ngọt” như ngày hôm nay, không thể không kể đến những nỗ lực làm ngoại giao kinh tế không mệt mỏi của Đại sứ quán trong thời gian qua. Không chỉ liên tục tổ chức các cuộc xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, hàng không, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ còn trực tiếp tham gia tháo gỡ các vướng mắc nảy sinh gây cản trở các hoạt động giao thương kinh tế giữa hai nước. Về đầu tư, Đại sứ quán còn trực tiếp tiếp xúc, vận động các tập đoàn lớn của Ấn Độ vào Việt Nam, đồng hành cùng với họ giải quyết các khó khăn trong quá trình đầu tư.
“Đầu tư của Ấn Độ trong 2-3 năm trở lại đây tăng nhanh hơn những năm trước đây. Đến tháng 4/2018, Ấn Độ có 182 dự án còn hiệu lực đang đầu tư ở Việt Nam với số vốn đăng ký là 816 triệu USD, xếp thứ 28/127 quốc gia và lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn vào Việt Nam tính theo vốn đăng ký. Riêng 2 năm 2016-17, FDI Ấn Độ vào Việt Nam đạt 276,5 triệu USD, bằng 50% tổng số tất cả những năm trước cộng lại”, Đại sứ Tôn Sinh Thành chia sẻ.
Từ ngày 27 - 28/8, Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Ấn Độ về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ diễn ra tại Hà Nội. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj đồng chủ trì Kỳ họp. Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đang trên đà phát triển tốt đẹp. Tin cậy chính trị giữa hai nước không ngừng tăng cường thông qua việc duy trì đều đặn các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và các cấp, trên kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, địa phương và giao lưu nhân dân. Tại Kỳ họp, hai bên đánh giá tình hình hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực; trao đổi các biện pháp thúc đẩy thương mại, đầu tư; giải quyết những vấn đề còn tồn tại và đề ra phương hướng, hợp tác trong thời gian tới. Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Trong thời gian ở Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj đến chào Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. |
Đoàn Mạng lưới Hữu nghị Việt - Anh thăm Việt Nam Sáng 26/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đoàn Mạng lưới Hữu nghị Việt - Anh ... |
Bước đột phá trong quan hệ Việt - Ấn Chuyến thăm sẽ đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn phát triển lên một tầm cao mới, tạo ra nhiều đột phá, nhất là ... |
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng gắn bó và tin cậy Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ (1972 – 2012) và 5 năm ngày ... |