Chống dịch Covid-19: Quyết liệt nhưng không thái quá, cách ly mà không tách rời

Nguyễn Kim
Nhắc lại 5 bài học thành công trong phòng chống dịch Covid-19, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (đoàn Bắc Kạn) cho rằng: “Quyết liệt phòng chống dịch nhưng không áp dụng biện pháp thái quá, cực đoan”...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chống dịch Covid-19: Quyết liệt nhưng không thái quá, cách ly mà không tách rời
Chủ tịch nước, Lãnh đạo Quốc hội, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 tại lễ phát động ngay tại Phiên họp của Quốc hội ngày 24/7.

Sáng 25/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Trong các phát biểu, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ tán thành với các Báo cáo, đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 và nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời gian qua; cũng như việc tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn của đất nước (bầu cử Quốc hội, kiện toàn bộ máy tổ chức Nhà nước…), qua đó củng cố thêm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

Đặc biệt, chiếm nhiều thời lượng nhất trong các phát biểu là về các biện pháp tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới – một nội dung sẽ được đưa vào Nghị quyết của Kỳ họp lần này.

5 bài học phòng, chống Covid-19

Nhắc lại 5 vấn đề, cũng là 5 bài học thành công trong phòng chống dịch Covid-19, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (đoàn Bắc Kạn) cho rằng: “Quyết liệt phòng chống dịch nhưng không áp dụng biện pháp thái quá, cực đoan”.

Theo đại biểu Thuỷ, thời gian qua nhiều địa phương đã có nhiều biện pháp phù hợp, hạn chế tối đa khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, còn một số địa phương áp dụng biện pháp thái quá, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp ví dụ không cho xe chở nông sản đi qua dù đã có giấy kiểm dịch…

“Có thể nói, cả nước như một cơ thể sống, quan hệ tuần hoàn chặt chẽ nên không thể vì những chỗ bị bệnh mà cắt rời hết tất cả. Vấn đề đặt ra là làm sao để cách ly mà không tách rời, không làm đứt gãy nền kinh tế”, đại biểu Thuỷ nói.

Đại biểu Thủy đánh giá cao việc Chính phủ đã sớm chỉ đạo các địa phương này có sự điều chỉnh phù hợp để bảo đảm chống dịch nhưng không “ngăn sông cấm chợ”.

Một vấn đề nữa được đại biểu Thuỷ chia sẻ đó là, việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đã khắc phục tâm lý coi thường, nhờn các quy định trong phòng, chống dịch.

“Rất nhiều hành vi vi phạm, kể cả khai báo y tế không trung thực cũng đã được xử lý nghiêm trong đợt bùng phát dịch thứ 4. Đã có nhiều biện pháp, chế tài được đặt ra bao gồm cả chế tài xử lý kỷ luật về Đảng và về công vụ, như vụ cách chức Bí thư Đảng uỷ, giám đốc công ty Hancinco tại Hà Nội… hay rút khỏi danh sách ứng cử Hội đồng nhân dân như tại Hà Nam, thậm chí khởi tố nhiều vụ án hình sự làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng… Thái độ dứt khoát cùng biện pháp mạnh trên cả nước đã khiến người dân không còn coi thường dịch bệnh, thực hiện khai báo đầy đủ”, đại biểu nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu, việc không công khai lịch trình của bệnh nhân, chỉ công khai địa điểm có bệnh nhân đến để người dân và cơ quan y tế áp dụng các biện pháp phòng chống dịch đã giúp người bệnh an tâm cung cấp thông tin và bảo đảm quyền cá nhân, hỗ trợ tốt cho công tác chống dịch.

Bài học tiếp theo, đó là sự chấp nhận gian khổ, hy sinh của lực lượng tuyến đầu, sự hy sinh, chia sẻ của các địa phương, các lực lượng quân đội, công an… đã hỗ trợ cho các tỉnh có dịch thêm sức mạnh để kiểm soát và chiến thắng dịch bệnh.

“Hàng chục ngàn nhân viên y tế đã và vẫn đang phải gồng mình trong bộ đồ bảo hộ kín mít, dưới cái nắng như thiêu như đốt ngày hè và những bữa cơm ăn vội, ăn muộn diễn ra trong suốt thời gian chống dịch, thậm chí là ngủ gục bên bữa cơm đang ăn dở…”, đại biểu xúc động nói.

Chống dịch Covid-19: Quyết liệt nhưng không thái quá, cách ly mà không tách rời
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn). (Nguồn: VGP)

Đại biểu cũng nhấn mạnh về sự chung tay đóng góp vật chất, sự đồng lòng về tinh thần của người dân trong các phong trào tương thân tương ái, việc chấp hành Quy tắc 5K, việc thành lập Quỹ Vaccine… “Dịch Covid-19 chính là phép thử tinh thần kỉ luật, ý thức trách nhiệm của công dân”, đại biểu nói.

Đại biểu cũng khẳng định việc tiếp tục gói hỗ trợ an sinh mới là kịp thời, đúng đắn, và kiến nghị Chính phủ triển khai phần mềm liên thông để kịp thời rà soát việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tránh bỏ sót trùng lắp. Bên cạnh đó, cũng cần rà soát đánh giá sức chống chịu của doanh nghiệp để có biện pháp căn cơ trong thời gian sắp tới.

Giải pháp mới, đột phá cần phù hợp với tình hình

Trong khi đó, theo đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) từ cuối tháng 4 đến nay, người dân và doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng lớn của đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19, do đó đại biểu cho rằng kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh là yếu tố quan trọng và là mục tiêu lớn trong thời gian tới.

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) bày tỏ thống nhất cao với việc Quốc hội cho phép Chính phủ có những quyết định chưa có trong Luật để tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đại biểu cho rằng, mặc dù hiện tại tỉ lệ tiêm vaccine nước ta còn thấp nhưng cử tri và người dân đều hy vọng chiến lược vaccine Chính phủ sẽ đạt được mục tiêu trong thời gian tới.

Đến từ đoàn Bắc Giang, Đại biểu Trần Văn Lâm cũng bày tỏ đồng tình với việc Quốc hội trao “thượng phương bảo kiếm” cho Chính phủ “ra trận” để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới. “Với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị và toàn dân, tôi tin tưởng cuộc chiến chống dịch sẽ thành công”, đại biểu nói.

Trong khi đó, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội), trong phát biểu về những kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư trung hạn đã nhấn mạnh tới yếu tố môi trường, cũng như kiến nghị đặt các kế hoạch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Theo đại biểu, chính sách huy động mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để phát triển đất nước là đúng đắn nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, cần có những đánh giá chặt chẽ để đưa ra mục tiêu huy động thích hợp, phù hợp bối cảnh tình hình.

Về các gói hỗ trợ trong đại dịch Covid-19, đại biểu cho rằng cần cân nhắc áp dụng cơ chế hậu kiểm. “Một số lĩnh vực thuế, hai quan áp dụng cơ chế hậu kiểm nếu kê khai không chính xác thì truy thu, xuất toán, nhưng gói cứu trợ thì hoàn toàn khác. Cần cân nhắc tính hợp lí, vì khi kê khai thì người dân chỉ biết nộp hồ sơ, còn việc xác định tính đúng đắn thì trách nhiệm quản lí nhà nước của cơ quan công quyền. Khi xuất tiền cho dân mặc nhiên công nhận tính đúng đắn. Mặt khác, việc hỗ trợ là thể hiện tính nhân văn cao cả, thể hiện bàn tay của Chính phủ đưa người dân đi qua khó khăn. Vì vậy, cách hành xử cần hết sức nhân văn”, đại biểu nói.

Góp ý về dự thảo Nghị quyết phòng, chống Covid, đại biểu cho rằng, trong bối cảnh đặc biệt, những nội dung trình Quốc hội là đúng đắn mặc dù có những điểm chưa phù hợp luật ngân sách. Tuy nhiên cần có những biện pháp đảm bảo tính linh hoạt. Cần xác định 3 điểm cụ thể: Phạm vi điều chỉnh chỉ áp dụng đối với biện pháp phòng chống Covid-19; cần khống chế thời hạn nhất định và cần xác định trách nhiệm cụ thể để không trục lợi và gây thất thoát ngân sách nhà nước.

“Mọi kế hoạch dù hoàn hảo vẫn cần khâu tổ chức thực hiện và yếu tố con người. Rất cần những người có đủ năng lực phẩm chất, trí tuệ để vận hành bộ máy. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo thành công các kế hoạch. Ngoài kia dịch bệnh vẫn phức tạp, người dân vẫn đang chờ đợi – chờ đợi vaccine sớm đến với toàn dân, chờ đợi những ngày tháng khó khăn đi qua - người dân hy vọng với bản lĩnh trí tuệ, Chính phủ sẽ thực hiện thành công tất cả những nghị quyết, kế hoạch đề ra. Chúng tôi cũng hy vọng Chính phủ làm được điều đó”, đại biểu tâm huyết nói.

‘Lá chắn’ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19

‘Lá chắn’ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19

Trong các văn bản chỉ đạo của Trung ương về phòng, chống dịch Covid-19, ý thức của người dân trong thực hiện nhiệm vụ trọng ...

19 tỉnh, thành phố phía Nam triển khai '2 mũi giáp công' để chống dịch Covid-19

19 tỉnh, thành phố phía Nam triển khai '2 mũi giáp công' để chống dịch Covid-19

19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg (Chỉ thị 16), phải chia ‘2 mũi giáp công’ ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động