Chống suy thoái bằng kích cầu

Chính phủ có chủ trương kích cầu chống suy thoái kinh tế với gói kích cầu có quy mô lớn từ một tới sáu tỉ USD. Dựa trên nguyên tắc cơ bản của kinh tế học là sự đánh đổi cùng các lý thuyết kinh tế đang được các chuyên gia kinh tế trên thế giới sử dụng trong thời gian qua, nhóm nghiên cứu CEPR (*) phân tích những tác động có thể có của gói kích cầu đến cán cân ngân sách và nền kinh tế vĩ mô trong thời gian tới như một tham khảo cần thiết cho quá trình ra quyết định
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhóm nghiên cứu cho rằng việc sử dụng gói kích thích chỉ là một phần trong các công cụ chống suy thoái. Nếu quá chú trọng đến công cụ này, có thể làm lu mờ tầm quan trọng của các công cụ và lĩnh vực khác trong nền kinh tế đang rất cần có sự thay đổi và cải cách.

Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng

Nghiên cứu kinh tế, cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, trong thời gian qua tập trung xem xét vai trò của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới. Tuy lý thuyết kinh tế không chỉ ra một cách rõ ràng về hướng tác động của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế nhưng đa số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng, chi tiêu chính phủ một khi vượt quá một ngưỡng cần thiết nào đó sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả, thâm hụt ngân sách kéo dài, và cuối cùng là lạm phát. Về cơ bản, các nhà kinh tế thống nhất rằng, mức chi tiêu chính phủ tối ưu với tăng trưởng kinh tế dao động trong khoảng từ 15 – 25% GDP.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua phần nhiều dựa vào các luồng chi tiêu kích cầu. Chủ yếu qua ba nguồn: thứ nhất là chi tiêu chính phủ; thứ hai là đầu tư trực tiếp nước ngoài, cuối cùng là tăng trưởng tín dụng (cung tiền). Tăng chi tiêu chính phủ và mở rộng tín dụng một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Quy mô chi ngân sách của Việt Nam hiện nay đã vào khoảng 30% GDP, và gần gấp đôi so với con số tương ứng của Thái Lan, Singapore và Philippines. Đây thực sự là một thách thức đối lớn với duy trì tăng trưởng và cân bằng ngân sách trong những năm tới đối với nền kinh tế Việt Nam.

Quy mô chi tiêu quá lớn của khu vực nhà nước đã đã kéo theo tình trạng thâm hụt ngân sách liên tục trong những năm vừa qua. Thâm hụt ngân sách (kể cả chi trả nợ gốc) đã vào khoảng 5% GDP mỗi năm và được tài trợ thông qua vay nợ trong nước (khoảng 75%) và vay nợ nước ngoài. Theo các số liệu tính toán bởi IMF, tính đến cuối năm 2007, tích luỹ của các khoản thâm hụt hàng năm này đã tạo thành nợ chính phủ vào khoảng 50% GDP.

Theo các nguồn số liệu thống kê từ bộ Tài chính và IMF, tổng nguồn thu và thâm hụt ngân sách nhà nước lần lượt chiếm khoảng 25% và 5% GDP trong những năm gần đây. Nguồn thu chủ yếu đến từ thuế và phí (chiếm hơn 50% tổng thu) và dầu thô (chiếm hơn 20% tổng thu).

Theo như công bố gần đây của Chính phủ, việc thực hiện gói giải pháp kích cầu trị giá 100.000 tỉ đồng (tương đương với khoảng 25% dự toán tổng thu ngân sách năm 2009) sẽ được tài trợ qua các nguồn chính: phát hành trái phiếu Chính phủ; miễn giảm thuế; sử dụng quỹ Dự trữ nhà nước.

Các nguồn tài trợ có thể

Về lý thuyết, bất kể khi nào tổng chi tiêu tăng sẽ làm tăng thêm thâm hụt ngân sách và phải được tài trợ bằng một cách nào đó. Dựa trên giả sử cơ cấu các khoản chi tiêu khác không đổi, nhóm nghiên cứu lần lượt đánh giá khả năng và tác động của các biện pháp tài trợ.

Thứ nhất, tài trợ bằng trái phiếu, với hai hình thức là vay nợ từ công chúng hoặc từ hệ thống các ngân hàng thương mại. Hình thức đầu tuy không tác động đến cung tiền và sức ép lạm phát, nhưng gặp khó khăn khi mức lãi suất không còn hấp dẫn như trước, đồng thời lạm phát kỳ vọng có thể tăng trở lại khi Chính phủ phát đi tín hiệu kích cầu. Nguồn huy động được chắc chắn sẽ không lớn khi mức huy động vay nợ trong nước hiện nay của Chính phủ đã vào khoảng gần 50.000 tỉ đồng một năm. Ngoài ra, vay nợ sẽ đẩy lãi suất lên cao và gây sức ép xấu đến khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế. Hình thức sau có tác động đến cung tiền và lạm phát. Vay nợ từ các ngân hàng thương mại sẽ gây sức ép đối với dự trữ của các ngân hàng thương mại và nhóm sẽ đòi hỏi ngân hàng Nhà nước trợ giúp về khả năng thanh khoản, khiến cho lạm phát có thể quay trở lại. Nếu không trợ giúp, ngân hàng thương mại buộc phải giảm các nguồn tín dụng cho khu vực doanh nghiệp tư nhân và lao vào một cuộc cạnh tranh lãi suất huy động như những gì diễn ra trong đầu năm nay.

Thứ hai, tài trợ qua miễn giảm thuế giúp duy trì hoặc mở rộng sản xuất cho các doanh nghiệp nhưng cũng có nhược điểm như ảnh hưởng đến bội chi ngân sách. Ngoài ra, tổng nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 100.000 tỉ đồng nên lượng thuế được miễn giảm hay chậm thu sẽ không thể trông cậy vào nguồn này.

Thứ ba, tài trợ qua quỹ dự phòng hoặc quỹ dự trữ ngoại hối. Quyết toán ngân sách nhà nước các năm cho thấy nguồn quỹ dự phòng là quá nhỏ. Nếu dùng quỹ dự trữ ngoại hối, hiện nay ở mức 20 tỉ USD, nên không thể tài trợ trọn gói, chưa kể tới khả năng phá giá đồng nội tệ và sức ép lạm phát.

Thứ tư, sử dụng nguồn tài trợ bằng cách tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô. Do giá dầu thô giảm hơn 70% kể từ đỉnh cao 140 USD/thùng xuống dưới 40 USD/thùng, và chưa có dấu hiệu tăng trở lại trong thời gian tới nên giai đoạn này chưa thể sử dụng nguồn này.

Thứ năm, tài trợ qua ngân hàng Nhà nước. Đây chính là cách in tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách hoặc phát hành trái phiếu. Trong cả hai trường hợp, cơ sở tiền tệ và cung tiền sẽ tăng, gây ra lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô trong tương lai. Ngoài ra, cách làm này có thể làm trầm trọng hơn những rủi ro kinh tế khi ngân hàng Nhà nước theo đuổi chế độ tỷ giá gắn chặt với đồng USD như hiện nay. Việc kích thích đầu tư và tiêu dùng thường kéo theo sự gia tăng mạnh của nhập khẩu làm tăng cầu ngoại tệ khiến cho ngân hàng Nhà nước phải can thiệp bằng cách bán ra ngoại tệ nhằm duy trì tỷ giá, gây sức ép về tính thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng thương mại, thâm thủng dự trữ ngoại hối, phá giá đồng nội tệ, và cuối cùng là lạm phát.

Thứ sáu, tài trợ qua vay nợ nước ngoài. Theo báo cáo nợ nước ngoài năm 2008 của bộ Tài chính, tổng dư nợ nước ngoài tính đến hết năm 2007 đã vào khoảng 311.000 tỉ đồng, tương đương gần 30% GDP. Tác động của việc tài trợ chi gói kích cầu thông qua biện pháp vay nợ nước ngoài, nếu có, sẽ phụ thuộc nhiều vào chủ trương theo đuổi chế độ tỷ giá của ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới. Nếu theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá quanh mức công bố như hiện nay, có nghĩa NHNN sẽ phải can thiệp mua vào lượng dư cung ngoại tệ khiến cho lạm phát tăng. Nếu chủ động thả lỏng mức kiểm soát tỷ giá thì hậu quả của việc làm này sẽ là sự lên giá của đồng nội tệ và tác động xấu đến khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới của hàng xuất khẩu Việt Nam.

Cuối cùng, tài trợ qua việc trì hoãn trả nợ, một trong những biện pháp quan trọng và thường xuyên được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi. Theo những tính toán của IMF, tổng nợ của Việt Nam tính đến cuối năm 2007 đã vào khoảng 50% GDP, trong đó 60% là nợ nước ngoài. Việc tích luỹ thêm nợ có thể làm trì hoãn những tác động xấu có thể có của các biện pháp tài trợ gói kích cầu. Tuy nhiên, nó sẽ tác động đến kỳ vọng của khu vực tư nhân về sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế.

Bốn kịch bản tài trợ

Từ phân tích trên, chính phủ có thể kết hợp các nguồn tài trợ nói trên để tài trợ cho gói kích cầu. Nhóm nghiên cứu Các kịch bản mô phỏng khả năng tài trợ cho gói kích cầu được trình bày trong bảng 1. Về cơ bản chúng tôi thực hiện một số bước sau.

Dựa trên giả định Chính phủ tiếp tục duy trì cơ cấu các khoản thu – chi khác và mức thâm hụt ngân sách hàng năm như hiện nay, và tìm các nguồn khác để tài trợ cho gói kích cầu, nhóm nghiên cứu đưa ra bốn mức khác nhau, tương ứng với các kịch bản tài trợ (xem bảng 1).

Với kịch bản 1, để huy động được khoảng một tỉ USD trong một năm, chính phủ cần tăng vay nợ trong nước lên tương đương 150% so với lượng vay trong năm 2008. Đồng thời, tất cả các nguồn khác đều phải nỗ lực huy động nhiều hơn năm trước. Trong trường hợp đó, thì thâm hụt ngân sách cũng tăng khoảng gấp đôi, vượt 100.000 tỉ đồng, và lên tới gần 8% GDP.

Với kịch bản 2, 100.000 tỉ đồng được huy động trong hai năm. Như vậy, thâm hụt ngân sách lên tới khoảng 10 % GDP. Đây là những mức thâm hụt rất lớn và trầm trọng.

Với kịch bản 3, 100.000 tỉ đồng huy động trong 16 tháng, nhưng vay nợ gấp ba lần kịch bản 1.

Với kịch bản 4, chúng ta có thể huy động được ngân sách 100.000 tỉ đồng trong một năm, nhưng như vậy mức thâm hụt ngân sách ước tính sẽ lên tới hơn 13% GDP, và gấp ba lần mức thâm hụt hiện nay xét về giá trị (200.000 tỉ đồng).

Nói tóm lại, việc huy động thêm khoảng một tỉ USD một năm trong hai năm tới là khả thi. Để đạt được điều này, Chính phủ phải chấp nhận mức thâm hụt lên tới 8% GDP. Nếu Chính phủ muốn huy động nhiều hơn chỉ tiêu trên, mức thâm hụt sẽ nhanh chóng đạt và vượt mức 10% GDP. Đây là mức có thể gây những mất cân đối nghiêm trọng đối với nền kinh tế mà hậu quả chưa lường hết được về mặt vĩ mô.

(*) Nhóm tác giả thuộc trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR), đại học Kinh tế thuộc đại học Quốc gia Hà Nội, gồm: Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh, Bùi Bá Cường, Dương Mạnh Hùng

 Bảng 1: Các kịch bản khác nhau để huy động nguồn tài trợ (tỉ đồng)

Nguồn

(1)

(2)

(3)

(4)

Phát hành trái phiếu (tăng so với năm trước)

 25.000

33.250

41.500

50.000

Miễn giảm và chậm thu thuế TNDN

5.000

15.000

20.000

25.000

Quỹ dự trữ  (tăng so với năm trước)

10.000

14.000

17.000

20.000

NHNN (tăng so với năm trước)

5.000

10.000

15.000

20.000

Vay nợ nước ngoài (tăng so với năm trước)

5.000

10.000

15.000

20.000

Dầu thô (thay đổi so với năm trước)

-32.800

-32.800

 -32.800

-32.800

Tổng

17.200

49.450

75.700

102.200

Bảng 2: Ảnh hưởng của kích cầu đối với các nhân tố

Giai đoạn

Tiêu dùng nông thôn

Tiêu dùng thành thị

Đầu tư

  Xuất khẩu

1987 – 1992

1,388

--

1,588

1,464

1993 – 1998

1,508

--

1,649

1,533

1999 – 2004

1,553

--

1,653

1,526

2005 – 2008

1,622

1,400

1,435

1,505

         

Bảng 3: Chỉ số lan toả và độ nhạy (Backward linkage (BL1) – chỉ số lan toả; Forward linkage (FL2) – độ nhạy)

Số TT

Tên ngành

1989
(1987–1992)

1996
(1993–1998)

2000
(1999–2004)

2005
(2005–2008)

   
   

BL1

FL2

BL

FL

BL

FL

BL

FL

1

Nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp

0,955

1,291

0,867

1,278

0,932

1,279

0,956

1,209

2 Thuỷ sản 0,913 0,854 0,890 0,846 0,903  0,824 0,965 0,897
3 Lâm nghiệp 0,876 0,853 0,828 0,873 0,842 0,815 0,823 0,823
4 Quặng và khai khoáng 1,013 0,924 1,019 0,971 0,906 0,832 0,900 0,831
5 Thức ăn, đồ uống và hàng công nghiệp 1,310 1,128 1,325 0,843 1,443 0,888 1,401 0,988
6 Hàng tiêu dùng khác 1,124 1,245 1,176 1,322 1,208 1,257 1,172 1,345
7 Nguyên liệu công nghiệp 1,168 1,430 1,156 1,372 1,148 1,644 1,074 1,498
8 Hàng tư bản 0,922 1,014 0,990 0,984 1,042 1,048 1,095 1,295
9 Điện, nước và khí đốt 0,993 1,074 1,030 1,145 0,816  0,994  0,827 1,055
10 Xây dựng 1,172 0,804 1,175 0,768 1,179 0,777 1,092  0,875
11 Thương mại bán buôn và bán lẻ 0,918 1,144 0,863 1,095 1,012 1,256 1,000 0,917
12 Giao thông vận tải 0,932 0,860 0,911 0,928 0,903 0,779 0,940 0,848
13 Bưu chính viễn thông 0,836 0,737 0,995 0,895 0,840 0,845 0,875 0,839
14 Dịch vụ tài chính, bảo hiểm và bất động sản 1,000 0,892 0,881 0,832 0,943 0,871 0,940 0,994
15 Các dịch vụ khác 0,874 0,975 0,936 1,065 0,957  1,132 0,995  0,815
16 Hoạt động của Chính phủ 0,995 0,774 0,959 0,784 0,927 0,760 0,945 0,771

Theo SGTT

Đọc thêm

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền kinh tế mới nổi.
Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Hãng Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu từ các cảng lớn của Nga đã tăng lên 3,95 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 14/4.
Không phải Hungary, đây mới là quốc gia EU mua khí đốt Nga nhiều nhất; Gazprom vẫn bán hàng cho châu Âu qua Ukraine

Không phải Hungary, đây mới là quốc gia EU mua khí đốt Nga nhiều nhất; Gazprom vẫn bán hàng cho châu Âu qua Ukraine

Tháng 2, Pháp đã trở thành khách hàng mua khí đốt số một của Nga trong số các nước thành viên EU, thay thế Hungary ở vị trí này.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý do...
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động