TIN LIÊN QUAN | |
Chủ tịch nước đồng chủ trì Đối thoại với các thành viên ABAC | |
ABAC đề xuất nối lại đàm phán WTO tại APEC |
Ông có thể cho biết nội dung chính trong chương trình nghị sự của kỳ họp này?
Năm 1995, tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 3 ở Nhật Bản, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đã quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) nhằm phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong hợp tác APEC.
ABAC hiện gồm 63 thành viên đại diện cho các doanh nghiệp hàng đầu khu vực. Mỗi nền kinh tế thành viên được cử 3 đại diện. Các đại diện của Việt Nam tại ABAC hiện gồm: tôi; ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group); và ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Sovico Holdings.
Ông Hoàng Văn Dũng. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Hàng năm, ABAC đều tổ chức họp 4 lần, trong đó 3 kỳ họp đầu tiên diễn ra ở bên ngoài và kỳ họp cuối tại nền kinh tế chủ nhà. Năm nay, ABAC đã tổ chức họp tại Thái Lan, Hàn Quốc, Canada và bây giờ là ở Việt Nam.
Trong quá trình họp, ABAC sẽ chia làm 5 nhóm công tác để tiếp hành họp thường xuyên gồm: nhóm Tài chính và Kinh tế; nhóm Hội nhập Kinh tế Khu vực; nhóm Phát triển Bền vững; nhóm Doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ và Doanh nhân; và nhóm Kết nối.
Sau ba kỳ họp đầu, các nhóm công tác sẽ tổng hợp và xây dựng các kiến nghị chung để đệ trình lên lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC tại kỳ họp thứ 4. Như vậy, mục tiêu chính của kỳ họp thứ 4 sẽ là hoàn thiện các báo cáo và chuẩn bị cho cuộc đối thoại giữa ABAC và các nhà lãnh đạo kinh tế APEC.
Tại AELM-25, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC dự kiến sẽ thảo luận về Chiến lược APEC về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xanh, bền vững và sáng tạo. Ông đánh giá như thế nào về sáng kiến này?
Có thể nói, doanh nghiệp nhỏ và vừa là “xương sống” của các nền kinh tế. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển (của APEC), khi nào họp cũng bàn về vấn đề phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Chẳng hạn, ở nhiều nền kinh tế, đầu tư đường sắt chủ yếu do khu vực tư nhân thực hiện. Nhà nước chỉ đưa ra chủ trương và giải phóng mặt bằng. Sau đó, tư nhân bỏ tiền ra làm, khai thác trong một khoảng thời gian nhất định, rồi sau đó giao lại cho Nhà nước quản lý.
Một sáng kiến khác cũng được thảo luận tại AELM-25 là “thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo”. Ông đánh giá như thế nào về sáng kiến này? Theo ông, sáng kiến này có tác động như thế nào tới cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam?
Có thể nói, từ năm ngoái đến năm nay, Chính phủ đã coi trọng doanh nghiệp tư nhân hơn. Còn doanh nghiệp tư nhân không thể “chờ” vào thế hệ già được nữa mà phải “chờ” vào thế hệ trẻ. Những người mới tốt nghiệp đại học mới có sự năng động, sáng tạo và khi họ tham gia thị trường thì mới tạo ra sức bật mới.
Sáng kiến “thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo” là sáng kiến của Việt Nam. (Mục tiêu của sáng kiến này là: Thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi; Hỗ trợ sự tham gia bền vững và hiệu quả của các doanh nghiệp khởi nghiệp; Khuyến khích ý tưởng khởi nghiệp trong kỷ nguyên số). Tôi nghĩ sáng kiến này rất hay. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trẻ Việt Nam tiếp xúc với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đến đây. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit), chúng tôi đã mời Chủ tịch Facebook (Mark Zuckerberg), Chủ tịch (tập đoàn Alibaba) Jack Ma và lãnh đạo một số tập đoàn công nghệ mới để họ chia sẻ các kinh nghiệm làm giàu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
ABAC III: APEC cần cởi mở, đổi mới và bao trùm Ngày 28/7, Hội nghị Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp APEC lần thứ 3 (ABAC III) bế mạc sau 5 ngày họp tại thành phố ... |
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị ABAC III ở Canada Tại tuần lễ Hội nghị Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp APEC lần thứ 3 (ABAC III) (Toronto, Canada), đoàn Việt Nam do ông Hoàng ... |
ABAC 3 nhóm họp “chốt” kiến nghị tới các nhà lãnh đạo APEC Nhằm chuẩn bị cho các cuộc thảo luận cấp cao của các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Việt Nam vào tháng 11 ... |