Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi Akinwumi Adesina. (Nguồn: Reuters) |
Nhận định này được đưa ra tại thời điểm AfDB đã phê duyệt việc thiết lập một nền tảng công nghệ dược phẩm và bắt đầu xử lý các yêu cầu viện trợ lương thực.
Trả lời phỏng vấn báo giới bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo Khối Thịnh vượng chung tại thủ đô Kigali (Rwanda), Chủ tịch Adesina nhấn mạnh, châu Phi không nên tự làm tổn thương chính mình bằng cách phụ thuộc quá mức vào các châu lục khác, cho dù đó là vaccine hay lương thực.
Trên thực tế, việc phụ thuộc sẽ chỉ khiến lục địa này rất dễ tổn thương trước bất kỳ cú sốc nào.
Viện dẫn số liệu châu Phi với 1,3 tỷ dân hiện nhập khẩu từ 80%-90% tất cả các loại thuốc, Chủ tịch AfDB nhấn mạnh, việc dựa vào sự hỗ trợ của các châu lục hoặc các quốc gia khác không thể đảm bảo an ninh y tế của châu Phi.
Tháng trước, AfDB đã phê duyệt khoản tài trợ 1,5 tỷ USD, tạo thuận lợi cho việc sản xuất lương thực khẩn cấp nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực. Dự kiến, số tiền này sẽ được giải ngân để hỗ trợ 20 triệu nông dân sản xuất 38 triệu tấn lương thực.
Theo Chủ tịch Adesina, AfDB đã tiếp nhận đề nghị của các quốc gia mong muốn được hưởng khoản tài trợ nói trên. Ông khẳng định, Hội đồng quản trị của ngân hàng này sẽ nhanh chóng xem xét, phê duyệt và giải ngân tiền tài trợ.
Tuần này, Hội đồng quản trị AfDB đã phê duyệt việc thiết lập Quỹ công nghệ dược phẩm châu Phi mới, cho phép châu Phi tận dụng quyền sở hữu trí tuệ, các công nghệ và các sáng chế được bảo hộ để phát triển các ngành sản xuất dược phẩm và vaccine của châu lục.
Châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề khi nền kinh tế suy thoái do tác động của đại dịch Covid-19. Hiện nay, nhiều quốc gia đang chật vật để phục hồi, phải đối diện với tình trạng lạm phát và thiếu hụt lương thực do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine.
| Tin thế giới 23/6: Ukraine nói 'cao trào đáng sợ' ở Donbass? Đức thừa nhận khủng hoảng khí đốt; Australia vật lộn bài toán khó với Trung Quốc Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Đức thừa nhận khủng hoảng khí đốt, Ukraine gia nhập EU, quan hệ Nga-Mỹ, Australia-Trung Quốc, tình hình Bán đảo ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/6): Cú sốc nguồn cung từ xung đột ở Ukraine, Mỹ và đồng minh ‘ra tay’ với dầu Nga, ‘bóng ma’ lạm phát đe dọa Bulgaria Xung đột Nga-Ukraine tác động lớn tới tăng trưởng GDP toàn cầu, các nước tìm mọi cách hạ nhiệt giá xăng dầu, đối phó lạm ... |