Chủ tịch Đại hội đồng LHQ: Tổng thư ký tiếp theo nên là nữ

An CHu
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres khẳng định, bình đẳng giới và các quyền lợi của phụ nữ phải là trọng tâm của một khế ước xã hội mới phù hợp với các xã hội và các nền kinh tế hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
LHQ nhấn mạnh vai trò của bình đẳng giới, Chủ tịch Đại hội đồng: Tổng thư ký tiếp theo nên là nữ. (Nguồn: UN Women)
Lễ khai mạc kỳ họp thứ 66 của Ủy ban Địa vị phụ nữ của LHQ ngày 14/3 tại trụ sở LHQ ở New York. (Nguồn: UN Women)

Ông Guterres đưa ra tuyên bố trên vào ngày 14/3, tại buổi lễ khai mạc kỳ họp thứ 66 của Ủy ban Địa vị phụ nữ của LHQ với chủ đề “Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái đặt trong các chương trình, chính sách giảm thiểu nguy cơ từ biến đổi khí hậu, các nguy cơ môi trường và thảm họa”.

Theo ông, các tình huống khẩn cấp chưa từng có như khủng hoảng khí hậu, ô nhiễm, mất đa dạng sinh học, cùng với đại dịch Covid-19 và tác động từ các cuộc xung đột đang diễn ra, đã phát triển nhanh chóng thành những cuộc khủng hoảng lan rộng và có tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Trong số đó, phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với những mối đe dọa lớn nhất và những tổn hại sâu sắc nhất.

Do sự phân biệt giới tính, nhu cầu và lợi ích của phụ nữ thường bị bỏ qua trong các chính sách và quyết định về sử dụng đất, chống ô nhiễm, bảo tồn và chống biến đổi khí hậu. Tỷ lệ phụ nữ sở hữu đất đai hay làm lãnh đạo là rất nhỏ.

Trong số những người đóng vai trò ra quyết định trong khuôn khổ Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, phụ nữ chỉ chiếm 1/3. Trên thế giới, số Bộ trưởng Môi trường là nữ chỉ chiếm 15%.

Theo ông Guterres, điều này một lần nữa chứng tỏ rằng chúng ta đang sống trong một thế giới và nền văn hóa do nam giới làm chủ.

Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh: "Chúng ta không thể thực hiện bất kỳ mục tiêu nào nếu không có sự đóng góp của tất cả mọi người. Đây là lý do vì sao tất cả mọi người, bao gồm cả nam giới và trẻ em trai, nên hợp tác để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và đảm bảo bình đẳng giới".

Các cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường cùng với những ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế và xã hội là những hạn chế trong thời đại hiện nay. Lúc này, cách thức phản ứng đối với các khủng hoảng sẽ vạch ra một lộ trình cho thế giới trong nhiều thập kỷ tới.

Ông Guterres lưu ý, phụ nữ và trẻ em gái phải đóng vai trò tiên phong và trung tâm, dẫn dắt các nỗ lực tiến tới tương lai bền vững mà thế giới đang cần.

Cũng trong lễ khai mạc của kỳ họp trên, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Abdulla Shahid cho rằng, tổng thư ký tiếp theo của LHQ nên là một phụ nữ.

Trong suốt 76 kỳ họp của Đại hội đồng, đã có 4 phụ nữ được bầu vào ghế Chủ tịch, nhưng trong số 9 Tổng thư ký LHQ, chưa có người nào là nữ.

Theo ông Shahid, LHQ không thể kêu gọi thực hiện các nguyên tắc vàng trên khắp thế giới chứng nào bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vẫn là vấn đề đáng quan tâm, trong khi chưa thực hiện tiêu chuẩn này ngay tại thể chế này.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cho biết sẽ dẫn đầu đề xuất chọn một phụ nữ làm Tổng thư ký tiếp theo, kế nhiệm ông Antonio Gutterrs, người đang trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai.

LHQ: Cần đưa bình đẳng giới vào luật pháp và chính sách toàn cầu

LHQ: Cần đưa bình đẳng giới vào luật pháp và chính sách toàn cầu

Ngày 8/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo, quyền của nữ giới đang giảm sút ở nhiều lĩnh vực, đặc ...

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vì một tương lai bền vững

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vì một tương lai bền vững

Cùng với đại dịch Covid-19, phụ nữ cũng bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác là biến đổi khí hậu và ...

(theo UN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm, bong bóng đã vỡ, chuyên gia nói gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm, bong bóng đã vỡ, chuyên gia nói gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm, bong bóng đã vỡ, chuyên gia nói gì về thị trường?
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Sáng 7/5, lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã được tổ chức trọng thể tại TP. Điện Biên ...
Met Gala 2024: Jennie nhóm nhạc BlackPink nổi bật và quyến rũ với đầm thiết kế riêng

Met Gala 2024: Jennie nhóm nhạc BlackPink nổi bật và quyến rũ với đầm thiết kế riêng

Ca sĩ Jennie, nhóm BlackPink, khoe sắc vóc gợi cảm khi xuất hiện tại Met Gala, New York, Mỹ, hôm 6/5.
Việt Nam-Australia: Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam-Australia: Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Đại sứ Phạm Hùng Tâm gặp Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Thương mại và du lịch Australia Don Farrell tại trụ sở Nghị viện Australia.
Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn với ước nguyện cầu xin cho gia đạo luôn bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc ...
Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Một nhóm nhà khoa học phát hiện tại Trung Quốc những dấu chân của loài deinonychosaur (chim khủng long) lớn nhất được biết đến nay.
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Đời sống kinh tế-xã hội của huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

'Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác'.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động