Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam

Chu Văn
Thời gian qua, việc bảo đảm quyền con người, triển khai giáo dục về quyền con người tại Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Nguồn: VGP)

Sáng 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người. Hội nghị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội, trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng đồng chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Lãnh đạo các đoàn thể chính trị, xã hội; Lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố; các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Hội nghị góp phần hưởng ứng giai đoạn thứ 5 của chương trình giáo dục quyền con người do Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua ngày 19/8/2024 và kỷ niệm 76 năm Ngày Quốc tế về quyền con người (10/12/1948-10/12/2024).

Góp phần nâng cao nhận thức và phát huy quyền con người

Khai mạc Hội nghị, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh "Một trong những điểm cốt lõi của kỷ nguyên mới, như trao đổi của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chính là hướng tới mục tiêu "mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu."

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội nghị. (Nguồn: VGP)

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trong kỷ nguyên mới này, quyền con người, quyền công dân được Đảng, Nhà nước ta tiếp tục quan tâm và ngày càng được bảo đảm tốt hơn, như khát khao tột bậc khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong ước. Thời gian qua, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, giáo dục quyền con người nói riêng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, đặc biệt trong thời kỳ Đổi mới."

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo tổng kết và thảo luận đánh giá về kết quả và hạn chế trong việc thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” và Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Đề án; đồng thời đề xuất nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục quyền con người trong tình hình mới.

Hội nghị đánh giá sau 7 năm thực hiện Đề án, cả nước đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên; biên soạn và đưa vào sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, các tài liệu tham khảo về quyền con người phục vụ giảng dạy; tổ chức giáo dục quyền con người cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Việc triển khai Đề án đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người; trang bị kiến thức, kỹ năng về quyền con người cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người làm công tác thực tiễn của các ban, bộ, ngành, địa phương tham gia vào các hoạt động của Đề án, đặc biệt là cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và người học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân và một số lĩnh vực khác; người học và công chúng được nâng cao nhận thức và phát huy quyền con người; góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc về quyền con người ở Việt Nam; thành tựu về giáo dục quyền con người đã lan tỏa tới nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao ở trong và ngoài nước.

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thẳng thắn cho rằng, việc thực hiện Đề án chưa được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra; quá trình tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của Đề án còn lúng túng, chưa thực hiện đúng kế hoạch; việc triển khai Đề án ở địa phương còn vướng mắc do thiếu tài liệu hướng dẫn; kinh phí dành cho Đề án còn hạn chế...

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: VGP)

Phát biểu kết luận Hội nghị, ghi nhận các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, gửi đi thông điệp về bảo vệ quyền con người và giáo dục về quyền con người của Việt Nam với thế giới, khẳng định đường lối chính sách, tổ chức thực hiện, hướng tới người dân về quyền con người của Việt Nam.

Nêu một số vấn đề về quyền con người và giáo dục quyền con người trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vấn đề quyền con người và giáo dục quyền con người là một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quan điểm xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Trong các Cương lĩnh, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều coi trọng việc bảo đảm quyền con người.

Trong đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Trong bài viết Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ: “không để một số điều luật trở thành điểm nghẽn cản trở thực hiện quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế-xã hội.”

Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, nghị quyết, kết luận về quyền con người, trong đó có “Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong thệ thống giáo dục quốc dân.”

Thời gian qua, việc bảo đảm quyền con người, triển khai giáo dục về quyền con người tại Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2024 tăng 8 bậc so với kỳ trước, từ 115 lên vị trí 107/193 quốc gia; theo xếp hạng của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc năm 2024 của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143; Chỉ số phát triển bền vững (SDGs) của Việt Nam năm 2024 tăng 1 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/166; Việt Nam hiện là thành viên và tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.

Lấy ví dụ trong việc chăm lo cho người dân trong đại dịch Covid-19, trong khắc phục Bão số 3 (Yagi), xóa nhà tạm, dột nát hay xóa đói, giảm nghèo... Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ Đảng, Nhà nước ta không có mục tiêu nào khác cao hơn là mang lại độc lập tự do cho dân tộc và cuộc sống hạnh phúc, ấm no của người dân, để mọi người dân có quyền được sống, quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc như trong bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng công bố với quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945.

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam
Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Nguồn: VGP)

Giáo dục quyền con người phải thiết thực, hiệu quả, không hình thức

Biểu dương các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã có nhiều nỗ lực, triển khai đồng bộ, toàn diện và cơ bản bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả Đề án giáo dục quyền con người, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của toàn dân, toàn diện, bao trùm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và do nhân dân làm chủ; là chương trình chính thức, đặt trong tổng thể nền giáo dục Việt Nam lấy "học sinh là trung tâm, thầy cô giáo là động lực, nhà trường là nền tảng", trong xã hội học tập, thực hiện học tập suốt đời.

Nhấn mạnh, giáo dục quyền con người có ý nghĩa và là nội dung đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thời gian tới Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyền con người; thể chế hóa đầy đủ và thực hiện hiệu quả các nội dung về quyền con người đã được Hiến pháp năm 2013 quy định; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững trên tinh thần lấy người dân là trung tâm, là chủ thể; tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc tuyên truyền, giám sát và thúc đẩy sự tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong toàn xã hội.

Cùng với đó, tham gia có trách nhiệm, thúc đẩy đối thoại, hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm chung về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo.

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị. (Nguồn: VGP)

Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, nhất là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân một cách thực chất, thiết thực, hiệu quả, chống chủ nghĩa thành tích, qua loa, chiếu lệ, hình thức, Thủ tướng Chính phủ lưu ý việc bảo vệ nhân quyền và giáo dục quyền con người ở Việt Nam phải được thể hiện trong các nội hàm: con người được sống vui, sống khỏe, sống an toàn, sống xanh; mọi người được tự do, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, phát huy tối đa lợi ích của bản thân và đóng góp cho cộng đồng, xã hội; người Việt Nam có cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc, năm sau cao hơn năm trước, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, để thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu phát triển vĩ đại là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu, Thủ tướng đề nghị phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, giá trị quyền con người và tăng cường giáo dục về quyền con người; mong muốn và tin tưởng, các cơ quan tham gia Đề án tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tập trung thời gian, trí tuệ, nguồn lực với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và sớm hoàn thành tốt tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu Đề án đã đề ra.

Thủ tướng tin tưởng với sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, toàn dân, công tác bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp, góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động ...

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.

Ngày Nhân quyền thế giới: Đa dạng, hòa nhập và không phân biệt đối xử – Nền tảng thiết yếu cho sự tiến bộ

Ngày Nhân quyền thế giới: Đa dạng, hòa nhập và không phân biệt đối xử – Nền tảng thiết yếu cho sự tiến bộ

Bài viết của Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam Carmen Cano de Lasala và Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc ...

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Có thể khẳng định rằng những kết quả, thành tựu to lớn trên lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người mà ...

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt trả lời về kết quả chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng ...
Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan đánh giá cao những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 Việt ...
Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

Trong năm 2025, VIMC sẽ triển khai chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn sắp tới để đưa ngành hàng hải Việt Nam ra biển lớn.
Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Tối 9/1/2025, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, hệ thống Giáo dục mầm non Phần Lan (FIS - Finland Preschool) đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội ...
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia tái khẳng định cam kết hợp tác với Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, đem ánh dương cho cộng đồng.
Trưởng đại diện UNFPA: Cảm nhận rõ nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam

Trưởng đại diện UNFPA: Cảm nhận rõ nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam

Trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson bày tỏ ấn tượng trước quyết tâm của Việt Nam để thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Phiên bản di động