Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

PGS. TS Tường Duy Kiên
Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Có thể khẳng định rằng những kết quả, thành tựu to lớn trên lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã đạt được là minh chứng sinh động cho thấy quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam là đúng đắn, là vì quyền con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Quyền con người là giá trị chung của nhân loại, là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới; là vấn đề thuộc bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), ngọn cờ của những người cộng sản. Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.

Bài viết khái quát những thành tựu trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người sau hơn 35 năm Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền và tích cực chủ động hội nhập quốc tế.

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc - tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. (Nguồn: TTXVN)

Nỗ lực xây dựng và hoàn thiện thể chế về quyền con người, tạo cơ sở pháp lý cho tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người

Nhận thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy bảo vệ quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Ngay sau khi Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc (năm 1977), vào những năm 80 của thế kỷ trước, Nhà nước Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc[1]. Tính đến nay (2022), Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. So với nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển, Việt Nam không thua kém về số lượng là thành viên các công ước quốc tế về quyền con người[2].

Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam cam kết thực hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước. Điều này là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đó là, “coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết[3]”.

Cùng với việc tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia, trong đó tích cực nội luật hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế.

Hiến pháp năm 2013 là đỉnh cao của hoạt động lập hiến về quyền con người, hiến pháp dã dành trọn vẹn 36 điều trong tổng số 120 điều để quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; cùng với các luật, bộ luật được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Điều này không chỉ xác lập cơ sở pháp lý về các quyền của chủ thể hưởng quyền (cá nhân, công dân, các nhóm yếu thế trong xã hội), mà còn đặt nghĩa vụ, trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước và các tổ chức phi nhà nước (chủ thể nghĩa vụ) phải nâng cao tinh thần trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lý tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người đã được Hiến pháp quy định là Nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3 và khoản 1, Điều 14, Hiến pháp năm 2013).

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới
Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. (Nguồn: Bloomberg)

Kết quả bảo đảm, bảo vệ quyền con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

Nhờ thành tựu trong hoạt động lập hiến, lập pháp, bảo đảm, bảo vệ quyền con người đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

Trên lĩnh vực dân sự, chính trị: Các quyền con người về dân sự, chính trị đã được bảo đảm một cách chủ động trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Chẳng hạn, bảo đảm quyền sống, pháp luật không chỉ quy định trừng phạt nghiêm khắc các hành vi tước đoạt mạng sống của con người một cách tùy tiện; nghiêm cấm tra tấn nhục hình; chỉ áp dụng án tử hình với các loại tội đặc biệt nghiêm trọng nhất.

Bộ luật Hình sự năm 2015 tiếp tục bỏ án tử hình ở 8 tội danh; không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội...Việc bảo đảm quyền sống còn được quan tâm về khía cạnh kinh tế, xã hội thông qua việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh; thực hiện các biện pháp cứu trợ khẩn cấp đối với những vùng chịu thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh.

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới
Sách trắng 'Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam'. (Ảnh: Vinh Hà)

Vì vậy, trong thời kỳ đổi mới tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh giảm rõ rệt. Hoặc, đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ pháp lý vững chắc về bảo đảm quyền này trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định 162/2017 của Chính phủ, lần đầu tiên quy định tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại. Pháp luật đã điều chỉnh nhiều quy định về thời gian, thủ tục để tạo thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo...

Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, nhờ đường lối đúng đắn được xác định trong các nghị quyết và văn kiện của Đảng[4] về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp trong suốt 15 năm qua với mục tiêu bảo vệ công lý, quyền con người, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng cần phải kể tới đó, “công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và việc bắt, giam, giữ, cải tạo được thực hiện nghiêm minh, dân chủ, công bằng hơn, hạn chế được oan, sai, bỏ lọt tội phạm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế[5]”.

Trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa: bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cũng được thực hiện một cách tích cực trong triển khai các chương trình, mục tiêu, chính sách quốc gia như bảo đảm quyền thoát nghèo; quyền về việc làm, thu nhập; quyền sở hữu; an sinh xã hội, quyền được chăm sóc y tế, sức khỏe; quyền được học tập, giáo dục; quyền được tham gia vào đời sống văn hóa…

Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội đã được phát triển thành mạng lưới an sinh xã hội, không ngừng mở rộng diện bao phủ các đối tượng an sinh xã hội và ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng an sinh xã hội.

Điều này phản ánh rõ nét qua những chuyển biến tích cực trên các phương diện như: Hệ thống bảo hiểm xã hội; hệ thống hỗ trợ giải quyết việc làm; hệ thống trợ giúp xã hội; hệ thống chính sách ưu đãi cho người có công và hệ thống bảo đảm tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (như giáo dục, y tế, nhà ở, thông tin, giao thông, nước sạch...) ngày càng được cải thiện về chất lượng cũng như quy mô dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của đại bộ phận người dân, đặc biệt là nhóm dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, những địa bàn đặc biệt khó khăn.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách chưa có tiền lệ[6] về bảo đảm quyền lợi của những người bị tác động của đại dịch thông qua các gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trong đại dịch bằng những gói phúc lợi hàng chục ngàn tỷ đồng[7], bảo đảm các quyền con người cơ bản cho người dân, đồng thời gia tăng năng lực hoạt động cho hệ thống an sinh xã hội để ứng phó hiệu quả với những thách thức mang tính toàn cầu cũng như thiết lập những bảo đảm cần thiết cho sự phát triển bền vững với tầm nhìn trung và dài hạn.

Hiện nay, so với 20 năm trước đổi mới, đời sống của đại bộ phận người dân Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt với sự liên tục cải thiện các chỉ số quan trọng liên quan đến con người như chỉ số phát triển con người (HDI) (Việt Nam hiện xếp thứ 115/191 quốc gia), chỉ số bất bình đẳng giới (GII), tuổi thọ bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người... Việt Nam cũng là một trong những quốc gia hoàn thành sớm Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs). Theo xếp hạng của Liên hợp quốc năm 2020 về thực hiện SDGs, Việt Nam xếp thứ 51/193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, đạt thành tích cao hơn so với nhiều nước trong khu vực.

Bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, như: phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có HIV/AIDS… luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình thực thi quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Trên thực tế quyền của các nhóm này đã đạt được nhiều kết quả tích cực xét theo các tiêu chí, như: chống phân biệt đối xử; tăng cường mức độ sẵn có của các dịch vụ; khả năng tiếp cận bình đẳng và chất lượng các dịch vụ, cơ hội; mức độ bao phủ của hệ thống bảo hiểm xã hội; chi phí phù hợp…

Kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV, (nhiệm kỳ 2021-2026), số lượng nữ là đại biểu Quốc hội là 151 người, chiếm 30,26% (đạt cao nhất từ trước đến nay[8]); Tỷ lệ dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội khóa XV là 89 người, chiếm 17,84%[9]. Từ năm học 2017-2018, đã có 22 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số (715 trường); 8 ngôn ngữ của dân tộc thiểu số được đưa thành môn học; 6 bộ sách giáo khoa được xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số…[10]

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, ngày 26/2. (Ảnh: Nhất Phong)

Chủ động, tích cực tham gia các hoạt chung vì quyền con người và bước đầu có đóng góp cho việc định hình thể chế thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong khu vực và trên thế giới

Với quan điểm của Đảng là “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết[11]”. Việt Nam trong những năm gần đây không chỉ nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế mà còn tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực và thế giới. Điều này thể hiện rõ thông qua mức độ tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng ‎thuận rất cao những lần Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Trong giai đoạn 2014-2016, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Việt Nam không chỉ tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xóa bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hóa đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế, mà còn có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người của Hội đồng Nhân quyền trên những vấn đề còn khác biệt ví dụ như về quyền sức khỏe sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xóa bỏ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tình dục…

Việt Nam cũng đã thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo; gắn với việc phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để bảo đảm Hội đồng Nhân quyền hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hóa, không can thiệp vào công việc nội bộ các nước[12].

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới
Các đại biểu tham dự cuộc họp lần thứ 37 Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền tại Bali, Indonesia từ ngày 22-26/5/2023 . (Nguồn: asean.org)

Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được thể hiện qua vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Trong cuộc họp đặc biệt lần hai của AICHR theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện AICHR, các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN, diễn ra cuối tháng 11/2020, các nước đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch AICHR 2020, đã dẫn dắt hoạt động của AICHR trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, không chỉ giúp duy trì đà hợp tác của AICHR và ứng phó hiệu quả trước các tác động của đại dịch, mà còn thúc đẩy soạn thảo và thông qua một loạt các văn kiện quan trọng định hướng hợp tác AICHR trong thời gian tới.

Việt Nam không chỉ quan tâm thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân ASEAN, chú trọng đến nhóm yếu thế như thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, gắn kết tình hữu nghị, thống nhất, tạo đồng thuận và hợp tác trong AICHR, trong đó đặc biệt là nỗ lực bảo đảm quyền con người trong đại dịch (Covid-19) được cộng đồng các quốc gia ASEAN đánh giá cao mà còn tham gia đóng góp tích cực vào định hình các chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó Việt Nam đã cùng với Philippines và Bangladesh trực tiếp soạn thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền về biến đổi khí hậu và quyền con người đã được chính thức thông qua vào tháng 7/2019[13] tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ.

Với những nỗ lực chung trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong phạm vi quốc gia và khu vực, các nước thành viên ASEAN chính thức đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025. Và trong lần bỏ phiếu mới đây, với số phiếu 145/193, Việt Nam đã chính thức trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, nhiệm kỳ thứ 2 (2023-2025).

Như vậy có thể khẳng định rằng những kết quả, thành tựu to lớn trên lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã đạt được trong suốt 35 năm qua, là minh chứng sinh động cho thấy quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam là đúng đắn, là vì quyền con người.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn sau 35 năm đổi mới xác định lấy “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới…; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”[14]. Đây sẽ là những định hướng quan trọng cho tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong giai đoạn mới đến năm 2030, tầm nhìn 2045.


[1] Vào những năm 1981, 1982 và 1983 Việt Nam đã gia nhập 7 công ước quốc tế về quyền con người, bao gồm: Công ước quốc tế về Ngăn ngừa và Trừng trị tội ác diệt chủng; Công ước quốc tế về Ngăn ngừa và Trừng trị Tội ác Apartheid; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR); Công ước quốc tế về các kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với Tội phạm chiến tranh và Tội phạm chống lại nhân loại; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW).

[2] Chẳng hạn, đến nay Mỹ là nước thường xuyên rao giảng về quyền con người, nhưng đang là nước còn lại duy nhất trên thế giới chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về trẻ em năm 1989; hiện cũng chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.

[3] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB chính trị quốc gia, H. 2016, trang 167.

[4] Nghị quyết 49/NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Đại hội lần thứ X (2006), Đại hội XI (2011), Đại hội XII (2016), Đại hội XIII (2021) về cải cách tư pháp, hoạt động tư pháp.

[5] Ban chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp, Báo cáo tổng kết việc thực hiện chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2011-2016; dự kiến chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021, trang 27.

[6] Nghị quyết tiêu biểu như Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nghị quyết số 128/NQ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

[7] Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 ngay trong khi đại dịch covid-19 đang hoành hành trên thế giới và ở Việt Nam, hàng loạt chính sách an sinh xã hội được Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Gói an sinh xã hội lần thứ nhất đã được triển khai có quy mô gần 62.000 tỷ đồng và gói an sinh xã hội lần thứ 2 với tổng giá trị gần 26000 tỷ đồng.

[8] Hội đồng Bẩu cử quốc gia, Cơ cấu 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Tại trang https://baucuquochoi.vn/infographics-co-cau-499-nguoi-trung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xv/1155.vnp. Truy cập ngày 24/7/2021.

[9] Như trên.

[10] Bộ Ngoại giao, Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III, Hà Nội.2018, tr 39,40.

[11] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, trang 164.

[12] Việt Nam đóng góp tích cực vào hoạt động của Liên hợp quốc. Tại trang https://dangcongsan.vn/thoi-su/viet-nam-dong-gop-tich-cuc-vao-hoat-dong-cua-lien-hop-quoc-523464.html. Truy cập ngày 19/10/2021.

[13] Nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua năm 2019. Tại trang [https://dangcongsan.vn/tieu-diem/viet-nam-mong-muon-tiep-tuc-dong-gop-tich-cuc-voi-hoi-dong-nhan-quyen-lhq-621028.html]. truy cập ngày 5/6/2021.

[14] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, tr.28.

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.

Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, lẽ dĩ nhiên, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên ...

Ngày quốc tế Người khuyết tật: Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh đạo cho mọi người

Ngày quốc tế Người khuyết tật: Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh đạo cho mọi người

Trong khuôn khổ Ngày quốc tế Người khuyết tật (3/12) năm nay, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam phối hợp với ...

Hơn 10.000 tác phẩm kể câu chuyện về Việt Nam hạnh phúc

Hơn 10.000 tác phẩm kể câu chuyện về Việt Nam hạnh phúc

Vào 20h ngày 11/12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức lễ khai ...

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 12/12/2024: Giá vàng 'phi như bay', thế giới bám sát mốc 2.700 USD/ounce, trong nước tăng tiền triệu

Giá vàng hôm nay 12/12/2024: Giá vàng 'phi như bay', thế giới bám sát mốc 2.700 USD/ounce, trong nước tăng tiền triệu

Giá vàng hôm nay 12/12/2024 ghi nhận thị trường trong nước và quốc tế "dắt tay nhau" đi lên.
Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm về lượng, tăng về giá trị, người dân ‘chuộng’ trồng xen canh

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm về lượng, tăng về giá trị, người dân ‘chuộng’ trồng xen canh

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao

Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ ...
Khi áo dài và âm nhạc truyền thống trở thành ‘sứ giả’ gắn kết các quốc gia

Khi áo dài và âm nhạc truyền thống trở thành ‘sứ giả’ gắn kết các quốc gia

Đại sứ Palestine Saadi Salama trên cương vị là Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam đã tổ chức tiệc trưa giao lưu giữa các Đại sứ của Đoàn Ngoại ...
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình ...
Mohamed Salah trở thành 'vua' sút phạt của Liverpool cùng Gerrard

Mohamed Salah trở thành 'vua' sút phạt của Liverpool cùng Gerrard

Mohamed Salah đạt hai cột mốc ghi bàn ấn tượng tại Champions League ở trận Liverpool thắng Girona tại lượt thứ 6 vòng phân hạng Champions League 2024/25.
Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Việt Nam

Thời gian qua, việc bảo đảm quyền con người, triển khai giáo dục về quyền con người tại Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện...
2.000 người tham gia giải chạy hướng tới một thế giới hạnh phúc, không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

2.000 người tham gia giải chạy hướng tới một thế giới hạnh phúc, không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại Hà Nội, hơn 2.000 vận động viên đã tham gia Giải chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái lần thứ 3.
Xung đột Dải Gaza: Người dân Palestine đi bộ gần chục cây số với hi vọng 'có bữa no'

Xung đột Dải Gaza: Người dân Palestine đi bộ gần chục cây số với hi vọng 'có bữa no'

Hàng triệu người Palestine đang phải đối mặt với nguy cơ nạn đói khi nguồn cung lương thực giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Hội nghị bàn tròn về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam

Hội nghị bàn tròn về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam

Ngày 6/12, chính phủ Australia, các cơ quan LHQ và chính phủ Việt Nam tổ chức Hội nghị bàn tròn về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam
UNICEF: 51 triệu trẻ em châu Phi cần hỗ trợ vào năm 2025

UNICEF: 51 triệu trẻ em châu Phi cần hỗ trợ vào năm 2025

Ngày 5/12, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phát động lời kêu gọi quyên góp 1,2 tỷ USD vào năm 2025 để hỗ trợ 51 triệu trẻ em ở châu Phi.
Đoàn mục sư Tin Lành quốc tế thăm và tìm hiểu về các mô hình sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam

Đoàn mục sư Tin Lành quốc tế thăm và tìm hiểu về các mô hình sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tiếp đoàn đoàn mục sư Tin lành quốc tế, thân nhân và hai cán bộ của Viện Liên kết Toàn cầu.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.
Hơn 10.000 tác phẩm kể câu chuyện về Việt Nam hạnh phúc

Hơn 10.000 tác phẩm kể câu chuyện về Việt Nam hạnh phúc

Vào 20h ngày 11/12, lễ khai mạc Triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024' tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Sức mạnh toàn dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào tôn giáo

Sức mạnh toàn dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào tôn giáo

Trong các giai đoạn cách mạng, đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có những đóng góp tích cực vào xây dựng quê hương đất nước hiện nay.
Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Công tác bảo đảm quyền của người dân khi thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân...
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Phiên bản di động