Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Điện Biên Phủ

TGVN. Hơn 6 thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất, sáng tạo; là niềm tin của các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do.  Và tầm vóc, ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ luôn gắn liền với vai trò đặc biệt quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người cha già kính yêu của dân tộc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu tich ho chi minh voi chien dich dien bien phu Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng sức mạnh Việt Nam
chu tich ho chi minh voi chien dich dien bien phu Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam
chu tich ho chi minh voi chien dich dien bien phu
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược

Thực hiện cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân (1953-1954), quân và dân ta đã làm đảo lộn kế hoạch chiến tranh của Pháp-Mỹ, làm xoay chuyển cục diện chiến trường có lợi cho ta. Trong khi Nava tập trung quân xây dựng lực lượng cơ động chiến lược để có “quả đấm” mạnh, thì những chiến dịch của quân ta trên các chiến trường, đặc biệt là hướng Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào làm cho quân địch hết sức bị động, lúng túng, phải căng mỏng lực lượng ra đối phó.

Tháng 11/1953, Nava cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, xây dựng nơi này thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương - xương sống của “Kế hoạch Nava”. Lực lượng của địch ở đây lên tới 16.000 quân cùng nhiều vũ khí hiện đại, nhằm làm bàn đạp chiếm lại Tây Bắc, khống chế chiến trường Lào, đồng thời giữ quân chủ lực ta ở Việt Bắc để quân Pháp rảnh tay hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ và đánh chiếm Liên khu 5. Chúng hết lời ca ngợi và tuyên truyền đây là “một cứ điểm đáng sợ”, “một pháo đài bất khả xâm phạm, không thể công phá”.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác nhận định tình hình chiến sự Đông-Xuân đã thống nhất, sau nhiều chiến dịch tổ chức thắng lợi, ta đang ở thế chủ động chiến lược, còn địch ở thế bị động. Từ đó, đi đến quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược - đòn quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Trên cương vị thống soái tối cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng. Không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải hoàn thành cho kỳ được". (1)

Tháng 1/1954, Bác dự cuộc họp Bộ Chính trị chỉ định cơ quan lãnh đạo, chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tín nhiệm giao nắm toàn quyền về quân sự: Tổng Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi trao nhiệm vụ cho Đại tướng, Bác dặn: “Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. (2)

Như vậy, sức mạnh Điện Biên Phủ được hình thành trước hết từ những chỉ đạo, quyết định mang tính chiến lược, trên cơ sở phân tích, nắm vững tình hình thực tiễn. Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kết tinh trí tuệ, bản lĩnh của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với một bộ chỉ huy thao lược, tài ba gồm những cá nhân xuất sắc.

chu tich ho chi minh voi chien dich dien bien phu
Trận pháo kích vào cứ điểm Him Lam, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Huy động sức mạnh toàn quốc cho Chiến dịch

Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá, Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng nó có cái yếu cơ bản là bị cô lập, lại xa hậu phương của địch nên mọi tiếp tế, vận chuyển đều phải dựa vào đường không. Đối với ta, Điện Biên Phủ cũng là nơi xa hậu phương lớn. Để tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ, khó khăn lớn nhất của ta vẫn là vấn đề cung cấp. Nhưng quân dân ta có nhiều khả năng khắc phục khó khăn hơn địch. Đó là hậu phương của ta đang chuyển mình trong cuộc cải cách ruộng đất. Hơn nữa, quân đội ta cũng đã trưởng thành sau các Chiến dịch Biên giới, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, có tiến bộ trong tác chiến, trang bị kỹ thuật, nhất là với ý chí “quyết chiến, quyết thắng” có thể đánh được tập đoàn cứ điểm.

Quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn bạc, phân tích rất kỹ để tìm ra phương án thích hợp huy động sức mạnh của toàn quốc chi viện cho chiến dịch đảm bảo chắc thắng. Một cuộc vận động nhân dân chi viện Điện Biên Phủ đã được triển khai rầm rộ, với quy mô lớn chưa từng có. Hội đồng cung cấp Mặt trận được thành lập để chỉ đạo các địa phương, các ngành kinh tế, tài chính, tổ chức động viên nhân lực, vật lực của cả nước.

Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, chỉ trong một thời gian ngắn ta đã huy động được một khối lượng lớn sức người sức của từ nhiều vùng miền, từ nhiều giai cấp, tầng lớp trong cả nước. Theo số lượng tổng kết Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân đã đóng góp trên 25.000 tấn gạo, trên 260 tấn muối, gần 2.000 tấn thực phẩm, trên 26.000 lượt dân công với trên 18 triệu ngày công, xấp xỉ 21.000 xe đạp thồ, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và trên 3.000 chiếc thuyền.

Tuy nhiên, mỗi một tấn hàng hóa chi viện tới được Tây Bắc, đến tay bộ đội là cả một kỳ công của bao người, đổi bao mồ hôi, xương máu của lực lượng vận tải. Khắc phục khó khăn trên, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương huy động nguồn hậu cần tại chỗ. Đây là một nguồn rất quan trọng không tốn nhiều công sức vận chuyển, vừa nhanh chóng, vừa đỡ lộ bí mật. Trong đó, đồng bào Tây Bắc đã làm tốt nhiệm vụ này thông qua việc nỗ lực tăng gia sản xuất, đóng góp hàng triệu tấn gạo, thịt, rau cho chiến dịch. Bên cạnh đó, nhân dân Tây Bắc còn chăm lo cho bộ đội từ cái kim sợi chỉ, viên thuốc chữa bệnh và gửi hàng vạn bức thư cổ vũ thăm hỏi chiến sĩ…

Trong không khí thi đua “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, ở mọi vùng miền, địa phương đều thi đua với nhau chi viện cho mặt trận. Đồng bào cả nước sát cánh bên nhau xẻ núi, san đồi, làm đường phá thác để mở lối cho quân đi, cho thuyền chở hàng qua lại. Nhờ đó mà điều lo lắng và khó khăn nhất tưởng chừng như không vượt qua được là vấn đề hậu cần chiến dịch đã được giải quyết thành công. Chính sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân là yếu tố tạo nên thành công vượt bậc đó. Và người đã tập hợp, huy động được sức mạnh đó chính là Đảng ta, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - người chỉ huy tối cao của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

chu tich ho chi minh voi chien dich dien bien phu
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Trực tiếp chỉ đạo, động viên cán bộ, chiến sỹ

Từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc Chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, động viên quân và dân ta. Tết Giáp Ngọ (1954), Bác đã gửi tặng mỗi cán bộ, chiến sỹ ở mặt trận một chiếc ca uống nước có in hàng chữ đỏ tươi “Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ”.

Ngay sau ngày mở Chiến dịch, Bác đã gửi thư cho cán bộ, chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ: “Thu Đông năm nay các chú lại có nhiệm vụ tiến quân vào Điện Biên Phủ để tiêu diệt thêm sinh lực địch, mở rộng thêm căn cứ kháng chiến, giải phóng thêm đồng bào còn bị giặc đè nén. Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh: Quyết tâm tiêu diệt địch, quyết tâm giữ vững chính sách, quyết tâm giành nhiều thắng lợi". (3)

Chiều 14/3/1954, Báo Quân đội nhân dân xuất bản tại mặt trận trân trọng đăng thư Bác Hồ gửi cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường Điện Biên Phủ. Trong thư, Bác chỉ rõ nhiệm vụ trong Chiến dịch này là “rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang" và tin tưởng rằng, cán bộ và chiến sĩ ta sẽ “phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới”. Giữa những trận đánh căng thẳng, ác liệt của đợt 1 Chiến dịch, Bác và Trung ương Đảng đã điện khen ngợi, động viên, cổ vũ và căn dặn cán bộ và chiến sỹ mặt trận, trong đó có đoạn: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng. Địch sẽ ra sức đối phó, ta phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan khinh địch, giành toàn thắng cho chiến dịch này”. (4)

Sự động viên của Bác không chỉ dành cho các lực lượng tham gia Chiến dịch, mà còn thể hiện sâu sắc đối với từng cán bộ, chiến sỹ, từ những vấn đề lớn tới những tình huống cụ thể trong chiến đấu và sinh hoạt. Với mặt trận đảm bảo cung cấp cho Chiến dịch, một công việc nặng nề có tính quyết định tới sự thành bại của chiến dịch, Bác cũng có thư riêng “Gửi cán bộ cung cấp và đồng bào dân công”. Bác còn dành sự quan tâm đặc biệt tới tình hình chiến trường. Để khắc phục những khó khăn, trở ngại, bảo đảm cung cấp cho tiền tuyến, Bác và Bộ Chính trị đã kịp thời ra Nghị quyết, chỉ rõ “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này”.

Theo dõi Điện Biên Phủ, nắm tin tức từng ngày, từng giờ, Bác đã đem tới cho cán bộ, chiến sỹ ngoài mặt trận một sức mạnh lớn lao và niềm tin vào thắng lợi, niềm tin bắt nguồn từ chính Người và lòng tin vào những cán bộ chiến sỹ ngoài mặt trận... Từ niềm tin đó, bằng sự lãnh đạo tài tình, đầy thao lược và sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã làm nên kỳ tích lịch sử trong Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào kế hoạch xâm lược của thực dân Pháp, góp phần quan trọng đưa Hội nghị Geneva về Đông Dương đến thành công, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược.

------------------

(1): Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.5, tr.403.

(2): Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, sđd, t.5, tr.416.

(3): Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.7, tr.198

(4): Hồ Chí Minh - Toàn tập, sđd, t.7, tr.266

chu tich ho chi minh voi chien dich dien bien phu Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

TGVN. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 không những là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn cổ vũ ...

chu tich ho chi minh voi chien dich dien bien phu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TGVN. Sáng 30/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận ...

chu tich ho chi minh voi chien dich dien bien phu Điện Biên Phủ: Kể chuyện ở thời bình

(TGVN).Câu chuyên được kể ở Hà Nội vào những ngày tháng bình yên sau 65 năm trận chiến “chấn động địa cầu”. Các diễn giả ...

chu tich ho chi minh voi chien dich dien bien phu [Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt

Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ ...

(theo Minh Duyên/TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động