Chủ tịch Quốc hội khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021

Chu Văn
Sáng 5/12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững” đã chính thức khai mạc với sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. (Nguồn: TTXVN)

Tham dự Diễn đàn có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương…

Cùng dự còn có các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; đại diện một số đại sứ quán tại Việt Nam; các vị khách quốc tế và các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh tế...

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, ngoài điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế, diễn đàn kết nối trực tuyến tới 57 điểm cầu ở các địa phương, 3 điểm cầu quốc tế (Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan) và kết nối trực tuyến tới một số chuyên gia…

Đại biểu dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. (Nguồn: TTXVN)
Đại biểu dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề cả về kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và duy trì được tăng trưởng kinh tế với tốc độ 2,91%, là một trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương cao nhất thế giới.

Năm 2021, với nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ kép, phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế nên 6 tháng đầu năm, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 5,96%. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát lần thứ tư với chủng mới Delta đã gây thiệt hại nặng nề cho cả kinh tế và các lĩnh vực xã hội, quý III tăng trưởng kinh tế âm 6,7% nên 9 tháng năm 2021, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 1,42% và dự kiến cả năm vẫn đạt tăng trưởng dương nhưng không đạt được mục tiêu mà Đảng và Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của năm 2021 mà còn cho cả nhiệm kỳ 5 năm tới.

Để đối phó với dịch bệnh, khắc phục những thiệt hại, phục hồi và phát triển bền vững kinh tế, xã hội, các nước trên thế giới đã tung ra nhiều gói chính sách hỗ trợ về tài khóa và tiền tệ khác nhau về quy mô, tùy vào mức độ diễn biến của dịch bệnh, cũng như khả năng về nguồn lực nhất là chính sách tài khóa tiền tệ của từng nước.

Trong 2 năm qua, để ứng phó với dịch bệnh hỗ trợ cho kinh tế và xã hội, Việt Nam cũng đã sử dụng và khá đồng bộ các chính sách tài khóa và tiền tệ cũng như các chính sách vĩ mô khác. Tổng quy mô các gói hỗ trợ về tài khóa tiền tệ của Việt Nam theo tính toán của các chuyên gia, trong 2 năm (2020 và 2021) ước độ khoảng 4%, thấp hơn một chút so với mức bình quân của các nước trên thế giới. Đối với các nước đang có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp, cỡ khoảng 4,3%, Việt Nam là khoảng 4% GDP của năm 2020. Trong đó gói về tài khóa là khoảng 2,9 %, về tiền tệ là khoảng 1,1%.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết, quyết định các khung khổ chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, về tài chính ngân sách, vay và trả nợ công, đầu tư công và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế của giai đoạn 2021-2025. Đây là một trong những nhiệm kỳ mà tất cả các khuôn khổ quyết định cho phát triển kinh tế 5 năm, thậm chí là tầm nhìn dài hơn đã được Trung ương có chủ trương và Quốc hội đã ban hành toàn bộ các nghị quyết về khung khổ này.

Đồng thời trong Nghị quyết của Kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng và triển khai theo thẩm quyền về chương trình tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm là “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát có hiệu quả”; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế. Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ xây dựng các gói chính sách về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ cho hai chương trình này để phục vụ cho mục tiêu là phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới cũng như phục hồi và phát triển kinh tế để trình Quốc hội xem xét và quyết định sớm.

Dự kiến trong tháng 12 này nếu chuẩn bị được hoàn tất đầy đủ, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định và đề nghị với Quốc hội cho tổ chức một kỳ họp bất thường vào cuối năm nay để xem xét vấn đề rất quan trọng, rất cấp bách này, cùng với những vấn đề rất cấp bách khác liên quan đến quốc kế dân sinh.

Quang cảnh Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. (Nguồn: TTXVN)
Quang cảnh Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 là cơ hội để Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, các đối tác phát triển của Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ, nhân dân, cử tri và cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước hiến kế các giải pháp tổng thể để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững; những chính sách cụ thể về huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực thuộc chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với quy mô, liệu lượng hợp lý nhất cũng như sự phối hợp giữa các chính sách này để duy trì tăng cường các động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng mục tiêu dài hạn của phát triển bền vững hướng tới thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh và chuyển đổi số.

Chủ tịch Quốc hội nhắc lại những nội dung trọng tâm của Diễn đàn là cập nhật, đánh giá về bối cảnh, tình hình phòng, chống dịch bệnh hiện nay trên toàn thế giới, cập nhật những vấn đề mới nhất; những phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng và tác động của dịch bệnh và trực trạng của nền kinh tế thế giới hiện nay cũng như xu hướng trong thời gian tới; kinh nghiệm quốc tế kể cả trong phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế cũng như gợi ý những hàm ý chính sách cho Việt Nam.

Các diễn giả cũng sẽ trao đổi, giải đáp câu hỏi sẽ huy động nguồn lực từ đâu, nhất là trong điều kiện thị trường vốn trung và dài hạn của Việt Nam còn đang hạn chế; phân bổ các nguồn lực vào các nội dung mục tiêu cụ thể nào trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam; giải đáp được câu hỏi về năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế nhất là trong điều kiện còn những điểm nghẽn, vướng mắc nhất là trong khâu tổ chức thực hiện (ví dụ như trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giải ngân đầu tư công...); giải quyết những điểm nghẽn của nền kinh tế để tăng cường năng lực hấp thụ vốn; bảo đảm đúng mục đích cũng như yêu cầu công khai, minh bạch, phòng-chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm khi đề ra và tổ chức thực hiện các nhóm chính sách và các giải pháp này.

Diễn đàn có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần làm rõ thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế để Quốc hội, Chính phủ xem xét, giải quyết các gói chính sách, giải pháp về tài chính, tiền tệ, vừa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch vừa hỗ trợ mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế, xã hội nhằm cụ thể hóa chủ trương đã được nêu tại Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII và Nghị quyết kỳ họp thứ 2, khóa XV, không chỉ góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của năm 2022 mà còn cho cả nhiệm kỳ 5 năm theo những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, theo những quan điểm, định hướng phát triển cụ thể và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao đổi với các đại biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao đổi với các đại biểu. (Nguồn: TTXVN)

Cho biết là diễn đàn mở, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội, các cơ quan hữu quan muốn lắng nghe ý kiến tâm huyết, cởi mở đến từ những người thực thi chính sách, tham gia hoạch định, quyết định, thực thi chính sách.

Theo Chủ tịch Quốc hội, chủ đề của diễn đàn có 2 chữ P, tức là Phục hồi và Phát triển. Nên phát triển ở đây, không phải là bằng mọi giá, mà phải phát triển bền vững. Chúng ta vừa phải chú ý đến những giải pháp cấp bách trước mắt để duy trì các động cơ tăng trưởng, các động lực tăng trưởng, để kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Nhưng những giải pháp ngắn hạn và trung hạn, phải luôn luôn bám vào mục tiêu dài hạn trong việc tái cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, nhưng bền vững. Không chỉ có vấn đề về kinh tế mà cả vấn đề về xã hội, môi trường và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát. Do đó, nhiệm vụ của Quốc hội của Chính phủ là rất nặng nề trong nghiên cứu để thiết kế các chính sách này.

Nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa 2 chữ C - Chính sách và Cuộc sống, Chủ tịch Quốc hội nói: “Nếu các chính sách, nhất là chính sách vĩ mô mà không xuất phát từ hơi thở, thực tiễn cuộc sống thì bản thân chính sách đó sẽ bị sai lệch đi. Nếu thực tiễn cuộc sống không được phản ánh vào trong chính sách thì bản thân chính sách không đi vào cuộc sống trôi chảy và hiệu quả được”.

Trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Diễn đàn sẽ kết nối, gắn kết giữa các lĩnh vực sẽ được xem xét, quyết định với ý kiến của đông đảo giới khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhân dân, cử tri… Bất cứ cá nhân nào muốn tham gia đều có thể thông qua các điểm cầu, tương tác với website chính thức của Diễn đàn do Ban tổ chức thiết lập.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam: Đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế năm 2020 - 2021

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam: Đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế năm 2020 - 2021

Chiều tối 2/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Viện ...

Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam 2021: Tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội

Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam 2021: Tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội

Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu và là một động lực mới ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm, bong bóng đã vỡ, chuyên gia nói gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm, bong bóng đã vỡ, chuyên gia nói gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm, bong bóng đã vỡ, chuyên gia nói gì về thị trường?
Chiến thắng Điện Biên Phủ - những giá trị còn mãi

Chiến thắng Điện Biên Phủ - những giá trị còn mãi

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại những giá trị lịch sử và bài học lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay...
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Đánh dấu 35 năm quan hệ Việt Nam-Brazil bằng những hợp tác thực chất và hiệu quả hơn nữa

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Đánh dấu 35 năm quan hệ Việt Nam-Brazil bằng những hợp tác thực chất và hiệu quả hơn nữa

Theo Đại sứ Bùi Văn Nghị, đối tác toàn diện 'thực chất, hiệu quả' là cụm từ phản ánh quan hệ Việt Nam-Brazil trong 35 năm qua và cả trong ...
Nghĩa tình quân dân trong mùa hạn

Nghĩa tình quân dân trong mùa hạn

Sự giúp đỡ của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân không chỉ giúp bà con ổn định cuộc sống mà còn tăng cường tình đoàn kết quân dân.
Hình ảnh vợ và hai con gái HLV Kiatisuk mừng CLB Leicester City vô địch giải Hạng nhất Anh

Hình ảnh vợ và hai con gái HLV Kiatisuk mừng CLB Leicester City vô địch giải Hạng nhất Anh

Vợ và hai con của HLV Kiatisuk hòa chung vào không khí sôi động của CLB Leicester diễu hành mừng vô địch giải hạng Nhất Anh mùa giải 2023/24.
Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và bàn giao ngư dân Philippines gặp nạn tại Trường Sa

Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và bàn giao ngư dân Philippines gặp nạn tại Trường Sa

Tàu 412, thuộc Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận và bàn giao 1 ngư dân gặp nạn tại khu vực đảo Trường Sa cho tàu Philippines.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động