Việt Nam - Philippines ra Tuyên bố báo chí chung

Nhất Phong
Theo Tuyên bố chung ngày 30/1, Việt Nam - Philippines nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố báo chí chung Việt Nam - Philippines nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr., từ ngày 29-30/1/2024.

Việt Nam - Philippines ra Tuyên bố báo chí chung
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và Phu nhân tại Phủ Chủ tịch.

1. Nhận lời mời của Ngài Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ngài Ferdinand Romualdez Marcos Jr., Tổng thống nước Cộng hòa Philippines đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 29 – 30/01/2024.

2. Trong chuyến thăm, Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. đã dự Lễ đón chính thức và hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Tổng thống Philippines cũng đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

3. Tại buổi hội đàm, hai Nhà Lãnh đạo đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ và thực chất của mối quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước. Trên cơ sở nhiều điểm tương đồng về quan điểm và lợi ích giữa hai nước, hai Nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường và phát triển quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc và toàn diện trong bối cảnh hai bên đang tiến tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược trong năm 2025 và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2026.

4. Hai Nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, và giao lưu nhân dân. Hai bên cam kết đẩy mạnh các cơ chế hợp tác song phương hiện có và triển khai hiệu quả các văn kiện được ký kết giữa hai nước nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đến dự cuộc gặp gỡ doanh nghiệp hai nước. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đến dự cuộc gặp gỡ doanh nghiệp hai nước. (Nguồn: TTXVN)

5. Hai Nhà Lãnh đạo ủng hộ việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế và khuyến khích triển khai các sáng kiến hợp tác chung giữa hai nước. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kim ngạch thương mại và đầu tư hai chiều, bao gồm thông qua việc tranh thủ hiệu quả Hiệp định ASEAN về Thương mại hàng hóa (ATIGA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng tích hợp giữa các doanh nghiệp của hai nền kinh tế. Hai Nhà Lãnh đạo cũng nhất trí hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy dòng chảy thương mại thông suốt nhằm đạt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD trong thời gian sớm nhất, cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư trong những lĩnh vực hai nước cùng quan tâm. Hai Nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như nông nghiệp, đặc biệt là thương mại gạo và việc tiếp cận thị trường các sản phẩm nông sản, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, quản lý vận tải, đổi mới sáng tạo, du lịch, kết nối, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, bên cạnh các lĩnh vực khác.

6. Hai bên ghi nhận đà hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, đóng góp tích cực vào việc tăng cường hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines. Theo đó, hai Nhà lãnh đạo đồng ý: (i) tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao, các hoạt động chia sẻ thông tin, trao đổi giáo dục và đào tạo, và các cơ chế đối thoại quốc phòng; (ii) tăng cường phối hợp trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng cũng như hợp tác về quân y, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HADR), an ninh hàng hải và hàng không, chống chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng, các hoạt động gìn giữ hòa bình, bên cạnh các lĩnh vực khác; và (iii) tăng cường hợp tác thực thi pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm hợp tác về đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến cá độ, tín dụng đen, cư trú, lao động bất hợp pháp… cũng như các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đồng thời kêu gọi các quan chức liên quan của hai nước phát huy chuyên môn và kinh nghiệm của nhau.

Việt Nam - Philippines ra Tuyên bố báo chí chung
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.

7. Hai Nhà lãnh đạo nhất trí củng cố các cơ chế hợp tác biển hiện có, nhất là Ủy ban hỗn hợp về các vấn đề Biển và Đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao, đường dây nóng giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước, bên cạnh các cơ chế khác, và thông qua các biện pháp khác nhằm bảo đảm an ninh và an toàn cho ngư dân của nhau cũng như giải quyết hòa bình các sự cố trên biển.

8. Hai Nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác về

giáo dục, văn hóa, du lịch, chăm sóc sức khỏe, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương, cũng như phát huy vai trò của các tổ chức hữu nghị hai nước nhằm tăng cường gắn kết và hiểu biết lẫn nhau, đẩy mạnh kết nối và làm phong phú sự đa dạng về văn hóa, góp phần tăng cường toàn diện quan hệ giữa hai nước.

9. Hai Nhà lãnh đạo cũng dành thời gian trao đổi trên nhiều vấn đề quốc tế, khu vực và tiểu vùng cùng quan tâm, bao gồm tình hình tại Myanmar và Biển Đông. Hai bên tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực, bao gồm thúc đẩy các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, hỗ trợ hợp tác tiểu vùng, bao gồm các cơ chế hợp tác

Mê-công và BIMP-EAGA. Theo đó, hai Nhà lãnh đạo hoan nghênh sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Philippines trong ASEAN và nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp và tham vấn lẫn nhau để ứng phó hiệu quả và kịp thời trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, qua đó góp phần tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình và cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

10. Hai Nhà lãnh đạo hoan nghênh sự phối hợp và tham vấn chặt chẽ cũng như ủng hộ lẫn nhau, bao gồm việc ứng cử của hai nước, tại các tổ chức quốc tế và các khuôn khổ đa phương, nhất là Liên Hợp quốc (UN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).

Việt Nam - Philippines ra Tuyên bố báo chí chung
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Tổng thống thăm quan Hoàng Thành Thăng Long

11. Hai Nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Hai bên kêu gọi việc kiềm chế các hành động gây phức tạp hoặc làm leo thang các tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực, và tránh các hành động đơn phương có thể thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Hai Nhà Lãnh đạo tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ASEAN – Trung Quốc năm 2002 về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông (DOC) và thúc đẩy việc sớm hoàn tất đàm phán Bộ Quy tắc về Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Theo đó, hai Nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC.

12. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đã chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực, bao gồm Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo, Bản ghi nhớ về phòng ngừa và quản lý sự cố tại Biển Đông, Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan, Chương trình hợp tác về văn hóa giai đoạn 2024 – 2029 và Bản ghi nhớ về hợp tác biển.

13. Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. cảm ơn sự tiếp đón chu đáo mà các Lãnh đạo và người dân Việt Nam đã dành cho đoàn Philippines trong chuyến thăm lần này. Nhân dịp này, Tổng thống Philippines cũng mời các Lãnh đạo Việt Nam sang thăm Philippines vào thời gian thuận tiện.

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietlott 28/7, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/7/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/7, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/7/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/7 - Vietlott Mega 6/45 28/7. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/7/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thắp hương, chia buồn tại nhà riêng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thắp hương, chia buồn tại nhà riêng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối 27/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken do Tổng thống Joe Biden cử đến thắp hương, chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
XSKG 28/7, kết quả xổ số Kiên Giang Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Kiên Giang ngày 28 tháng 7

XSKG 28/7, kết quả xổ số Kiên Giang Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Kiên Giang ngày 28 tháng 7

XSKG 28/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 28/7/2024. KQXSKG chủ Nhật. ket qua xo so Kien Giang. xổ số Kiên Giang ngày ...
XSDL 28/7, kết quả xổ số Đà Lạt Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Đà Lạt ngày 28 tháng 7

XSDL 28/7, kết quả xổ số Đà Lạt Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Đà Lạt ngày 28 tháng 7

XSDL 28/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt nhanh nhất hôm nay - XSDL 28/7/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. xổ số Đà ...
XSTG 28/7, kết quả xổ số Tiền Giang Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Tiền Giang ngày 28 tháng 7

XSTG 28/7, kết quả xổ số Tiền Giang Chủ nhật ngày 28/7/2024. xổ số Tiền Giang ngày 28 tháng 7

XSTG 28/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang nhanh nhất hôm nay - XSTG 28/7/2024. ket qua xo so Tien Giang. xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
Giá tiêu hôm nay 28/7/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, nhận định về động lực tăng trưởng cuối năm của giá tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 28/7/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, nhận định về động lực tăng trưởng cuối năm của giá tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 28/7/2024 tại thị trường trong nước hầu như ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động