Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Viện chính sách Australia-Việt Nam

Chu Văn
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Australia, chiều 2/12 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Đại học RMIT, thành phố Melbourne, bang Victoria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu quan trọng tại Viện chính sách Australia-Việt Nam. Tham dự có Giáo sư Alec Cameron, Chủ tịch kiêm Phó Hiệu trưởng Đại học RMIT…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng tới thăm và phát biểu tại Viện Chính sách Australia-Việt Nam, cơ quan nghiên cứu và đề xuất chính sách đầu tiên của Australia chuyên về quan hệ giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Sự ra đời và những hoạt động của Viện thời gian qua đã thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn của Australia đối với Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hai nước đang bước sang một giai đoạn phát triển mới, thực chất và mạnh mẽ hơn.

Viện đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận phong phú về chính sách, kết nối doanh nghiệp và địa phương hai nước. Tôi hy vọng Viện sẽ sớm phát triển thành một trong những trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu về Việt Nam trong khu vực; đồng thời sẽ là vườn ươm ý tưởng cho quan hệ hai nước không ngừng phát triển trong nửa thế kỷ tiếp theo”.

Giới thiệu bài phát biểu của mình với chủ đề “Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ 3 vấn đề, gồm: Một vài suy nghĩ về tình hình thế giới và khu vực; chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt đối với Ấn Độ Dương và khu vực châu Á -Thái Bình Dương; quan hệ Việt Nam-Australia và triển vọng.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, thế giới bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ 21 với vô vàn biến cố khó lường. Lần đầu tiên nhân loại trải qua một đại dịch với quy mô chưa từng có, tổn thất vượt xa mọi dự báo. Kể từ sau Chiến tranh lạnh, chưa bao giờ môi trường chính trị, kinh tế và an ninh quốc tế lại đứng trước nhiều khó khăn và thách thức như hiện nay.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong bối cảnh đó, bức tranh toàn cầu không chỉ có những gam màu tối mà vẫn lạc quan và hy vọng để hướng về tương lai. Dịch bệnh không làm sụp đổ mà khiến các nước mạnh mẽ và đoàn kết hơn. Các xu hướng chuyển đổi số, chuyển đối xanh, đổi mới sáng tạo đang được thúc đẩy lan tỏa một cách sâu rộng. Thế giới không có chiến tranh, nhân loại không còn đói nghèo là nguyện vọng chung, là mẫu số chung cho nỗ lực của sự hợp tác toàn cầu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, đại dịch Covid-19 và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các quốc gia đã chỉ ra rằng: không nước nào, dù là cường quốc giàu mạnh, có thể tự mình vượt qua hết mọi khó khăn, và cũng không nước nào dù nhỏ đến mấy mà không có cơ hội để vươn lên, để phát triển. Trong nhiều trường hợp, thách thức và khó khăn lại chính là động lực cho đổi mới và phát triển.

Hòa bình, hợp tác để cùng phát triển vẫn là dòng chảy chính của thời đại chúng ta, là nguyện vọng thiết tha của mọi quốc gia trên thế giới và cũng là khát vọng cháy bỏng của mỗi người dân. Các nước đều chia sẻ nhận thức rằng không phải chủ nghĩa dân tộc vị kỷ hay cường quyền áp đặt, mà chính chủ nghĩa đa phương, cùng hợp tác, liên kết và hội nhập phù hợp luật pháp quốc tế, mới là cách thức tốt nhất và cũng là con đường sáng để vượt qua khó khăn.

Trong tình hình đó, Việt Nam mong muốn và cam kết mạnh mẽ tham gia, cùng với các nước trong đó có Australia, viết tiếp những trang sử mới tươi sáng của khu vực, đóng góp thiết thực cho hòa bình và thịnh vượng chung trên toàn thế giới.

Các đại biểu dự chương trình. (Nguồn: TTXVN)
Các đại biểu dự chương trình. (Nguồn: TTXVN)

Đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế

Chia sẻ về chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhất là đối với khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 220 quốc gia, vùng lãnh thổ. Quốc hội Việt Nam cũng có quan hệ với hơn 140 nghị viện trên thế giới...

Khẳng định trong mọi chủ trương, chính sách Việt Nam luôn đặt người dân ở vị trí chủ thể, trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực thực hiện hai mục tiêu 100 năm: đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để đạt được khát vọng cao cả đó, Việt Nam trước hết phát huy mạnh mẽ nội lực của cả dân tộc, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ: “Trong 77 năm đấu tranh giữ vững nền độc lập dân tộc và xây dựng phát triển đất nước, Việt Nam luôn kiên trì thực hiện tinh thần cao quý ấy. Với đường lối đối ngoại của Đảng được thông qua tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, chúng tôi tiếp tục thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.

Các đại biểu dự chương trình. (Nguồn: TTXVN)
Các đại biểu dự chương trình. (Nguồn: TTXVN)

Một nội dung quan trọng khác được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ - đó là quan hệ Việt Nam-Australia và triển vọng của mối quan hệ đó. Trong nửa thế kỷ qua, hợp tác cùng phát triển luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Australia đã có nhiều bước tiến vượt bậc, góp phần quan trọng vào sự phát triển của quan hệ song phương. Với nhiều thỏa thuận hợp tác được ký kết, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn nghị sĩ, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động nghị viện, nhất là trong xây dựng thể chế và hệ thống pháp luật.

Quan hệ song phương bền chặt chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng quan hệ sâu sắc giữa người dân hai bên. Do đó, là những người đại biểu của nhân dân, nghị viện hai nước là cầu nối quan trọng kết nối mục tiêu phát triển của hai quốc gia, và nguyện vọng tăng cường hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Có thể nói quan hệ Việt Nam-Australia đang phát triển bền chặt hơn bao giờ hết. Sau 50 năm, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã cùng nhau vượt qua một chặng đường dài để đưa quan hệ hai nước phát triển đến một tầm mức mà ở thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao, ít người hình dung ra được.

Năm 2023 là Năm hữu nghị kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia. Đây là thời điểm để hai đảng cầm quyền, hai quốc hội, hai chính phủ và nhân dân hai nước thúc đẩy hợp tác thực chất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nắm bắt thời cơ và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, đưa quan hệ đối ngoại lên một tầm cao mới.

Để hiện thực hóa mục tiêu đó, đi đôi với các lĩnh vực hợp tác toàn diện đang được triển khai, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh 3 nội dung.

Cụ thể, trước hết, cần tăng cường gắn kết kinh tế - thương mại, coi đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong đó, cần thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối kết cấu hạ tầng hàng hải, hàng không trong khuôn khổ song phương và đa phương, tiểu vùng và khu vực; phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN trong tranh thủ hiệu quả các sáng kiến hợp tác liên kết kinh tế ở khu vực.

Thứ hai, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác chiến lược, quốc phòng và an ninh. Trong đó hai nước cần ưu tiên cùng nhau đẩy mạnh hợp tác khu vực và toàn cầu để ứng phó với các thách thức đang nổi lên như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh lương thực, năng lượng, tài chính; an ninh biển; cùng nhau hỗ trợ phát triển bền vững, tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là tại tiểu vùng sông Mekong; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, khuyến khích các nước lớn, các đối tác đóng góp có trách nhiệm vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Ấn Độ Dương và châu Á -Thái Bình Dương và trên thế giới

Thứ ba, xây dựng thành công các trụ cột hợp tác chiến lược về tri thức, giáo dục, đào tạo và đổi mới sáng tạo; cùng hỗ trợ nhau thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số và chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững. Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả với Australia trong các lĩnh vực năng lượng xanh, công nghệ xanh, nông nghiệp xanh, kinh tế xanh, kinh tế số.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trả lời một số câu hỏi về giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên trong một số lĩnh vực đáng chú ý. (Nguồn: TTXVN)

Cũng tại Viện chính sách Australia-Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trả lời một số câu hỏi về giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên trong một số lĩnh vực đáng chú ý.

Trả lời câu hỏi về sự kỳ vọng sang năm 2023 hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Australia, một dấu mốc quan trọng đáng nhớ của hai nước; quan hệ hai nước sẽ như thế nào trong chặng đường 50 năm kế tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết năm 2023 là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Australia, hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ song phương (1973-2023). Hai nước đang lên kế hoạch cho nhiều hoạt động ý nghĩa để cùng triển khai cả ở Việt Nam và Australia trong suốt cả năm.

Thông qua các hoạt động này, Việt Nam mong muốn thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước; nâng cao nhận thức của người dân hai nước về Việt Nam và Australia cũng như quan hệ Đối tác chiến lược hai nước; tăng cường hơn nữa hợp tác tốt đẹp lâu nay giữa các cơ quan, đoàn thể, địa phương hai nước, hướng tới việc đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới như tinh thần Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Bà Chủ tịch Thượng viện Sue Lines và Ngài Chủ tịch Hạ viện Milton Dick đã nhất trí tại cuộc hội đàm ngày 30/11 tại Canberra.

Trong 50 năm tới, dù tình hình thế giới có diễn biến thế nào, chắc chắn mối quan hệ của hai nước sẽ ngày càng trưởng thành hơn, ngày càng gắn kết bền chặt hơn và có điều kiện để hiện thực hóa khát vọng hợp tác một cách có hiệu quả hơn trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ về quốc phòng, an ninh, chính trị ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, du lịch và lao động. Ngoài ra, hai bên có thể mở rộng sang lĩnh vực hợp tác khác như chuyển đổi số, hợp tác trong việc thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng công bằng.

Chủ tịch Quốc hội cũng đã trả lời câu hỏi về những thách thức mà hai nước cần phải vượt qua để tăng cường hơn nữa thương mại và đầu tư hai chiều. Chủ tịch Quốc hội cho biết trong chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế mà Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Australia đưa ra vào năm 2021 đã xác định 8 lĩnh vực hợp tác trọng tâm cần phải thúc đẩy, trong đó, lĩnh vực đầu tiên được nhấn mạnh, đó là giáo dục kỹ năng và đào tạo.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng rằng nếu hai nước có thể khai thác triệt để và hiệu quả những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực then chốt nêu trong Chiến lược Tăng cường Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Australia cũng như các hiệp định thương mại tự do đã có, Việt Nam và Australia sẽ sớm hiện thực hóa các mục tiêu đầy tham vọng được đề cập trong Chiến lược này, góp phần tăng cường hơn nữa đầu tư-thương mại hai chiều và tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước trong tương lai...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá quan hệ Việt Nam-Australia phát triển tốt đẹp trên tất cả các mặt, trong đó có ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Bộ trưởng Giáo dục và lãnh đạo đảng đối lập Australia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Bộ trưởng Giáo dục và lãnh đạo đảng đối lập Australia

Sáng 1/12, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia, tại trụ sở Quốc hội Australia, Chủ tịch Quốc hội ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia và Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Australia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia và Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Australia-Việt Nam

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia, ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có các ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Australia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Australia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia, chiều 1/12, tại thủ đô Canberra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt cán ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Thống đốc bang Victoria, tiếp Đồng Bộ trưởng Thương mại và sản xuất Australia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Thống đốc bang Victoria, tiếp Đồng Bộ trưởng Thương mại và sản xuất Australia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia, ngày 2/12, tại thành phố Melbourne, bang Victoria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024 trên thị trường thế giới chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Togo nhất trí coi nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác song phương và ...
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước bạn bè châu Phi, trong ...
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Phiên bản di động