Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Australia vào thời điểm này là điều đặc biệt ý nghĩa

Quân Trang
Đó là nhận định của Đại biện lâm thời Australia tại Việt Nam Mark Tattersall về chuyến thăm chính thức Australia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từ ngày 30/11-3/12.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Australia vào thời điểm này là điều đặc biệt ý nghĩa
Đại biện lâm thời Australia tại Việt Nam Mark Tattersall trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam. (Ảnh: Việt Nguyễn)

Tối 29 /11 (giờ địa phương), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay quân sự Fairbairn ở thủ đô Canberra, bắt đầu thăm chính thức Australia (từ 30/11-3/12) theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện Australia Milton Dick và Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines.

Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam, Đại biện lâm thời Australia tại Việt Nam Mark Tattersall đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm và bày tỏ tin tưởng vào những cơ hội hợp tác mới nhằm tăng cường quan hệ song phương.

Xin ông đánh giá ý nghĩa chuyến thăm Australia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ?

Việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Australia vào thời điểm này là điều đặc biệt ý nghĩa. Chúng ta đang tiến gần đến dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023 và thật vui khi thấy một phái đoàn tầm cỡ và ý nghĩa như thế này đến Australia trước dịp kỷ niệm đó.

Đây cũng là cơ hội để hai bên nhìn lại những thành quả mà chúng ta đã đạt được trong 50 năm qua và hướng tới những lĩnh vực hợp tác mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang thăm đất nước chúng tôi với tư cách là khách mời của Quốc hội Australia theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện Australia Milton Dick và Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines. Đáng chú ý, ông là chức sắc nước ngoài đầu tiên được mời bởi Quốc hội Australia kể từ cuộc bầu cử Chính phủ mới của chúng tôi cách đấy 6 tháng.

Ngoài ra, trong chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng sẽ gặp gỡ một loạt nhà lãnh đạo cấp cao của Australia, bao gồm Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Thương mại, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Giáo dục... cũng như tham dự chương trình liên quan đến giáo dục ở Melbourne.

Do vậy, đây chắc chắn là một chuyến thăm đặc biệt ý nghĩa và sẽ tạo một nền tảng tốt để tăng cường quan hệ song phương đến năm 2023 và hơn thế nữa.

Vừa rồi, ông nhắc đến sự hợp tác nghị viện và lời mời của Quốc hội Australia dành cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Vậy hợp tác nghị viện giữa hai nước Việt Nam-Australia trong thời gian qua có những dấu ấn gì nổi bật?

Việt Nam và Australia đã có lịch sử hợp tác lâu dài giữa các cơ quan nghị viện hai nước. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ cùng với những người đồng cấp Australia xem xét về tiến độ bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Quốc hội (ký năm 2013), cũng như thảo luận về các sáng kiến ​​​​mới mà chúng ta có thể thực hiện trong những năm tới.

Tôi tin rằng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có thể thấy những tiến bộ đáng kể về hợp tác nghị viện giữa hai nước trong những năm gần đây.

Chúng tôi đã và đang làm việc với Quốc hội Việt Nam, trong đó có Ủy ban Kinh tế, về nhiều vấn đề, từ cải cách đến Luật Chống rửa tiền ở Việt Nam. Chúng tôi cũng đang làm việc với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội để nâng cao năng lực trong các lĩnh vực liên quan đến năng lượng và phát triển bền vững.

Ngoài ra, thông qua việc thành lập Trung tâm Việt Nam-Australia tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ xem xét đào tạo và nâng cao năng lực hơn nữa cho Quốc hội, bao gồm cả lĩnh vực quan trọng của quá trình chuyển đổi năng lượng sạch trong những năm tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Australia vào thời điểm này là điều đặc biệt ý nghĩa
Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại sân bay quân sự Fairbairn, thủ đô Canberra, tối 29 /11. (Nguồn: TTXVN)

Ngoại giao nhân dân luôn chiếm một vị trí quan trọng, lâu bền trong quan hệ Việt Nam-Australia. Về mối liên kết con người với con người giữa hai nước chúng ta, ông có thể chia sẻ điều gì?

Đúng vậy, mối liên kết con người với con người giữa Australia và Việt Nam vô cùng quan trọng. Trước hết, cộng đồng người Việt Nam ở Australia khá đông đúc và là một trong những cộng đồng người nước ngoài thành công nhất tại đây.

Để bạn dễ hình dung, tôi có thể khẳng định rằng, Tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng nhiều đứng thứ tư ở Australia hiện nay. Do đó, Việt Nam luôn là một đất nước thực sự gần gũi, thân thiết với nhiều người Australia và điều đó cũng đóng góp vào tình hữu nghị tuyệt vời giữa hai quốc gia chúng ta.

Ngoài ra, chúng ta còn có câu chuyện phi thường về mối quan hệ giáo dục. Australia trao học bổng đầu tiên cho một sinh viên Việt Nam vào năm 1974, chỉ vài tháng sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đến nay, chúng ta có mạng lưới cựu sinh viên với hơn 80.000 người Việt Nam đã từng học tập tại các trường đại học Australia và trở về Việt Nam. Chúng ta cũng có 24.000 sinh viên khác hiện đang học tập tại Australia và được hưởng nền giáo dục đẳng cấp thế giới cũng như đóng góp vào sự sôi động của đất nước chúng tôi.

Đáng chú ý, bản thân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng từng là cựu sinh viên của một trường đại học Australia, ông đã từng học tại Đại học Swinburne vào đầu những năm 2000. Do đó, mối liên kết giữa con người với con người luôn là một phần quan trọng trong mối quan hệ giữa Australia và Việt Nam.

Theo ông, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội sẽ đặt trọng tâm vào lĩnh vực hợp tác nào?

Tôi nghĩ rằng, có một vài lĩnh vực hợp tác song phương mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ chú trọng trong chuyến thăm của mình.

Một lĩnh vực không thể không nhắc đến là giáo dục. Như trên tôi đã đề cập, thời gian qua, sức mạnh của các mối liên kết giữa hai nước đã được tạo dựng thông qua hợp tác giáo dục đối với cộng đồng người Việt Nam, cựu sinh viên của các trường đại học Australia.

Thêm vào đó, chúng tôi có lợi ích rất lớn từ các trường đại học Australia đầu tư tại Việt Nam. Như bạn đã biết, trường đại học nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam là RMIT. Các tổ chức và trường đại học khác của Australia cũng đang làm việc để tìm cách đầu tư vào Việt Nam. Đó là một lĩnh vực thú vị để hợp tác.

Tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là một phái đoàn doanh nghiệp lớn và chúng ta sẽ xem xét cách thức để mở rộng mối quan hệ thương mại và đầu tư song phương. Hai nước chúng ta may mắn khi có các nền kinh tế không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau trong nhiều lĩnh vực.

Năm 2021, chúng ta đã công bố Chiến lược Tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia (EEES) để trở thành top 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau và tăng gấp đôi đầu tư hai chiều.

Hai nước đã đạt được tiến bộ thực sự đáng kể trong lĩnh vực đó với thương mại song phương tăng hơn 22% chỉ trong năm ngoái và trong lĩnh vực nông nghiệp tăng hơn 90%. Do đó, tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ thấy sự bùng nổ hơn nữa ở các lĩnh vực này trong tương lai.

Điểm cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến là hợp tác về chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng. Cả Việt Nam và Australia đều đã đưa ra những cam kết đáng kể về mức phát thải ròng bằng 0 tại COP 26 ở Glasgow (Anh).

Đồng thời, hai nước chúng ta cũng đều phải đối mặt với những thách thức khá giống nhau trong việc đáp ứng các cam kết đó. Vì vậy, Australia cam kết hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật, hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

Xin cảm ơn ông!

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Australia vào thời điểm này là điều đặc biệt ý nghĩa
Sự kiện Hội ngộ và tôn vinh đóng góp của cựu sinh viên trong quan hệ Việt Nam-Australia, ngày 25/11, tại Hà Nội. (Nguồn: ĐSQ Australia tại VN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Australia và New Zealand

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Australia và New Zealand

Chuyến thăm chính thức Australia và New Zealand của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Việt ...

Đại sứ Nguyễn Tất Thành: Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia đã 'chín muồi' để chuyển sang giai đoạn mới

Đại sứ Nguyễn Tất Thành: Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia đã 'chín muồi' để chuyển sang giai đoạn mới

Theo Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành, chuyến thăm chính thức Australia sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm chính thức Australia và New Zealand

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm chính thức Australia và New Zealand

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Australia Milton Dick, Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines và Chủ tịch Quốc hội New Zealand ...

11 công ty Na Uy tham gia GEFE 2022, cam kết cùng Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh

11 công ty Na Uy tham gia GEFE 2022, cam kết cùng Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh

Từ ngày 28-30/11, trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh năm 2022 (GEFE 2022), 11 công ty Na Uy đã tham ...

Đề nghị Ấn Độ mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông sản

Đề nghị Ấn Độ mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông sản

Tiếp Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện Jagdeep Dhankhar, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh ...

(thực hiện)

Đọc thêm

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động