Cảnh sát Pháp tuần tra tại Paris trong ngày 5/7. (Nguồn: AP) |
Ngày 6/7 tại họp báo thường kỳ, thông tin về tình hình người Việt tại Pháp sau một số sự kiện trong tuần vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Liên quan đến tình hình tại một số thành phố của Pháp trong thời gian gần đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã thường xuyên theo dõi tình hình, cử người túc trực đường dây nóng và sẵn sàng hỗ trợ kịp thời công dân Việt Nam trong trường hợp gặp khó khăn.
Cho đến nay, chúng tôi cũng chưa ghi nhận trường hợp người Việt Nam nào bị ảnh hưởng trong vụ việc này.
Tin liên quan |
Bạo loạn ở Pháp: Thị trưởng bị tấn công, du khách Trung Quốc chịu ảnh hưởng |
Theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã có các khuyến cáo đối với cư dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Pháp. Trong trường hợp cần thiết, công dân có thể liên hệ đến đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp hoặc tổng đài bảo hộ nhân dân. Số điện thoại của hai nơi này đã được chúng tôi đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao, cũng như trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.
Trước đó, tại Pháp, ngày 5/7, phát biểu trước Thượng viện, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin nhấn mạnh: “Chúng ta đang chứng kiến sự yên tĩnh trở lại trên khắp nước Pháp”.
Ngoài ra, quan chức này cho biết: “Trong các cuộc bạo loạn, 4.000 người đã bị bắt giữ, với độ tuổi trung bình là 17. Khoảng 10% trong số đó không có quốc tịch Pháp, 60% trước đây không được cảnh sát biết đến”.
Tuy nhiên, ông nêu rõ Paris vẫn sẽ duy trì mức độ cảnh giác cao trước những diễn biến liên quan tới làn sóng bạo loạn đã kéo dài trong gần một tuần vừa qua.
Về thiệt hại về kinh tế, ngày 4/7, Nghiệp đoàn giới chủ (MEDEF), liên đoàn lao động lớn nhất nước Pháp, cho biết, làn sóng biểu tình bạo loạn ở nước này đã để lại hệ quả nặng nề.
Theo MEDEF, 200 cơ sở kinh doanh, 300 chi nhánh ngân hàng và 250 cửa hàng thuốc lá đã bị cướp phá. Đến thời điểm hiện tại, thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa bao gồm thiệt hại đối với trường học, tòa thị chính và trung tâm cộng đồng.
Ngoài ra, người đứng đầu MEDEF Geoffroy Roux de Bézieux cũng cảnh báo thiệt hại sẽ còn gia tăng, khi lượng khách du lịch giảm trong mùa Hè này do lo ngại bạo loạn sẽ tiếp diễn.
| Iran kêu gọi Pháp ‘chấm dứt bạo lực’, hoãn cử đại sứ tới nước châu Âu này Ngoại trưởng Iran cho biết nước này sẽ tạm hoãn việc cử Đại sứ tới Thụy Điển sau vụ một người đàn ông đốt kinh ... |
| Bạo loạn ở Pháp: Tình hình hạ nhiệt, Italy lên tiếng, Thổ Nhĩ Kỳ phân tích nguyên nhân Một số nước châu Âu bày tỏ quan ngại trước viễn cảnh tình hình bạo loạn ở Pháp có thể lan rộng sang các quốc ... |
| Nhìn từ cuộc bạo loạn ở Pháp, Ngoại trưởng Hungary chỉ rõ sự thất bại của nỗ lực hội nhập Tây Âu Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto ngày 4/7 tuyên bố các sự kiện đang diễn ra ở Pháp cho thấy rõ sự thất bại của các ... |
| Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã Với cường độ căng thẳng chưa từng có, với tính cực đoan tới mức khó tin như cướp bóc cửa hàng, tấn công các dịch ... |
| Trung tâm bí mật của CIA ở nước láng giềng Ukraine; Thụy Sỹ trấn áp bạo loạn ở Lausanne Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) được cho là đang sử dụng Ba Lan làm trung tâm liên lạc với các đặc vụ ... |