'Chúa tể đại dương' tàu sân bay sợ nhất điều gì?

Trường Phan
TGVN. Tàu sân bay được mệnh danh là "Chúa tể đại dương" khi mang trong lòng nó vài ngàn binh sĩ và vài chục máy bay ném bom di chuyển liên tục trên biển. Tuy nhiên, chiến binh Achilles nào cũng có điểm yếu và tàu sân bay cũng có những khắc tinh của riêng mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Điều B-52 tập trận cùng tàu sân bay ở Biển Đông, Mỹ định 'thay lời muốn nói'?
Mỹ điều 2 tàu sân bay tới tập trận ở Biển Đông
nhung khac tinh cua tau san bay
Hàng không mẫu hạm được xem là pháo đài di động trên biển. (Nguồn: National Interest)

Mặc dù các tàu sân bay thời nay đều được trang bị hệ thống phòng thủ, tuy nhiên, tùy vào trình độ kĩ thuật mà vẫn tồn tại sự chênh lệch nhất định giữa khả năng phòng thủ và sức tấn công của các bên khởi chiến. Dưới đây là tổng hợp những “vũ khí khắc chế” có thể đánh chìm một tàu sân bay.

Tàu ngầm không người lái

Tàu ngầm từ lâu được đánh giá là phương tiện chiến đấu hiệu quả và gây tổn thất lớn nhất khi đánh phá các tàu sân bay kể từ thời kì thế chiến thứ II. Bước sang giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ đã từng rất ức chế trước sự tấn công của tàu ngầm Liên Xô và luôn coi đó là cái gai cần phải nhổ đi. Trái lại với khả năng tác chiến mạnh mẽ, tàu ngầm mắc nhược điểm lớn về tính cơ động và khả năng linh hoạt, mất nhiều thời gian để nhắm chọn vị trí khai hỏa, do vậy chúng dễ bị các tàu hộ tống và đội bay tiềm kích phát hiện và tiêu diệt trước khi tiếp cận mục tiêu.

Để khắc phục những nhược điểm trên, nhiều bên đã phát triển tàu ngầm không người lái. Đặc điểm của loại tàu này là có thể phục kích tại những vị trí thuận lợi, sau đó lập tức lao đến tấn công khi phát hiện ra “con mồi”. Ngoài ra, đối với loại tàu ngầm tự động này người ta cũng không quá bận tâm việc chỉ huy và điều kiện mỗi lần xuất chiến. Bởi chỉ cần trang bị một vài vũ khí, chúng sẽ hoạt động tự chủ trong các điều kiện định sẵn, làm cho các mục tiêu thêm “căng não” tìm cách đối phó.

Tấn công an ninh mạng

Các hàng không mẫu hạm xây dựng hệ thống phòng thủ nhiều lớp nghiêm ngặt và phức tạp, bao gồm từ chính thân tàu, nhóm máy bay trinh sát và tiềm kích thường trực trên bầu trời và lực lượng tàu tuần dương hộ tống xung quanh. Bên cạnh đó, tàu có thể điều khiển hệ thống vũ khí và cảm biến quét xa đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm. Tất cả được liên kết với nhau thông qua một mạng lưới kĩ thuật số nội bộ bảo mật cao, vậy nên bất cứ kẻ địch nào cũng nhắm đến chiến thuật xâm nhập và phá hủy hệ thống máy tính của tàu sân bay

Mức độ tác động của các cuộc tấn công mạng đối với các tàu sân bay đa dạng từ thấp đến cao. Ở mức tối thiểu, kẻ địch có thể gây “mù lòa” tàu sân bay, khiến cho đội tàu tuần dương và máy bay hộ tống gặp nhiều trở ngại trong khi thực hiện nhiệm vụ. Tấn công hệ thống an ninh mạng cũng giúp dễ dàng tiết lộ vị trí tàu sân bay, khiến con tàu dễ bị trở thành mục tiêu tấn công của hàng loạt tên lửa và tàu ngầm từ xa. Ở mức độ cao nhất, một cuộc tấn công mạng có thể vô hiệu hóa các hệ thống điều khiển quan trọng trên tàu, gây mất khả năng tự vệ trước các cuộc tấn công.

Máy bay không người lái (UAV)

Ở một mức độ nào đó, việc sử dụng UAV bị xem là chiến thuật “cũ rích”. Người ta vẫn đánh giá cao tính tác chiến hiệu quả và khả năng ít bị tiêu diệt của tên lửa hành trình, hoặc thành tích đánh chìm tàu “dày cộm” của các máy bay chiến đấu.

Nhưng đối với trình độ khoa học kĩ thuật hiện nay, để tiếp cận và tấn công mục tiêu là điều không hề dễ dàng. Hầu hết các máy bay chiến đấu phải vượt qua hệ thống phòng thủ tối tân thường trực, sẵn sàng nã pháo không khoan nhượng. Còn nếu sử dụng tên lửa hành trình, tuy mở rộng tầm bắn, nhưng cũng khó lòng xuyên thủng qua hệ thống phòng không quanh tàu sân bay.

Các UAV có khả năng sử dụng cả vũ khí tầm xa lẫn tầm ngắn, cùng khả năng linh hoạt làm nhiễu loạn mạng lưới phòng không của địch, đồng thời đặc biệt gạt bỏ lo ngại tính mạng của các phi công tham chiến. Chúng có thể linh hoạt giương nòng, ngắm bắn ở bất kì vị trí nào đều được, sau đó áp sát và nã đạn oanh tạc mục tiêu. Chiến thuật này mang lại hiệu quả nhất định vì mang tính liều lĩnh, nguy hiểm, và khả năng thiệt hại ở mức cao.

Vũ khí siêu thanh

Trung Quốc, Nga và Mỹ đều dành sự quan tâm sâu sắc đến vũ khí siêu thanh, được cho là có mức độ hủy diệt nguy hiểm tương tự tên lửa đạn đạo. Kết hợp những tính năng nguy hiểm nhất của cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, chúng có tốc độ và khả năng cơ động cao và có thể mang đầu đạn hạt nhân tới mục tiêu với độ chính xác gây chết người. Thậm chí chỉ với lực quán tính của nó cũng đủ gây tổn thất nặng nề lên các mục tiêu.

Bên cạnh đó, về mặt chính trị, vũ khí siêu âm trở nên nên “hấp dẫn” hơn so với tên lửa đạn đạo do phần lớn có liên quan đến các hoạt động cung cấp đầu đạn hạt nhân. Các loại tên lửa siêu thanh có lợi thế quân sự đáng kể so với các loại tên lửa khác ở mặt tốc độ, đạt được mục tiêu tấn công nhanh hơn. Điều này rất quan trọng trong việc đối phó với các mục tiêu khẩn cấp, di chuyển liên tục trong thời gian ngắn. Ngoài ra, vũ khí siêu thanh không chỉ có thể tấn công các mục tiêu trên bộ và tàu chiến của đối phương mà còn bắn hạ các tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm trên biển và thậm chí cả tên lửa đạn đạo.

Hệ thống ném bom bằng vệ tinh

Hàng không mẫu hạm vốn không có khả năng tàng hình. Chúng không thể ẩn mình trước các hệ thống định vị cảm biến giống như một chiếc máy bay hay tàu ngầm. Tuy nhiên nhờ khả năng cơ động, chúng luôn mang lại một mức độ hữu dụng nhất định trong chiến đấu. Thực tế, căn cứ không quân cố định trên mặt đất luôn gặp nhược điểm dễ bị kẻ thù phát hiện, từ đó việc đưa ra chiến thuật trở nên đơn giản hơn nhiều về cả mặt tấn công lẫn phòng thủ. Các Hàng không mẫu hạm có thể tận dụng lợi thế cơ động của chúng để khai thác triệt để khả năng “trinh thám” (hệ thống giám sát) và “hỏa lực” (hệ thống vũ khí tầm ngắn).

Hệ thống đánh bom bằng vệ tinh, hay còn gọi là “đòn roi từ thần linh” (Orbital bombardment systems - Rods from God) do đó trở thành khắc tinh lớn của các tàu sân bay. Vệ tinh được trang bị các thanh vonfram tinh khiết, hoặc bất cứ đạn dược vật lí mang tính sát thương cao. Hệ thống có thể dễ xác định được hàng không mẫu hạm và tấn công chúng, mà không gặp bất cứ tác nhân nhiễm loạn nào. Bom vệ tinh chỉ sử dụng động năng, có thể giáng một đòn cực mạnh lên bề mặt mục tiêu, vô hiệu hóa hoặc đánh chìm cả một tàu sân bay.

Điều B-52 tập trận cùng tàu sân bay ở Biển Đông, Mỹ định 'thay lời muốn nói'?

Điều B-52 tập trận cùng tàu sân bay ở Biển Đông, Mỹ định 'thay lời muốn nói'?

TGVN. Thông báo của Không quân Mỹ cho hay hoạt động này thể hiện cam kết của Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ...

Tàu sân bay mới nhất, đắt nhất thế giới của Mỹ vẫn bị hỏng khi thử nghiệm

Tàu sân bay mới nhất, đắt nhất thế giới của Mỹ vẫn bị hỏng khi thử nghiệm

TGVN. Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) đã trở về căn cứ ở Norfolk sau chuyến hải hành thử nghiệm, theo tin trên ...

Tàu sân bay từng là 'ổ dịch' Covid-19 tái xuất hiện

Tàu sân bay từng là 'ổ dịch' Covid-19 tái xuất hiện

TGVN. Tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ, con tàu có hạm trưởng bị bãi nhiệm vì có những nhận xét gay gắt về một ...

(theo National Interest)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

'Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách ...
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil chia sẻ với Thế giới và Việt Nam trước chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của ...
Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Trở lại với vai diễn hài trong phim 'Bộ tứ báo thủ', Trấn Thành nhuộm da đen, đội mũ, mặc áo họa tiết hoa lá, màu sặc sỡ.
Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Vietnam Foodexpo 2024 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức ...
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phiên bản di động