TIN LIÊN QUAN | |
IORA - Tương lai phát triển của các quốc gia khu vực Ấn Độ Dương | |
Ấn Độ và ý tưởng về một "quyền lực mềm" mới |
Ấn Độ - đối tác tự nhiên của Tokyo
Theo tờ Japan News, Nhật Bản và Ấn Độ đang chuẩn bị tiến hành cuộc họp Thứ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của hai nước tại Tokyo nhằm thảo luận về tình hình quốc tế kể từ sau khi ông Trump chính thức bước vào Nhà Trắng. Theo đó, các quan chức hai bên sẽ thảo luận những biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực an ninh cũng như thảo luận những vấn đề khu vực.
Nhật Bản và Ấn Độ, vốn trở thành quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu, đang nhanh chóng tăng cường mối quan hệ kinh tế và an ninh trong những năm qua. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc làm sâu sắc mối quan hệ này trong bối cảnh chính quyền mới Donald Trump là điều rất cần thiết.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: PTI) |
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Donald Trump vào ngày 10-11/2. Vì Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của Nhật Bản nên cuộc gặp này mang ý nghĩa then chốt đối với Tokyo nhằm tái khẳng định mối quan hệ song phương về an ninh và thương mại với Mỹ. Theo cách nhìn nhận này thì cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nhật được coi là thành công lớn đối với Thủ tướng Abe. Trong suốt cuộc họp báo chung, ông Trump đã đánh giá liên minh Mỹ-Nhật Bản là “nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực Thái Bình Dương”, đồng thời khẳng định cam kết của Mỹ đối với “an ninh của Nhật Bản và cả khu vực”.
Mặc dù không ai nghi ngờ khả năng quan hệ đồng minh kéo dài nhiều thập kỷ này sẽ vượt qua được những “cơn bão ngoại giao”, song người ta khó có thể nói chắc chắn về định hướng chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump. Sự không chắc chắn này đã đặt ra nguy cơ “lệch pha” về mặt chiến lược đối với Nhật Bản. Do vậy, Tokyo cần thiết tìm kiếm một sự cân bằng chiến lược bổ sung cho mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Trong bầu không khí địa chính trị như vậy, Nhật Bản sẽ cải thiện quan hệ với các tác nhân khác trong khu vực, nhất là cải thiện quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ - một đối tác tự nhiên của Tokyo.
Cuộc gặp thượng đỉnh Ấn Độ-Nhật Bản năm 2016 đã dự báo một vai trò quan trọng hơn đối với hai nước trong khu vực. Do chia sẻ tầm nhìn chung về nền dân chủ và không có những tranh cãi lịch sử như Trung Quốc, Hàn Quốc, nên Nhật Bản và Ấn Độ là đồng minh tự nhiên và sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, chiến lược và quốc phòng.
Mối quan hệ kịp thời
Trên thực tế, Nhật Bản là quốc gia duy nhất mà Ấn Độ cho phép thâm nhập vào khu vực chính trị nhạy cảm Bắc Ấn. Tại khu vực này, Tokyo đang đầu tư vào những dự án phát triển kinh tế xã hội. Kể từ năm 1981, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp cho khu vực này những khoản vay để phát triển lĩnh vực năng lượng, cung cấp nước, khai thác rừng và phát triển đô thị. Hơn nữa, New Delhi đã lần đầu tiên cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào các đảo. Ngoài ra, hai nước đã ký kết thỏa thuận hạt nhân dân sự vào năm 2016, qua đó biến Ấn Độ thành quốc gia đầu tiên không tham gia Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân ký kết được một thỏa thuận như vậy với Nhật Bản.
Hai nước cũng chia sẻ những mối lo ngại về những quyết định khó đoán định trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Thông qua những tuyên bố của mình, Tổng thống Mỹ đã gây ra sự ngờ vực về vai trò lãnh đạo và sự cam kết của nước Mỹ đối với các nước đối tác. Ngoài ra, một số quốc gia thành viên ASEAN đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Những căng thẳng này, cùng với khả năng Mỹ sẽ giảm vai trò tại khu vực có thể làm cho một số quốc gia lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Như vậy, việc tăng cường mối quan hệ Nhật-Ấn là rất kịp thời trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, hai nước cũng cam kết cùng với các tác nhân khu vực khác. Cụ thể, Thủ tướng Abe đã đến thăm Philippines, Australia, Indonesia và Việt Nam vào tháng 1 vừa qua nhằm thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ, trong khi chính sách “Hướng Đông” của Thủ tướng Ấn Độ Modi mong muốn tăng sự kết nối với các quốc gia châu Á.
Mối quan hệ Nhật Bản - Ấn Độ sẽ là chất xúc tác bảo đảm ổn định cho khu vực. (Nguồn: The Economist) |
Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định khu vực, Tokyo và New Delhi cũng cần phải cam kết với Trung Quốc để đưa ra các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột khu vực. Một số người có thể cho rằng Ấn Độ không có quyết tâm chính trị trong việc đảm trách vai trò lãnh đạo quan trọng hơn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, New Delhi đang tích cực hoạt động nhằm ngăn cản sự chi phối ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại các quốc gia ven Ấn Độ Dương, bởi lẽ về mặt truyền thống các quốc gia này thuộc khu vực ảnh hưởng của Ấn Độ. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này có thể dựa vào Nhật Bản. Vào giữa tháng 2 vừa qua, hai nước đã thống nhất sẽ đóng một vai trò quan trọng trong gìn giữ hòa bình và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo tờ Indian Express, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Kiren Rijiju đã tuyên bố rằng hai bên có trách nhiệm trong gìn giữ hòa bình và ổn định tại khu vực vì hai bên không tin vào việc cần thiết phải quân sự hóa khu vực này. Ông cũng khẳng định rằng Thủ tướng Narendra Modi có mối quan hệ nồng ấm với người đồng cấp Shinzo Abe, đồng thời cho rằng hai bên cùng quan tâm đến phát triển mối quan hệ mang dấu ấn của sự nồng ấm, nhân văn và hợp tác chiến lược.
Liên minh Ấn Độ - Nhật Bản – Australia vì an ninh khu vực Delhi, Tokyo và Canberra có thể xây dựng liên minh các cường quốc bậc trung đầu tiên vì khu vực trong thế giới của ông ... |
Ấn Độ - Mỹ hợp tác sản xuất linh kiện tên lửa Tập đoàn Tata Sons của Ấn Độ vừa thông báo, công ty con của họ là Tata Advanced Systems Ltd (TASL) và Tập đoàn sản ... |
Động lực mới cho ngành khoa học vũ trụ châu Á Việc phóng thành công 104 vệ tinh trong một lần của Ấn Độ mới đây đã tạo ra bước ngoặt cho sự tiến bộ về ... |