Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình đa dạng và phức tạp, nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến đổi môi trường và tác động xấu đối với nền kinh tế và cuộc sống của con người. Nước ta cũng là một trong những quốc gia được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tổng thiệt hại kinh tế do sự cố và thiên tai gây ra trong năm 2023 là khoảng 8 nghìn 236 tỷ đồng. Trong đó, những trận lũ quét xảy ra vào tháng 8 năm 2023 đã khiến nhiều khu vực ở miền núi chịu thiệt hại nặng nề, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau những cơn lũ quét.
Những trận lũ quét xảy ra vào tháng 8/2023 đã khiến nhiều khu vực ở miền núi chịu thiệt hại nặng nề. (Nguồn: TTXVN) |
Chỉ sau một cơn lũ quét, nhà cửa, tài sản, thậm chí cả tính mạng của người dân nhiều khu vực đã bị cuốn trôi. Điều đáng nói, những khu vực xảy ra lũ quét thường là nơi sinh sống của những hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, hoạt động khôi phục đời sống sinh hoạt sản xuất sau thiên tai lại càng trở nên khó khăn hơn.
Trước thực tế này, vừa qua, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai dự án “Viện trợ quốc tế khẩn cấp để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau lũ quét năm 2023” Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tài trợ với tổng kinh phí 340.550 CHF, tương đương 8.513.750.000 VND.
Dự án được thực hiện trên địa bàn 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và tỉnh Đăk Nông của Tây Nguyên trong thời gian triển khai 6 tháng, từ 22/8/2023- 29/2/2024. Mục đích của dự án là hướng tới các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, những gia đình có điều kiện và hoàn cảnh khó khăn để giúp họ có thể xây được cuộc sống bền vững hơn sau khi thiên tai, lũ quét đi qua.
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp là những người bị ảnh hưởng bởi mưa lũ kéo dài và sạt lở đất tại 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Đắk Nông. Đối tượng hưởng lợi gián tiếp là chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể khác và doanh nghiệp tư nhân có tại các địa bàn dự án.
Người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ trong năm 2023 ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) đến nhận tiền hỗ trợ. (Nguồn: Báo Người Lao động) |
Do đặc thù địa hình, những địa phương trên là những nơi thường xuyên phải hứng chịu lũ quét khi có mưa lớn bất thường. Chính vì vậy, dự án được thực hiện với mục tiêu cao nhất để có thể hỗ trợ cho người dân các điều kiện cơ bản trong sinh hoạt bao gồm nước sạch, nhà ở, đồng thời tập huấn các sinh kế để người dân nơi đây có điều kiện phát triển kinh tế bền vững hơn nhằm chống chịu với các đợt thiên tai sau này.
Đến thời điểm hiện tại, dự án không chỉ giúp cho người dân có thêm kiến thức phòng chống dịch bệnh sau lũ, xây dựng nhà ở an toàn, vững chắc hơn trước thiên tai mà còn giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trước tác động thiên tai, bão lũ.
Đại diện cho tỉnh Lào Cai - một trong những địa phương được hưởng lợi từ dự án, ông Nguyễn Đức Khoa, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh thông tin, dự án đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bà con trong quá trình bước đầu sau thiên tai xảy ra cũng như giúp cho bà con phát triển bền vững nhờ sự phát triển sinh kế cũng như sửa nhà để những người dân địa phương nhận hỗ trợ từ dự án có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp tục nâng cao tăng cường điều kiện phòng chống thiên tai trong thời gian tới.
Chia sẻ về dự án, ông Nguyễn Hải Anh – Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, Hội quyết định lựa chọn 4 địa phương là Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Đăk Nông để triển khai dự án vì đây là những địa phương có thiệt hại cao nhất trong đợt thiên tai tháng 8 năm 2023.
Cán bộ Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai đến từng khu chợ truyền thông, phát tờ rơi hướng dẫn bà con về vệ sinh nước sạch, phòng chống dịch bệnh. (Ảnh: Hạnh Nguyễn) |
“Chúng tôi mong rằng qua dự án này thì người dân ở các địa phương và bên cạnh đó người dân ở địa phương khác đều có được những thông tin, được tập huấn để khắc phục những hậu quả do thiên tai gây ra năm 2023 cũng như có thêm các thông tin để có thể có một cái đời sống lao động, sản xuất, học tập ổn định và sẵn sàng chống chịu trước những thiên tai sắp tới. Chúng tôi cũng rất vui mừng khi dự án được triển khai có sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền địa phương”, ông Nguyễn Hải Anh nhấn mạnh.
Biến đổi khí hậu đang khiến thiên tai diễn ra với tần suất và cường độ mạnh hơn, khó lường hơn. Sự chung sức đồng lòng của các cấp, các ngành đã và đang giúp cho cộng đồng ở những khu vực thiên tai có thêm nhiều kỹ năng và khả năng để tăng cường sức chống chịu trước tác động của thiên tai.
Đây cũng là mục tiêu thiết thực về lâu dài mà các địa phương cần chú trọng để từ đó xây dựng được một cộng đồng phát triển bền vững, vững chãi hơn trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu.
| Bộ Ngoại giao quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả của mưa lũ TGVN. Sáng 19/10, Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả của ... |
| Công điện của Thủ tướng về chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 803/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả ... |
| Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ người dân Thừa Thiên Huế ảnh hưởng mưa lũ Trước tình hình mưa lũ nghiêm trọng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 16/11, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quyết định cứu ... |
| Lai Châu nỗ lực an cư cho người dân sau lũ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai Dự án “Viện trợ khẩn cấp quốc tế để hỗ trợ người dân khắc ... |
| Hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân Đắk Nông Sau mùa lũ lụt năm 2023, cuộc sống của những người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai tại huyện Tuy Đức và ... |