Chung tay xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn, không bạo lực và quấy rối tình dục

Lê An
Ngày 20/6, Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức hội thảo công bố các kết quả hoạt động trong chương trình 'Xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chương trình “Xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn” được thực hiện tại 3 trường đại học gồm Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hồng Đức Thanh Hóa và Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nhằm mục đích hỗ trợ 3 trường đại học phòng ngừa và ứng phó với các hành vi bạo lực giới bao gồm quấy rối tình dục trong sinh viên và cán bộ, giảng viên.

Chung tay xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn, không bạo lực và quấy rối tình dục
Quang cảnh hội thảo tổng kết chương trình. (Nguồn: UN Women)

Báo cáo kết quả khảo sát được thực hiện trên 1.809 sinh viên và 350 cán bộ, giảng viên, cho thấy: có 51.8% sinh viên và 30.2% cán bộ, giảng viên đã từng trải nghiệm các hành vi quấy rối tình dục trong thời gian 1 năm học, trong đó hình thức quấy rối tình dục bằng lời nói như “có những lời tán tỉnh, làm quen, những cử chỉ, nhận xét hoặc trò đùa khêu gợi tình dục khiến người khác cảm thấy khó chịu” là phổ biến nhất ở cả sinh viên và cán bộ, giảng viên.

Ngoài ra, cả sinh viên và cán bộ, giảng viên đều đã từng trải nghiệm các hình thức bạo lực khác nhau như bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục, trong đó cả sinh viên và cán bộ, giảng viên đều trải nghiệm hình thức bạo lực tinh thần nhiều nhất.

Trong khi với sinh viên hình thức bạo lực kinh tế ít phổ biến nhất thì với giảng viên hình thức bạo lực kinh tế xếp thứ 2 về mức độ phổ biến và bạo lực thể xác ít thể hiện nhất. Tỉ lệ sinh viên bị ép buộc quan hệ tình dục ở cả 3 trường chiếm tỉ lệ không nhiều, chỉ 1.2% tương đương 21 sinh viên.

Theo đánh giá chung của cả sinh viên và cán bộ, giảng viên các hình thức bạo lực và quấy rối tình dục không phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại ở cả 3 trường đại học được khảo sát.

Tuy nhiên, cả sinh viên, cán bộ và giảng viên đều lo ngại về sự không an toàn với một số địa điểm trong trường đại học như: đường về kí túc xá, cổng trường và sân vận động; trong khi đó giảng đường, thư viện và kí túc xá là những địa điểm có sự an toàn rất lớn với sinh viên và cán bộ, giảng viên cả trong và ngoài giờ hành chính.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn sinh viên (72.5%) cán bộ, giảng viên (61.7%) còn chưa biết nhiều đến các địa chỉ hỗ trợ người bị bạo lực bên ngoài trường học như nhà tạm lánh hay ngôi nhà bình yên.

Ngoài khảo sát nói trên, các hoạt động trong Chương trình “Xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn” được triển khai theo hướng dẫn toàn cầu của UN Women về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trong khuôn viên trường đại học.

Sau thời gian thực hiện tại Việt Nam, Chương trình đã xây dựng được bộ qui tắc ứng xử chung cho sinh viên, cán bộ, giảng viên đảm bảo môi trường học đường an toàn, lành mạnh, không có bạo lực cho sinh viên, cán bộ, giảng viên.

Đồng thời, chương trình cũng đã hỗ trợ 3 trường thành viên xây dựng và vận hành phòng tham vấn tâm lí để hỗ trợ cho sinh viên, cán bộ, giảng viên bị bạo lực, chứng kiến hay gây ra bạo lực trong trường đại học.

Trong quá trình thí điểm triển khai, trong vòng 2 tháng phòng tham vấn tâm lí của 3 trường đã trợ giúp cho 13 trường hợp sinh viên bị bạo lực tinh thần, thể xác và tình dục. Phòng tham vấn tâm lí ở 3 trường đã dần trở thành địa chỉ được nhiều sinh viên, cán bộ, giảng viên biết đến hơn.

Ngoài ra, chiến dịch truyền thông mang tên “Tô cam giảng đường” cũng đã giúp nâng cao nhận thức của sinh viên, cán bộ, giảng viên ở 3 trường về hệ quả của các hình thức bạo lực cũng như chia sẻ, lan tỏa thông điệp “Bạn không cô đơn” hay “Không bao giờ là lỗi của bạn khi bạn bị bạo lực” để giúp những sinh viên, cán bộ, giảng viên sẽ chủ động tìm kiếm sự trợ giúp khi mình bị bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực.

PGS.TS. Nguyễn Văn Trào - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: “Các kết quả được báo cáo trong ngày hôm nay sẽ rất có giá trị giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo và BGH các trường đại học khác trong việc xây dựng những chính sách phù hợp, thiết thực để đảm bảo an toàn cho sinh viên, cán bộ, giảng viên trong trường, cũng như xây dựng và tiếp tục phát triển, lan tỏa mô hình khuôn viên trường đại học an toàn không bạo lực cho các trường đại học khác ở Việt Nam”.

Bà Lê Thị Lan Phương - cán bộ chương trìn UN Women Việt, cho biết: “UN Women đánh giá cao các kết quả đạt được trong thời gian ngắn của chương trình Xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn. Chúng tôi hi vọng các kết quả này sẽ được sử dụng làm cơ sở cho các chính sách liên quan đến sinh viên và giảng viên trường đại học cũng như truyền cảm hứng nhân rộng cho các trường đại học khác trên toàn quốc.”

Trong phần thảo luận với đại diện các trường đại học tại Hà Nội, đại diện trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và Đại học Hồng Đức- Thanh Hóa đều khẳng định sự cần thiết của những dịch vụ hỗ trợ tâm lý có hệ thống giúp những người bị bạo lực là sinh viên, cán bộ và giảng viên tại các trường đại học được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, các hoạt động nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, các hình thức bạo lực giới bao gồm bao lực hẹn hò và quấy rối tình dục cả trên giảng đường và trên không gian mạng cũng cần được đẩy mạnh. Thêm vào đó, những địa điểm không an toàn trong các trường đại học cần được Ban giám hiệu các trường quan tâm, có camera quản lý và bảo vệ chặt chẽ hơn.

Các trường đại học cần xây dựng bản đồ không gian an toàn và không an toàn trong trường để định hướng cho sinh viên và có kế hoạch làm an toàn không gian xung quanh trường để khuôn viên trường đại học thực sự là nơi sinh viên, cán bộ, giảng viên cảm thấy thoải mái, yên tâm ở mọi lúc, mọi nơi.

Đại học Nội vụ Hà Nội ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với các trường đại học Hy Lạp

Đại học Nội vụ Hà Nội ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với các trường đại học Hy Lạp

Ngày 24-25/5, Đại học Nội vụ Hà Nội (HUHA) đã có buổi làm việc với hai cơ sở giáo dục đại học của Hy Lạp ...

Điểm danh những trường đại học dự kiến tăng học phí

Điểm danh những trường đại học dự kiến tăng học phí

Trước năm học 2022-2023, một số trường đại học đã dự kiến tăng học phí, mức tăng lớn nhất là 40%.

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas không chỉ phá huỷ gần như toàn bộ Dải Gaza mà còn khiến nền kinh tế khu vực này hoàn toàn suy kiệt.
Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số

Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị trong dân tộc thiểu số
Đưa quyền con người đến gần hơn với thế hệ trẻ

Đưa quyền con người đến gần hơn với thế hệ trẻ

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin đối ngoại về quyền con người đến với giới trẻ để xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ hơn.
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại...
Bài 2: Chung sức hành động phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

Bài 2: Chung sức hành động phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

Để phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em hiệu quả cần sự chung tay của các bộ, ngành cũng như nâng cao nhận thức của toàn xã hội.
Bài 1: Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Bài 1: Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách hài hòa với luật pháp quốc tế nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động