Nhỏ Bình thường Lớn

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Nâng sức cạnh tranh cho hàng Việt tại thị trường nước ngoài

Để gia tăng phát triển thương hiệu Việt tại thị trường nước ngoài hiệu quả, doanh nghiệp nên chủ động gia tăng giá trị sản phẩm, lưu ý những vấn đề mà thị trường đang rất quan tâm như chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.
Thương hiệu - bệ phóng cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Thương hiệu - bệ phóng cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp. (Nguồn: BCT)

Thời gian qua, với sự quan quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và quan trọng là sự đồng hành rất tích cực và chủ động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ trì, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Tin liên quan
Nỗ lực phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP Nỗ lực phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP

Cụ thể, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, được phát động từ năm 2003, đã nỗ lực xây dựng hình ảnh và quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam là một quốc gia có những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chất lượng, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự thăng hạng của thương hiệu quốc gia Việt Nam trên bản đồ thương hiệu quốc tế.

Theo đánh giá của tổ chức Brand Finance - một tổ chức định giá thương hiệu toàn cầu có trụ sở tại Anh, trong giai đoạn 2019 - 2022 thương hiệu quốc gia Việt Nam đã tăng 74%. Trong bảng đánh giá của Brand Finance ở top 121 quốc gia có thương hiệu mạnh của thế giới thì Việt Nam có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2023 chúng ta xếp hạng 33/121 quốc gia, cũng là một sự tích cực về mặt thương hiệu quốc gia.

Còn đối với thương hiệu ngành hàng, Bộ Công Thương đã lựa chọn ưu tiên ngành nông sản, thực phẩm để xây dựng thương hiệu và qua đó thúc đẩy thương hiệu Food Việt Nam cùng với 9 phân ngành nông sản là lương thực, thủy sản, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè, mật ong và dừa để tăng cường quảng bá.

Ngoài ra, các hiệp hội ngành hàng cũng rất chủ động, ví dụ như Hiệp hội da giày, Hiệp hội gỗ, Hiệp hội dệt may, thủy sản cũng đều chủ động xây dựng chiến lược truyền thông xuất khẩu của hiệp hội và qua đó tạo dựng được độ nhận diện thương hiệu cũng như nâng cao sức cạnh tranh của các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam.

Còn ở cấp độ doanh nghiệp cũng ghi nhận sau những nỗ lực rất bền bỉ của doanh nghiệp; hiện nay đã có một số sản phẩm "Made in Việt Nam" đi ra nước ngoài bằng thương hiệu riêng.

Bà Trịnh Huyền Mai, Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Đây là những kết quả tích cực, có sức lan toả đối với các thị trường tiềm năng, qua đó, tạo động lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gia tăng thị trường hoặc giá trị thương hiệu ở những thị trường truyền thống, đồng thời tiếp cận và thâm nhập vào các thị trường mới”.

Tuy nhiên, mặc dù chưa có số liệu cụ thể, nhưng số lượng doanh nghiệp xuất khẩu bằng thương hiệu riêng vẫn chưa nhiều. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và xuất khẩu dưới hình thức thông qua chuỗi cung ứng gia công xuất khẩu hoặc xuất khẩu ở dạng nguyên thô, dạng nguyên liệu đầu vào cho các nhà sản xuất, nhà chế biến ở nước ngoài. Vì vậy, giá trị gia tăng cũng như hoạt động xuất khẩu bằng thương hiệu riêng của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn.

Để gia tăng phát triển thương hiệu Việt tại thị trường nước ngoài hiệu quả, theo bà Trịnh Huyền Mai, doanh nghiệp nên chủ động gia tăng giá trị sản phẩm thông qua việc cải tiến thường xuyên chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với thị trường đích, nhất là lưu ý những vấn đề mà thị trường đang rất quan tâm như chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do các bộ, ngành, hiệp hội triển khai và tận dụng được uy tín của thương hiệu quốc gia, thương hiệu ngành hàng, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của Việt Nam khi thâm nhập các thị trường mới.

Bên cạnh đầu tư thật bài bản về chiến lược thương hiệu, các kế hoạch truyền thông định kỳ, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm thương hiệu sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài.

Ở góc độ cơ quan chức năng, về phía Bộ Công Thương, bà Trịnh Huyền Mai khẳng định, Bộ đã chỉ đạo Cục Xúc tiến Thương mại và các đơn vị liên quan vẫn kiên trì tiếp tục xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu theo ba cấp độ quốc gia, ngành hàng, doanh nghiệp. Theo đó, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, ý nghĩa, vai trò cũng như sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu, nhất là cấp lãnh đạo doanh nghiệp.

Mặt khác, tăng cường hoạt động, nâng cao năng lực về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền cho thương hiệu quốc gia Việt Nam, cũng như các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Ngoài ra, tiếp tục hỗ trợ các hiệp hội xây dựng được các chiến lược cạnh tranh của thương hiệu ngành, xây dựng và quảng bá những chỉ dẫn địa lý của ngành. Qua đó quảng bá và phát triển, bảo vệ các thương hiệu của mình ra thị trường thế giới.

Cuối cùng, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đã có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, doanh nghiệp có tiềm lực, tiềm năng và có khát vọng mang thương hiệu Việt Nam ra chinh phục thị trường thế giới.

Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ có những hoạt động xúc tiến thương mại dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm đối với từng mặt hàng, từng thị trường và chung tay xây dựng thương hiệu.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ 12: Hoạt động thường niên lớn nhất của cộng đồng các doanh nhân Việt Nam tại châu Âu

Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ 12: Hoạt động thường niên lớn nhất của cộng đồng các doanh nhân Việt Nam tại châu Âu

Diễn đàn đã tập trung thảo luận 2 chủ đề chính là chuyển đổi hoạt động trong thời kỳ công nghệ số và đẩy mạnh ...

Quảng bá chương trình và sản phẩm Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại Đức

Quảng bá chương trình và sản phẩm Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại Đức

Vừa qua, tại Berlin (Đức), Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia – Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp ...

Chuyên gia ADB: Giá trị của thương hiệu đến từ chất lượng hàng hoá, dịch vụ và sự khác biệt

Chuyên gia ADB: Giá trị của thương hiệu đến từ chất lượng hàng hoá, dịch vụ và sự khác biệt

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến ...

Bốn doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam nổi bật tại Hội chợ Quốc tế công nghiệp thực phẩm Anuga 2023

Bốn doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam nổi bật tại Hội chợ Quốc tế công nghiệp thực phẩm Anuga 2023

Bốn doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tham gia Hội chợ Anuga 2023 là, Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới, ...

Để quyền lực mềm, thương hiệu quốc gia của Việt Nam tạo dấu ấn sâu sắc với thế giới

Để quyền lực mềm, thương hiệu quốc gia của Việt Nam tạo dấu ấn sâu sắc với thế giới

Đoàn kết, nhất trí và dìu dắt nhau “thi” vào trường “Đại học lớn” (hội nhập quốc tế) là con đường nhanh nhất để quyền ...