Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Phương Linh
Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã khái quát về người Hà Nội trong bài thơ nổi tiếng Thành Thăng Long: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội
Nhà nghiên cứu văn hoá, Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng. (Ảnh: Phương Linh)
Tin liên quan
Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm du lịch bụi ở Hà Nội Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm du lịch bụi ở Hà Nội

Trong Hà Nội thanh lịch – cuốn sách cuối cùng của đời mình, nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã viết về người Hà Nội: “Người ta tóm cả cái thanh, cái cao, cái lịch sự, ẩn ý vào hai chữ: Thanh lịch”.

Có lẽ, hai chữ "thanh lịch” đã được lịch sử trao tặng riêng cho những con người Thủ đô, để rồi cái chất Hà Nội, chất thanh lịch ấy tựa như tấm hộ chiếu văn hóa, định vị thương hiệu cho Thủ đô.

“Ánh vàng” của mảnh đất Kinh kỳ

Theo nhà sử học Lê Văn Lan, “thanh” nghĩa là trong sáng, có màu xanh trong, còn “lịch” đó là lịch thiệp, lịch sự, lịch lãm, lịch sử, tức là từng trải và có trí tuệ.

Hai chữ “thanh lịch” đã trở thành biểu tượng cho tính cách, phẩm chất, giá trị tinh thần của con người Thăng Long - Hà Nội xưa và nay, được ví như “ánh vàng” lấp lánh của mảnh đất Kinh kỳ.

Trao đổi với chúng tôi, nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, nguyên Trưởng Khoa Văn hóa - Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã lý giải về “nét thanh lịch” là đặc điểm riêng biệt và xuất phát đặc trưng lịch sử, xã hội của chính thủ đô Hà Nội.

Đầu tiên, Hà Nội chính là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, là nơi có bề dày trầm tích văn hóa với những hệ giá trị văn hóa phong phú, đa dạng, sâu sắc.

Trước khi trở thành kinh đô được đánh dấu bằng việc vua Lý Thái Tổ tuyên chiếu dời đô về Thăng Long, Hà Nội đã là vùng đất trù phú, có vị trí quan trọng và đã từng được lựa chọn làm nơi dựng thành đô trung tâm của cả nước.

Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, Thăng Long-Hà Nội đạt đến sự hưng thịnh và phát triển thăng hoa ở thời hậu Lê. Không chỉ là một kinh đô, một trung tâm chính trị mà nhà Lê còn phát triển Hà Nội trở thành một đô thị kiểu mẫu. Kinh Kỳ hay còn gọi là Kẻ Chợ thời bấy giờ là một thành thị - thương cảng sầm uất nhất cả nước và vào loại lớn ở Châu Á với “ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai”.

TS. Nguyễn Ánh Hồng khẳng định: “Hà Nội mang trong mình hai trọng trách: một là kinh đô - phương diện hành chính, hai là một đô thị, tức là một Chợ Lớn với chức năng kinh tế”.

Có thể nói, vẻ nề nếp, tinh tươm, khoan thai với những quy chuẩn nặng về khuôn phép, lễ giáo cùng văn hóa cung đình kết hợp cùng sự năng động, sáng tạo, lối tư duy duy lý, đã ăn sâu vào phong thái của con người Tràng An và rồi hòa trộn lại, trở thành một nơi khu trú điển hình của nền văn hóa Thủ đô.

Tất cả đều được gói ghém trong khuôn vàng thước ngọc của hai chữ “thanh lịch”, tạo nên lối ứng xử trong sáng, tế nhị, duyên dáng nhưng lại có trí tuệ, sự hiểu biết, kinh nghiệm, từng trải.

Phẩm cách người Tràng An

Để nói cụ thể về những đặc điểm nổi bật trong chất thanh lịch của người Hà Nội, TS. Nguyễn Ánh Hồng cho rằng “có kể cả ngày cũng không hết”.

Người Hà Nội mang nét hào hoa, lễ nghĩa không chỉ trong cử chỉ, dáng người mà thể hiện cả trong lời ăn tiếng nói. Người Hà Nội một điều “thưa gửi, vâng dạ” rất lễ phép, có đôi chút rào đón, nhất là câu “Vâng ạ!” được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày.

Dù là người nhiều tuổi nói chuyện với người ít tuổi họ vẫn dành cho nhau câu “Vâng ạ!”. Hay khi xin lỗi thì thường “nói vô phép” trước khi có thể làm phiền ai, lời cảm ơn thì thường kèm “quý hóa quá” khi nhận được chút ít quan tâm giúp đỡ,...

Như đã phân tích trước đó, bên cạnh những nét hào hoa, người Hà Nội xưa mang trong mình chất thị dân đậm đặc mà biểu hiện rõ nhất là sự “sành”.

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội
Những thú vui tao nhã của người Hà Nội. (Ảnh: Phương Linh)

Đọc những bài viết của các nhà văn như Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân sẽ thấy rõ ràng nhất cái sự “sành” trong cách ăn, cách mặc, cách cảm, cách nghĩ của người Hà thành.

Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, tức là quý ở độ tinh. Người dân xứ kinh kỳ nổi tiếng với tính tỉ mẩn, công phu và tao nhã trong chuyện ăn uống.

Người Hà Nội ăn kỹ và rất trọng gia vị, bát phở phải có lá mùi; miếng cá phải kèm thì là; bún riêu nhất định phải óng ánh gạch cua với rau ghém; khi ăn chuối bao giờ cũng phải bẻ quả chuối ra làm đôi, bóc vỏ mỗi nửa quả tạo thành những bông hoa rồi từ tốn đưa lên miệng hoặc chấm vào đĩa cốm non xanh đặt ngay ngắn trên bàn; pha nước chè mời khách, bao giờ cũng có chén nước “tống khẩu” để khách súc miệng...

Cũng giống như các gia đình Việt Nam truyền thống, thành phần bữa ăn của người người Hà Nội chủ yếu gồm cá và cơm với những đặc sản nổi danh đã đi vào ca dao, dân ca Thăng Long - Hà Nội như cá chép hồ Tây, cá rô Đầm Sét,...

Từ cách sống nền nã, xen lẫn cái sự “sành” nên người Hà Nội có thể tĩnh tâm mà lắng nghe tiếng chim hót, có thể bền lòng ngóng đợi từng cánh hoa quỳnh, hoa thủy tiên nở, kiên nhẫn nhấm nháp từng ngụm chè được ủ tới mười lần gạo sen hay thưởng thức từng hạt cốm mỏng tang, thơm nức.

Chính cách sống nền nã, thanh lịch ấy tạo nên những con người tâm thức vừa phải, lối sống chừng mực, ghét lối ngoa ngôn, ghét sự thái quá.

Ngoài thú chơi, thưởng thức nghệ thuật tinh tế, người Hà Nội còn nổi tiếng với chất tài hoa, tài tử và chất trí tuệ, hàn lâm. Những làng nghề, phố nghề rải rác khắp nội, ngoại thành, những Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đài Nghiên Tháp Bút,... là những bằng chứng đẹp đẽ chứng minh cho sự tài hoa khéo léo và tư tưởng trọng dụng hiền tài của người Hà Nội từ xưa đến nay.

Tính cách này cũng đồng thời được biểu hiện qua trình độ dân trí cao, tinh thần hiếu học, quý trọng tri thức, coi trọng giáo dục của quảng đại người Hà Nội.

Cụm từ “sĩ phu Bắc Hà” không chỉ là một cách gọi, phân biệt giới trí thức Hà Nội với trí thức các vùng khác mà còn là một danh hiệu ẩn chứa niềm tự hào về khí tiết và những phẩm cách riêng của văn nhân Hà Nội.

Cũng vì trọng tri thức, trọng khí tiết nên một tính cách nổi trội hay được nhắc đến khi nói về người Hà Nội là chất “kẻ sĩ”. Ở người Hà Nội dù ít học hay bậc thức giả đều dễ nhận ra một đôi nét của nhà nho - quân tử. Hơi ngang tàng, hơi ngông, bất cần đời, không vồ vập, tự trọng cao, không luồn cúi, hạ mình.

Định vị thương hiệu riêng mình

Hiện nay, các thành phố đau đáu đi tìm thứ gọi là “thương hiệu địa phương” - tìm những nét độc đáo, bản sắc, những đặc điểm nổi bật gắn liền với lịch sử nhằm định vị bản thân trên bản đồ quốc tế.

Hà Nội cũng vậy, để định vị được thương hiệu riêng mình, cần phải định vị đâu là văn hóa đặc trưng nhất của Hà Nội, là tấm hộ chiếu của Thủ đô.

Với nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Phùng, khi được hỏi hồn cốt Hà Nội nằm ở đâu, ông trả lời: “Nó nằm ở con người”. Ngỏ ý bàn lại điều này với TS. Nguyễn Ánh Hồng, cô cũng có ý kiến tương tự.

Quả thật, chất thanh lịch của người Hà Nội chính là tấm căn cước văn hóa mạnh mẽ và rõ nét nhất để tạo nên một thương hiệu riêng của Thủ đô.

Trước hết để tạo nên thương hiệu thanh lịch của Hà Nội, TS. Nguyễn Ánh Hồng cho rằng điều cốt lõi nhất của mọi sự phát triển là phải giữ gìn, phát huy được vẻ thanh lịch của người Hà Nội.

Ngày 19/2/2024, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Đây được xem như cú đột phá nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần Hà Nội, văn hóa Hà Nội, đặc biệt là trong giới trẻ của Thủ đô.

Ngoài tăng cường sự lãnh đạo, vào cuộc từ ban lãnh đạo, các chuyên gia, trong đó có TS Ánh Hồng đều cho rằng văn minh, thanh lịch cần xuất phát từ những cá nhân, bởi đó không phải là cái gì đó quá cao siêu không ai thực hiện được, ngược lại nó rất đời thường, đó chính là thói đất nết người, cách ăn ở ứng xử thường ngày.

Để những giá trị văn hiến của đất kinh kỳ, cốt cách, khí phách, sự lịch lãm của người Hà Nội tiếp tục được duy trì, biến thành hành động thường nhật đòi hỏi mỗi người dân Hà Nội luôn ý thức sâu sắc về niềm vinh dự và trách nhiệm khi được làm “công dân Thủ đô”.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Ánh Hồng cũng cho rằng, con đường đi từ bản sắc, phẩm chất thanh lịch nâng lên thành một “thương hiệu địa phương” đặc trưng để ai ai cũng biết là một hành trình rất dài.

Theo cô, với định hướng phát triển ngành công nghiệp văn hóa, việc định vị thương hiệu Thủ đô thanh lịch cũng cần đi theo phương hướng như vậy bằng cách sáng tạo và đẩy mạnh ra các sản phẩm, dịch vụ trong đó làm nổi bật lên chất thanh lịch của Hà Nội.

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội
Sự thanh lịch của người Hà Nội toát lên từ trang phục đến bước đi. (Nguồn: Nhịp sống Hà Nội)

Đó có thể là những tour du lịch trải nghiệm nếp sống người Hà Nội, tour du lịch kết nối những địa điểm các làng nghề thể hiện sự tài hoa, khéo léo hay các di sản biểu tượng cho tinh thần hiếu học và khí tiết văn nhân của con người Hà Nội.

Bên cạnh đó, có thể là những sản phẩm như sổ tay, cẩm nang văn hóa Hà Nội chỉ dẫn về văn hóa ẩm thực, văn hóa thưởng thức, về cái “sành” của người Tràng An, trong đó có kèm thêm những địa điểm hiện vẫn còn lưu giữ các thú vui tao nhã “vang bóng một thời” của Hà Nội.

Hiện nay, một số tour du lịch trải nghiệm như “Chuyện phố Hàng” tái hiện sinh động nếp sống xưa của người Hà Nội kết hợp với nghệ thuật biểu diễn đã thu hút rất nhiều sự đón nhận của công chúng, nhất là các bạn trẻ.

Tất cả những sản phẩm, dịch vụ ấy đều cần có trải nghiệm thực tế, bởi con người Hà Nội mới mang hồn cốt Hà Nội rõ nét nhất, mới là sự kết nối hấp dẫn và đáng nhớ nhất.

Cà phê trứng - thức quà tinh tế, lắng sâu, thi vị của người Hà Nội

Cà phê trứng - thức quà tinh tế, lắng sâu, thi vị của người Hà Nội

Vào những “sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, ngồi trong quán nằm sâu ở ngõ nhỏ trên phố cổ, nhâm nhi tách cà phê ...

Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh hoàn thành tốt sứ mệnh, khẳng định vị trí, thương hiệu

Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh hoàn thành tốt sứ mệnh, khẳng định vị trí, thương hiệu

Ngày 12/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức gặp mặt nghệ nhân, nghệ sĩ và kỷ niệm 55 ...

Tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô

Tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô

Bắt đầu từ ngày 12/11, cuộc thi "Giọng hát hay Hà Nội" chính thức trở lại, mang đến một bữa tiệc âm nhạc đầy sắc ...

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu ...

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống xứ sở ...

Bài viết cùng chủ đề

Hà Nội - Thành phố vì hòa bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung tại vùng nước lịch sử hai nước

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung tại vùng nước lịch sử hai nước

Sáng 21/12, Tàu 263 đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc chuyến tuần tra chung lần thứ 77 với Tàu 1143 thuộc Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng ...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Nga tố khoản vay của G7 cho Ukraine từ tài sản phong tỏa của Moscow là hành vi gian lận

Nga tố khoản vay của G7 cho Ukraine từ tài sản phong tỏa của Moscow là hành vi gian lận

Ngày 21/12, Đại sứ quán Nga tại Anh chỉ trích kế hoạch chuyển hơn 2 tỷ bảng Anh (2,5 tỷ USD) cho Ukraine của Anh là 'âm mưu gian lận'.
Nga tấn công cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine, Kiev hoàn tất thử nghiệm UAV cảm tử điều khiển bằng cáp quang

Nga tấn công cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine, Kiev hoàn tất thử nghiệm UAV cảm tử điều khiển bằng cáp quang

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã phá hủy cơ sở năng lượng hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine và cơ sở hạ tầng các sân ...
Những chiếc xe an toàn nhất 2024, thương hiệu xe châu Á lại thống trị

Những chiếc xe an toàn nhất 2024, thương hiệu xe châu Á lại thống trị

Thương hiệu giành được nhiều giải thưởng xe an toàn nhất năm 2024 thuộc về Mazda với 8 giải thưởng Top Safety Pick+.
Tiền vệ Bellingham giật giải thưởng mà Messi đang thống trị

Tiền vệ Bellingham giật giải thưởng mà Messi đang thống trị

Jude Bellingham đã được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất năm 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Với kiến trúc độc đáo, pha trộn 3 nền văn hóa Trung Quốc, người Mông và Pháp, Dinh thự Vua Mèo là điểm đến được yêu thích tại Hà Giang.
Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Khắp các tuyến phố cổ Hà Nội như Hàng Mã, Nhà Thờ… tấp nập người qua lại để chụp ảnh, sắm sửa những món quà Giáng sinh lung linh rực rỡ.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động