Chuyển dịch năng lượng xanh là xu thế rõ nét thời kỳ mới

Trần Trung
Chia sẻ với TG&VN, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Trịnh Quốc Vũ nhận định, dư địa thực hiện các giải pháp tăng trưởng xanh, phát triển bền vững ở Việt Nam rất triển vọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyển dịch năng lượng xanh là xu thế rõ nét thời kỳ mới
Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Trịnh Quốc Vũ. (Nguồn: Tạp chí Năng lượng)

Phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa hay tăng trưởng xanh đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, từ đó, nhiều định hướng, chiến lược đã được ban hành. Ông đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam?

Từ năm 2021, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Việt Nam đã nhận định rằng, tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tăng trưởng xanh là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa các-bon trong dài hạn.

Tăng trưởng xanh lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước biến đổi khí hậu; khuyến khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ tương lai về văn hóa sống xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với thiên nhiên và môi trường.

Đồng thời, tăng trưởng xanh là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững.

Ngoài ra, tăng trưởng xanh giúp đầu tư toàn xã hội ưu tiên đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững.

Về phát triển bền vững, chúng ta đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với các quan điểm về trụ cột phát triển kinh tế rất rõ ràng:

Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và bền vững, bao gồm cả vấn đề sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ cao trong sản xuất, giúp hàng hóa Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hoàn chỉnh bền vững, cùng có lợi với EU.

Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Phát triển bền vững huy động mọi nguồn lực xã hội; xây dựng đất nước giàu mạnh, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển bền vững đất nước. Trong đó, coi khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực cho phát triển bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.

Theo Báo cáo đánh giá tính hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu sau 35 năm đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức như: Kết quả phát triển kinh tế-xã hội trên nhiều mặt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và thiếu tính bền vững.

Tăng trưởng kinh tế thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách và bắt kịp các nước trong khu vực.

Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, chưa thực sự dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chưa có những bứt phá lớn.

Mô hình tăng trưởng vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước...

Như vậy, có thể thấy, dư địa cho việc thực hiện các giải pháp tăng trưởng xanh, phát triển bền vững ở Việt Nam để chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh và bền vững là rất triển vọng.

Ông nhìn nhận thế nào về những lợi thế và những thách thức của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững? Liệu rằng những kỳ vọng về tăng trưởng xanh có vượt qua được những thách thức không, thưa ông?

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng đã nhận định về xu hướng của thế giới, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình nhiều quốc gia lựa chọn.

Trong khi đó, thế và lực của đất nước sau 35 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tình hình chính trị - xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên; tính tự chủ được cải thiện; tích luỹ và nâng cao năng lực quản trị nhà nước, điều hành phát triển kinh tế - xã hội; uy tín, vị thế đất nước ngày càng được củng cố trên trường quốc tế.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Nguồn lao động dồi dào, có khả năng thích nghi tốt với những thay đổi khoa học và công nghệ.

Kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, khi tham gia một số hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới quan trọng như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA)... đòi hỏi phải cải cách thể chế kinh tế mạnh mẽ hơn nữa, tạo cơ hội mở rộng thị trường, đầu tư cho phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá.

Khu vực tư nhân đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế đất nước. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại được quan tâm và có sự chuyển biến tích cực; tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh; vẫn còn cơ hội cơ cấu dân số vàng; thành quả xây dựng nông thôn mới được củng cố, đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện.

Đây là những lợi thế cơ bản để Việt Nam quyết tâm thực hiện mô hình phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững của quốc gia.

Bên cạnh các lợi thế, Việt Nam cũng gặp phải những thách thức như cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động nhanh, sâu rộng đến mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường.

Song song với đó, tăng trưởng xanh phải dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với bối cảnh quốc tế và điều kiện trong nước.

Tiến bộ công nghệ cũng có thể làm thay đổi bản chất của thương mại, đầu tư và lao động toàn cầu, tạo cơ hội cho các nước đi sau tăng tốc phát triển nhưng cũng có thể khiến cho các khâu sản xuất có thể chuyển ngược trở lại các quốc gia phát triển, làm hạn chế dòng dịch chuyển vốn toàn cầu.

Chuyển dịch năng lượng xanh là xu thế rõ nét thời kỳ mới

Tăng trưởng xanh lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước biến đổi khí hậu. (Nguồn: VGP)

Ngoài ra, các thách thức về biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước, tài nguyên, đất đai và xử lý ô nhiễm môi trường sẽ tác động nặng nề đến phát triển kinh tế, xã hội, đặt ra yêu cầu ngày càng cấp bách về tăng cường hợp tác xử lý, đặt ra nhiều vấn đề, thách thức lớn chưa từng có cho phát triển nhanh và bền vững.

Với tuyên bố Việt Nam sẽ thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nền kinh tế năng lượng sẽ phải chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sẽ là xu thế rõ nét, mạnh mẽ trong thời kỳ mới.

Trên cơ sở nhìn nhận về xu hướng chung của thế giới, nền tảng thành tựu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, có thể khẳng định, những thách thức nêu trên đã được nhận định rõ và đã đưa ra các giải pháp cụ thể để vượt qua tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững mà Thủ tương Chính phủ đã ban hành.

EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về sự hợp tác giữa hai bên trong việc thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng xanh?

EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, thị trường nhập khẩu lớn thứ năm của Việt Nam.

Bằng kinh nghiệm phát triển của mình, EU có nhiều bài học kinh nghiệm và các thực tiễn tốt trong sản xuất, kinh doanh và định hướng phát triển gắn với các tiêu chí xanh, sạch và bền vững. Đây là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là con đường bắt buộc để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị mới.

Theo đó, nỗ lực xanh hóa sản xuất, bảo vệ môi trường, cũng như thực hiện các trách nhiệm xã hội cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa tại Việt Nam khi tham gia các Hiệp định EVFTA và tới đây là EVIPA.

Với lợi thế lớn từ các Hiệp định này, Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và bền vững, bao gồm cả vấn đề sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ cao trong sản xuất, giúp hàng hóa Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hoàn chỉnh bền vững, cùng có lợi với EU.

Trong phạm vi quản lý, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp hai Bên tiếp cận thị trường, tận dụng lợi thế từ Hiệp định EVFTA để đẩy mạnh giao thương, kết nối đầu tư, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp chung tay xây dựng chuỗi cung ứng đa dạng, bền vững.

Đặc biệt, trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, phía EU khuyến khích việc phát triển các nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, cùng nhau thực hiện lộ trình giảm phát thải carbon và hỗ trợ, tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững tại châu Âu.

Thời gian qua, EU và Việt Nam đã và đang tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, chuyển đổi nền kinh tế xanh bền vững.

Đặc biệt, trong lĩnh vực năng lượng, hiện hai bên đang triển khai “Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam-EU” (SETP) với tổng số vốn tài trợ lên đến 142 triệu Euro thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đến năm 2030 dự kiến cần khoảng 30 tỷ USD, trong đó ngân sách nhà nước chỉ có thể đáp ứng tối đa 30% và cần 70% từ các nguồn lực khác. Cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi quốc tế trong lĩnh vực này với Việt Nam liệu có rộng mở?

Như đã nhận định, phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững là xu thế tất yêu của thế giới, Việt Nam cũng không thể đi ngược với xu hướng này.

Để thực hiện thành công các mục tiêu về tăng trưởng xanh, cam kết phải thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050, phát triển bền vững của Việt Nam, chúng ta cần một nguồn lực tài chính rất lớn, đòi hỏi huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội và cộng đồng quốc tế cùng chung tay thực hiện.

Thông qua các FTA thế hệ mới, hiệp định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết, đã tham gia thì tiềm năng tiếp cận các nguồn lực đầu tư từ toàn bộ nền kinh tế và cộng đồng quốc tế là rất rộng mở và tiềm năng.

Để nắm bắt được cơ hội tiếp cận các nguồn lực này cũng đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng về hành lang pháp lý thuận lợi để thúc đẩy các mô hình hợp tác công tư (PPP), với các đối tác và các định chế tài chính nước ngoài nhằm huy động đủ nguồn lực thực hiện Chiến lược, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik

Thái tử kế vị Frederik tin tưởng rằng, hợp tác Việt Nam-Đan Mạch có nhiều cơ hội để phát triển trong lĩnh vực tăng trưởng ...

Việt Nam-Đan Mạch tăng cường hợp tác tăng trưởng xanh và chuyển đổi năng lượng tái tạo

Việt Nam-Đan Mạch tăng cường hợp tác tăng trưởng xanh và chuyển đổi năng lượng tái tạo

Thái tử Frederik thông báo cùng đi với phái đoàn đến Việt Nam có 36 tập đoàn và công ty năng lượng lớn của Đan ...

Việt Nam - Một trong những điểm đầu tư sôi động nhất thế giới

Việt Nam - Một trong những điểm đầu tư sôi động nhất thế giới

“Việt Nam chắc chắn sẽ có vị thế tốt hơn trong hai hoặc ba năm tới nhờ việc chứng tỏ vị thế của mình trong ...

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy tăng trưởng xanh

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy tăng trưởng xanh

Ngày 20/9, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND TP. ...

Saudi Arabia: ‘Vàng đen’ nơi cát trắng và nỗ lực tăng trưởng xanh

Saudi Arabia: ‘Vàng đen’ nơi cát trắng và nỗ lực tăng trưởng xanh

Mặc dù đạt doanh thu khổng lồ từ trữ lượng dầu khí lớn thứ hai thế giới, song Saudi Arabia vẫn chuyển mình mạnh mẽ ...

(thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó ...
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội.
Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Chính phủ Iran tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành

Chính phủ Iran tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành

Các vấn đề của ngành năng lượng Iran ngày càng trầm trọng hơn do trữ lượng khí đốt cạn kiệt.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động