Chuyển đổi số - Chìa khóa vàng giúp ASEAN vững bước hậu Covid-19

Văn Hải
Tờ The Business Times số ra ngày 16/11 nhấn mạnh vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong những năm tới, đồng thời cho rằng khu vực này cần tập trung vào các cam kết thương mại và đầu tư mở, tính bền vững và không ngừng nâng cấp thông qua chuyển đổi số.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đại dịch Covid-19 đã đưa tới một cơ hội để “cài đặt lại” nền kinh tế và xã hội toàn cầu trên con đường hướng tới sự tăng trưởng bền vững và bao trùm.

Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp ASEAN Standard Chartered, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered, ông Jose Vinals, cho rằng những công ty ở ASEAN bắt đầu gắn các sản phẩm và dịch vụ của mình với sở thích của người tiêu dùng sẽ gặt hái được những cơ hội mà sự đầu tư bền vững có thể mang lại.

Ông Jose Vinals trích dẫn báo cáo của Standard Chartered có tên gọi Cơ hội 2030: Lộ trình đầu tư mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Standard Chartered, trong đó chỉ ra cơ hội đầu tư gần 10.000 tỷ USD trong khu vực tư nhân nhằm hướng đến 3 SDG của Liên hợp quốc, đó là: Nước sạch và vệ sinh; Năng lượng sạch và giá cả phải chăng; Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng.

Cụ thể, theo ông Jose Vinals, cơ hội đầu tư tiềm năng của khu vực tư nhân vào Indonesia đến năm 2030 ước tính đạt 280 tỷ USD. Với 100 triệu dân trên khắp ASEAN dự kiến sẽ di cư từ các vùng nông thôn ra các thành phố từ năm 2015-2030, nhu cầu đối với cơ sở hạ tầng bền vững, bất động sản và các nguồn năng lượng bền vững hơn sẽ gia tăng mạnh mẽ.

Chuyển đổi số - Chìa khóa vàng giúp ASEAN vững bước hậu Covid-19
Chuyển đổi số là chìa khóa then chốt giúp ASEAN vượt qua khủng hoảng. (Nguồn: Ban Thư ký ASEAN)

Ngoài ra, ông Vinals cho rằng một lĩnh vực lớn khác cần tập trung là số hóa, để thúc đẩy nhiều sự đổi mới sáng tạo hơn.

Trụ cột tăng trưởng then chốt

Theo ước tính trong Báo cáo hàng năm về kinh tế điện tử Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain&Co, giá trị nền kinh tế số của ASEAN dự kiến đạt ít nhất 300 tỷ USD đến năm 2025. Đây được coi là lĩnh vực tăng trưởng then chốt của khu vực. Hiện tại, các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế số đang giành được nhiều lợi thế.

Trả lời câu hỏi về cách thức các công ty có thể đầu tư khi đối mặt với sự phục hồi không đồng đều hậu Covid-19, ông Benjamin Hung, Giám đốc điều hành phụ trách khu vực châu Á của Standard Chartered, lưu ý rằng trong chiều hướng phục hồi hình chữ K này, các lĩnh vực như thương mại điện tử, giao thông công cộng, giao hàng thực phẩm và tạp hóa đang được hưởng lợi.

Tin liên quan
Hướng đi nào cho kinh tế ASEAN trong thế giới hậu Covid-19? Hướng đi nào cho kinh tế ASEAN trong thế giới hậu Covid-19?

Theo ông, bất cứ thứ gì tiến nhanh để trở nên số hóa hơn, dễ tiếp cận hơn và mang tính bao trùm hơn sẽ chiến thắng.

Đồng quan điểm này, ông Oliver Tonby, người đứng đầu Trung tâm năng lực số của McKinsey, nhận xét: “Nếu bạn nhìn vào phần trăm doanh thu kỹ thuật số do 10% công ty hàng đầu nắm giữ, thì trong ngành viễn thông và truyền thông, con số này là 95%, trong ngành ngân hàng là 85% và ngành bán lẻ là 93%.

Vì vậy, bạn thấy một động lực rất lớn nhằm tiến tới việc ‘người thắng được rất nhiều, nếu không muốn nói là tất cả’. Và chúng ta đã chứng kiến xu hướng này tăng tốc trong hai năm qua. Các công ty đi trước trong quá trình chuyển đổi số trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra đang tiến xa và nhanh hơn nhiều”.

Giám đốc chiến lược của Lazada Magnus Ekbom cho rằng trong một thế giới mà Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình phát triển số và các chu kỳ đổi mới sáng tạo diễn ra nhanh hơn, sự trỗi dậy của thương mại điện tử không hẳn là do sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng mà là do các công ty áp dụng thực tế kỹ thuật số với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với trước đây.

Theo ông, khi hai yếu tố này gặp nhau - người tiêu dùng am hiểu về kỹ thuật số và công ty đang áp dụng các nền tảng số, sự khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại thông thường có thể sớm biến mất. Trong vòng 3 đến 5 năm tới, thuật ngữ “thương mại điện tử” sẽ biến mất và sẽ chỉ còn là “thương mại”.

Cam kết mở cửa thương mại

Ông Vinals lưu ý rằng cam kết đầu tư và thương mại mở cả trong nội bộ ASEAN lẫn các đối tác then chốt của khối đã giúp khu vực tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Mặc dù chịu tác động bởi dịch bệnh, nhưng thương mại và đầu tư nội khối tiếp tục bước tiến vững chắc trong năm 2020.

Đáng chú ý, theo Báo cáo đầu tư ASEAN 2020-2021 của Ban thư ký ASEAN, dòng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN đã đạt mức cao nhất vào năm 2019 với 182 tỷ USD, đưa ASEAN trở thành khu vực nhận FDI lớn nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển.

Do dịch bệnh Covid-19, FDI giảm xuống còn 137 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, tỷ trọng FDI đổ vào ASEAN trong tổng số FDI toàn cầu đã tăng từ 11,9% năm 2019 lên 13,7% năm 2020.

Trong khi đó, tổng thương mại hàng hóa nội khối ASEAN tăng 4,3% từ năm 2015 đến 2019, từ 535,4 tỷ USD lên 632,6 tỷ USD. Năm 2020, do những đứt gãy vì Covid-19, tổng thương mại hàng hóa nội khối ASEAN đạt khoảng 565,9 tỷ USD.

Trong một báo cáo về cơ hội hành lang nội khối ASEAN, các tác giả đã lưu ý rằng ASEAN sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu dựa trên kết nối ngày càng cao của khối với 5 đối tác thương mại lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và Hàn Quốc.

Hơn nữa, 83% số doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết họ có kế hoạch gia tăng ít nhất 25% đầu tư của công ty vào ASEAN trong 3-5 năm tới, khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được phê chuẩn.

Ông Gabriel Lim, Bí thư thường trực Bộ Công Thương Singapore, nhấn mạnh: “Một vấn đề mà Singapore luôn tin tưởng là các thỏa thuận thương mại tự do không chỉ là một ‘cuộc hôn nhân’ kinh tế, mà theo nhiều cách thức còn là một ‘cuộc hôn nhân’ mang tính chiến lược.

Khi có nhiều quốc gia cam kết làm việc để cùng phát triển và thịnh vượng, thì sẽ có lợi ích chung trong sự thành công, ổn định và thịnh vượng. Singapore đặc biệt quan tâm đến việc trở thành một quốc gia ủng hộ thương mại tự do và hội nhập, là chất xúc tác cho các hiệp định thương mại mới và là nước ủng hộ tăng trưởng bao trùm".

Tin liên quan
Kinh tế Trung Quốc Kinh tế Trung Quốc 'hắt hơi', Đông Nam Á có 'cảm lạnh'?

Theo ông Gabriel Lim, điều rõ ràng là khu vực Đông Nam Á, cùng với các khu vực khác của thế giới, phải suy tính về cách thức khôi phục tăng trưởng theo một cách thức khác, vừa bằng cách tận dụng những lĩnh vực tăng trưởng mới như nền kinh tế số vừa đảm bảo rằng bất kỳ sự phục hồi nào cũng lâu dài và bền vững.

Hiện các nước đang trao đổi về khuôn khổ cho các luồng dữ liệu xuyên biên giới, dữ liệu cá nhân và khuôn khổ bảo vệ. Ví dụ, năm 2020, Singapore đã ký các hiệp định đối tác kinh tế số với Australia, New Zealand và Chile.

Ông Benjamin Hung nhận định, nhìn xa hơn các hệ sinh thái số, sự hài hòa của các khuôn khổ chính sách có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác, bao gồm các chính sách về Covid-19, tiêm chủng và đi lại.

Ông cho rằng với việc chuỗi cung ứng bị đứt gãy, có rất nhiều việc cần làm để khắc phục những khó khăn này để ASEAN vừa là nơi khởi đầu của xuất khẩu vừa là thị trường đích.

ASEAN đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Canada, tăng cường hợp tác với Thụy Sỹ

ASEAN đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Canada, tăng cường hợp tác với Thụy Sỹ

ASEAN đã tổ chức các cuộc họp với Canada và Thụy Sỹ nhằm khẳng định các cam kết tăng cường hợp tác.

Tăng cường kết nối ASEAN-Uruguay

Tăng cường kết nối ASEAN-Uruguay

Từ ngày 10-12/11, Đại sứ 5 nước ASEAN tại Argentina kiêm nhiệm Uruguay là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã có chuyến ...

(theo The Business Times)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động