Chuyển đổi số là một động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nền tảng cho một nền kinh tế hiện đại

Chu Văn
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần chuyển đổi số là "quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, làm thật, làm quyết liệt, làm ra hiệu quả, ra sản phẩm”, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. (Nguồn: TTXVN)

Sáng 27/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Phiên họp thứ 2 của Ủy ban.

Cùng tham dự phiên họp tại trụ sở Chính phủ có Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Phiên họp được kết nối trực tuyến tới trụ sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tạo động lực phát triển nhanh chuyển đổi số

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tinh thần chuyển đổi số là "quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, làm thật, làm quyết liệt, làm ra hiệu quả, ra sản phẩm”, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển.

Thủ tướng nêu rõ, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng, gắn với 3 trụ cột chính, đó là Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm đến công tác chuyển đổi số, hướng tới xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và công dân số.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ngày 10/10 hằng năm là Ngày chuyển đổi số quốc gia với 3 mục tiêu chính là: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia; Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

"Chuyển đổi số là một động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, là nền tảng cho một nền kinh tế hiện đại", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

Nhấn mạnh nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số là rất nặng nề, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.

Khẳng định chuyển đổi số gắn với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, gắn với phục hồi kinh tế nhanh và phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay, Thủ tướng đề nghị Ủy ban tập trung làm một số việc.

Đó là, rà soát thể chế, tháo gỡ vướng mắc cũng như hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số; đầu tư công nghệ, hạ tầng để phát triển chuyển đổi số, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin; huy động nguồn lực, trong đó thúc đẩy hợp tác công-tư, huy động sự đóng góp của người dân;

Có cơ chế chính sách phù hợp với cơ chế chung nhưng cũng có những ưu tiên để tạo ra động lực phát triển nhanh chuyển đổi số; đổi mới quản trị theo hướng hiện đại để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số; và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, Thủ tướng lưu ý, chuyển đổi số gắn với đầu tư, nâng cấp hạ tầng, công nghệ, dễ xuất hiện tiêu cực, do đó cần thường xuyên kiểm tra, giám sát; phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm liên quan đến quá trình chuyển đổi số.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu đầu tư cho phát triển chuyển đổi số không dàn trải, tập trung đầu tư cho những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt hơn, phải thiết thực, hiệu quả, có tính lan tỏa, không chạy theo thành tích.

Nêu rõ đây là phiên hợp thứ hai của Ủy ban sau khi kiện toàn tổ chức, Thủ tướng đề nghị các thành viên Ủy ban rà soát, kiểm điểm những việc đã làm được trong 3 tháng đầu năm và đề ra phương hướng công tác trong quý II, các quý tiếp theo.

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các tỉnh, thành phố trên cả nước. (Nguồn: TTXVN)
Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các tỉnh, thành phố trên cả nước. (Nguồn: TTXVN)

Kinh tế số đóng góp 10,2% GDP

Theo Báo cáo tình hình triển khai chuyển đổi số quý I/2022 do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng trình bày tại phiên họp, tính đến hết tháng 3/2022, 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số; 17/22 bộ, ngành và 57/63 địa phương đã ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm.

Tốc độ truy cập mạng băng rộng ở Việt Nam quý I/2022 được cải thiện so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt là chỉ số tải xuống ở mạng di động băng rộng tăng khoảng 26%, ở mạng cố định băng rộng tăng khoảng 44%.

Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh là 70,91%; tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh là 85,08%; tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang băng rộng là 68,8%.

Các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho Chính phủ số được đẩy mạnh triển khai, là điều kiện tiên quyết để triển khai Chính phủ số. Trong đó, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc có khoảng 23 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có trên 7 triệu trẻ em được cấp số định danh cá nhân theo quy định; trên 4,5 triệu dữ liệu đăng ký kết hôn; trên 3,2 triệu dữ liệu đăng ký khai tử.

Tỷ lệ dịch vụ công đủ kiều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 là 97,3% (chiếm 52,33% tổng số thủ tục hành chính); tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ là 17,17%, tương đương quý I/2021; tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến là 24,75%, tăng 8,82% so với quý I/2021.

Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp với 3.552 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp truy cập thuận tiện (một cửa) đến dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước các cấp.

Trong quý I/2022, Cổng đã có trên 167.000 tài khoản đăng ký; trên 14 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 332.000 lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích từ cổng; trên 510.000 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; trên 163.000 giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 366 tỷ đồng.

Hệ thống hóa đơn điện tử đã được triển khai toàn quốc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Trong quý I/2022, cơ quan thuế đã tiếp nhận xử lý 77.732.636 hóa đơn điện tử.

Ước tính tổng doanh thu kinh tế số quý I/2022 khoảng 53 tỷ USD, đóng góp khoảng 10,2% GDP, trong đó kinh tế số nền tảng có tốc độ tăng trưởng 28%, đạt doanh thu 8 tỷ USD, còn lại là kinh tế số ICT và kinh tế số ngành, với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình khoảng 15%.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới tính đến hết tháng 2/2022 đạt 65.329 doanh nghiệp, tăng 487 doanh nghiệp so với năm 2021.

Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chỉ đạo năm 2022 lấy người dân là trung tâm. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn định hướng đưa hoạt động của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam để hướng tới phát triển một xã hội số; xã hội số phát triển cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển chính phủ số, kinh tế số.

Để tạo bước đột phá chuyển đổi số thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông xin đề xuất Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ủng hộ chủ trương và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai các nội dung để kiện toàn bộ máy tổ chức, bảo đảm nguồn nhân lực, nguồn kinh phí cho chuyển đổi số.

Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban đã thảo luận về nội dung Báo cáo tình hình triển khai chuyển đổi số quý I/2022 và thông tin những nhiệm vụ đã đạt được của các bộ, ngành, đồng thời đề xuất kiến nghị, giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong thời gian tới.

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn

Năm 2022, thông điệp của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là “Sở hữu trí tuệ và Thế hệ trẻ: Đổi mới sáng tạo ...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chính quyền phải là người dẫn dắt, khai phá, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế số

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chính quyền phải là người dẫn dắt, khai phá, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế số

Phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2022 (15/4), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, "Thành ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - Leicester vs Man City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - Leicester vs Man City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - West Ham vs Liverpool...
Không phải do thỏa thuận khí đốt giữa Nga-Ukraine hết hạn, quốc gia Balkan vẫn bị khóa nguồn cung, đây là lý do

Không phải do thỏa thuận khí đốt giữa Nga-Ukraine hết hạn, quốc gia Balkan vẫn bị khóa nguồn cung, đây là lý do

Tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova từ ngày 1/1/2025 do tranh chấp nợ.
Năm 2025, ngành nông nghiệp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD

Năm 2025, ngành nông nghiệp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD

Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp xuất khẩu 70 tỷ USD để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8%.
Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran quan ngại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ siết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt Tehran.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 Petrovietnam cần bứt phá để trở thành tập đoàn công nghiệp-năng lượng quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 Petrovietnam cần bứt phá để trở thành tập đoàn công nghiệp-năng lượng quốc gia

Hội nghị Tổng kết Petrovietnam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Tập đoàn thực hiện cơ cấu lại theo mô hình tập đoàn công nghiệp-năng lượng quốc gia.
Dự báo thời tiết hôm nay: Không khí lạnh tăng cường, phía Bắc trời rét, có nơi rét đậm, rét hại dưới 10 độ

Dự báo thời tiết hôm nay: Không khí lạnh tăng cường, phía Bắc trời rét, có nơi rét đậm, rét hại dưới 10 độ

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống phía Bắc khiến nhiệt độ xuống thấp, phổ biến từ 11-14 độ, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ…
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Phiên bản di động