TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Mexico: Việt Nam và Mexico gắn kết Thái Bình Dương | |
Khai mạc Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017 |
Theo Giáo sư Ramoneda, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã gây khó khăn cho nhiều quốc gia đồng minh của nước này tại châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Australia..., khiến các nước buộc phải xem xét lại chính sách đối với Mỹ, cũng như các mối quan hệ liên quan trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thương mại và có xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại.
Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để đưa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy vị thế của mình. Trong bối cảnh đó, có nhiều nước như Nhật Bản, Australia và Việt Nam đang cố gắng sắp xếp lại tình hình và thỏa thuận đang được đề xuất là một hiệp định TPP không có Mỹ.
Thành phố Đà Nẵng đang là tâm điểm chú ý của thế giới. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Giáo sư Ramoneda nhận định Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình này bởi hai yếu tố:
Thứ nhất, đó là quá trình phát triển kinh tế vững chắc đang được chính phủ và nhân dân Việt Nam triển khai. Chính sách mở cửa của Việt Nam thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế trên thế giới, với TPP là một minh chứng. Hiện Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc thúc đẩy. Việt Nam cũng đã ký kết thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) và tham gia tích cực nhiều thỏa thuận của ASEAN.
Thứ hai, Việt Nam đã phát triển tích cực chính sách mở cửa thương mại hội nhập với thế giới. Với chính sách đó, Việt Nam không chỉ thúc đẩy thực hiện quá trình phát triển kinh tế mà còn tham gia tích cực việc thiết lập các quy định của các tổ chức hội nhập mà Việt Nam muốn tham gia. Việt Nam là một trong ít quốc gia tham gia vào TPP cũng như RCEP. Việt Nam đã chủ động trong việc xây dựng một mô hình thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Giáo sư Ramoneda, Việt Nam sẽ tận dụng APEC 2017 để thể hiện với thế giới về tiềm lực của mình, cũng như khả năng vượt qua thách thức, tiếp tục hội nhập tích cực, chủ động và hiệu quả với thế giới, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong khía cạnh kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương.
Giáo sư Ramoneda cho biết Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, không chỉ trong lĩnh vực thương mại. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của Argentina tại châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ song phương tốt đẹp này được phản ánh qua việc trao đổi các đoàn cấp cao, bộ trưởng hay chuyên viên giữa hai nước.
Lượng du khách Argentina đến Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Trong 10 năm gần đây, quan hệ hai nước đã phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện.
Việt Nam góp phần dẫn dắt tương lai Diễn đàn Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, hoạt động đối ngoại đỉnh cao của Năm APEC Việt Nam sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày ... |
Chính thức khai mạc Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam Tuần lễ Cấp cao APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) 2017 với chủ đề “Tạo động lực mới, ... |
APEC Việt Nam 2017 - Vun đắp tương lai chung trong một thế giới đang chuyển đổi Ngày 5/11, ngay trước thềm Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), GS. TS. Trần ... |