TIN LIÊN QUAN | |
Các cuộc tấn công mạng của Mỹ nhằm vào IS không phát huy hiệu quả | |
Ukraine cáo buộc tình báo Nga tiến hành chiến tranh mạng |
Phát biểu ngày 14/11, Giám đốc điều hành Ủy ban Phát triển kinh tế Australia (CEDA), bà Melinda Cilenta, nhấn mạnh, an ninh mạng và chiến tranh điều khiển học là những nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia của Australia, thậm chí còn nghiêm trọng hơn nhiều so với các mối đe dọa an ninh truyền thống như chủ nghĩa khủng bố hay xung đột quân sự.
Chiến tranh mạng là mối đe dọa tiềm tàng nghiêm trọng hơn nhiều so với chủ nghĩa khủng bố. (Nguồn: Daily Telegraph) |
Trong khi đó, GS. Greg Austin thuộc Trung tâm An ninh mạng, Đại học New South Wales, cho rằng, Australia sẽ phải đối mặt với “những thách thức gần như không thể vượt qua” trong bối cảnh các vụ tấn công mạng do các tổ chức được cho là có liên quan chính phủ nước ngoài thực hiện ngày càng tinh vi, phức tạp.
Theo ông, việc chi tiêu cho Chương trình Tàu ngầm tương lai đang được triển khai tại Adelaide, bang Nam Australia, có thể phải được xem xét lại để đảm bảo ngân quỹ cho cả công tác phòng ngừa các vụ tấn công mạng. Vị giáo sư này lưu ý rằng vũ khí điều khiển học có thể vô hiệu hóa kẻ thù thậm chí trước khi chiến tranh bắt đầu.
Cũng liên quan đến vấn đề này, giới chức Mỹ cùng ngày cảnh báo, nhiều loại mã độc được cho là phát triển tại Triều Tiên đang ẩn mình trong rất nhiều hệ thống mạng máy tính, cho phép tin tặc có thể tiếp cận thông tin của chính phủ, các hệ thống tài chính và truyền thông.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã đưa ra cảnh báo an ninh về những hành động bí mật của nhóm tin tặc “Hổ mang giấu mặt” (Hidden Cobra), hay còn được biết đến với tên gọi “Lazarus”. Hồi đầu năm nay, giới chức Mỹ đã cáo buộc Lazarus tiến hành nhiều vụ tấn công mạng từ năm 2009 và cho rằng nhóm này có quan hệ với chính quyền Triều Tiên.
Theo các nhà chức trách Mỹ, mục tiêu tấn công của Lazarus gồm cơ sở hạ tầng trọng yếu của Mỹ và toàn cầu như truyền thông, không gian vũ trụ, tài chính.
Đội phản ứng nhanh an ninh mạng máy tính (CERT) của Bộ trên cho rằng, tin tặc có thể duy trì sự hiện diện bên trong các mạng máy tính bị tấn công, nhằm “tiếp tục khai thác những lỗ hổng trên hệ thống mạng”. Một số mạng máy tính có thể bị nhiễm mã độc Volgmer hoặc công cụ kiểm soát từ xa Fallchill, vốn có thể cung cấp cho tin tặc quyền kiểm soát hoàn toàn hệ thống.
Nhiều chuyên gia an ninh cho rằng Lazarus có thể đã đứng đằng sau một loạt vụ trộm nhằm vào nhiều ngân hàng trên toàn thế giới, với thiệt hại lên đến hàng triệu USD.
Cùng ngày, cảnh sát Italy thông báo nước này đang điều tra một vụ đánh cắp tài khoản thư điện tử của nhân viên Bộ Quốc phòng và lực lượng cảnh sát.
Nhóm tin tặc Anonymous hồi cuối tuần qua đăng tải nhiều tài liệu mật đánh cắp được lên trang blog bằng tiếng Italy, gồm chi tiết về công tác an ninh bảo vệ Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni trong các chuyến thăm, các địa chỉ hộp thư điện tử và hồ sơ cá nhân của nhân viên Bộ trên. Cơ quan chức năng Italy đang điều tra làm rõ vụ việc này.
Chiến tranh mạng Mỹ - Nga: Âm mưu hay chuyện hiểu nhầm? Cuối tháng Bảy vừa qua, vụ rò rỉ thư điện tử của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đã gây nên cơn địa ... |
Lầu Năm Góc sửa đổi các quy định chiến tranh mạng Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey, cho biết lần đầu tiên trong vòng bảy năm qua, Lầu Năm ... |
Chiến tranh mạng – kiểu xung đột của tương lai Trong một phiên điều trần trước Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng cảnh báo: “Cuộc chiến Trân Châu Cảng tiếp theo ... |