Chuyên gia Brunei 'mở lối' phát triển ngành Halal cho Việt Nam

Ngọc Anh
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal nhờ vị trí chiến lược và nhu cầu ngày càng tăng từ các nước trong khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Brunei 'mở lối' phát triển ngành Halal cho Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu tham dự Hội nghị Halal 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, ngày 22/10. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ngày 22/10, ông Sabirin Othman, Chủ tịch Tập đoàn PDS ABATTOIR SDN BHD (Brunei Darussalam) trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Hội nghị Halal toàn quốc 2024 về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp Halal của Việt Nam.

Theo ông, ngành công nghiệp Halal đang phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, liệu rằng đây có phải thời điểm thích hợp để Việt Nam thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm Halal?

Theo tôi, hiện nay Việt Nam nên bắt đầu xem xét tiềm năng sản xuất các sản phẩm Halal bởi Việt Nam cũng đang dần đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu.Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, địa phương vẫn còn thiếu chứng nhận Halal.

Ngoài ra, vị trí chiến lược trong khu vực Đông Dương cũng như láng giềng với Trung Quốc mang lại cho Việt Nam nhiều lợi thế về thương mại và giao thương quốc tế. Đồng thời, khi phát triển sản phẩm Halal, Việt Nam cũng có thể thúc đẩy hơn nữa ngành du lịch, đặc biệt là du lịch Halal.

Brunei 'mở lối' phát triển ngành Halal cho Việt Nam
Ông Sabirin Othman, Chủ tịch Tập đoàn PDS ABATTOIR SDN BHD cho rằng Việt Nam nên tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm về Halal từ những quốc gia láng giềng. (Nguồn: Tập đoàn PDS ABATTOIR SDN BHD)

Hiện nay, Brunei Darussalam đang là một thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp Halal nở rộ. Ông có thể chia sẻ về xu hướng phát triển của thị trường Halal ở Brunei Darussalam cũng như trong khu vực ASEAN và trên thế giới hay không?

Thị trường Halal ở Brunei Darussalam đang ngày càng “thay da đổi thịt”. Trước đây, Brunei chủ yếu tập trung đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa. Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19, chính phủ dần khuyến khích doanh nghiệp xây dựng năng lực chế biến dư thừa nhằm mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất. Các cơ quan quản lý liên quan cũng tích cực tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế, từ đó thúc đẩy phát triển ngành Halal tại Brunei.

Trong khi đó, ở thị trường ASEAN và toàn cầu, nhu cầu với các sản phẩm Halal ngày càng tăng cao. ASEAN với hơn 40% dân số là người Hồi giáo, đã trở thành một thị trường tiềm năng cho sản phẩm Halal. Bên cạnh đó, thu nhập khả dụng toàn cầu cũng tăng lên, đặc biệt ở nhóm thu nhập trung bình, kéo theo nhu cầu mua sắm và tiêu dùng sản phẩm Halal lớn hơn. ASEAN cũng đang chú trọng vào hỗ trợ kết nối và thương mại trong khu vực để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Halal.

Brunei Darussalam đang nổi lên như một hình mẫu trong việc phát triển ngành công nghiệp Halal, ông có thể chia sẻ thêm những kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam có thể học hỏi để thúc đẩy sự phát triển ngành Halal của mình không?

Brunei đã thành công trong việc thiết lập các chứng nhận Halal uy tín và được công nhận trên toàn cầu, đây là bài học quý giá mà Việt Nam có thể học hỏi để phát triển ngành công nghiệp Halal của riêng mình.

Bên cạnh đó, để đảm bảo cung ứng liên tục nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn, Brunei đã tận dụng vai trò của các trường đại học địa phương nhằm cung cấp những chương trình và khóa học liên quan. Hiện nay, Brunei còn mở rộng trọng tâm sang xây dựng năng lực chế biến dư thừa, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết lập chuỗi cung ứng logistics Halal, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Tại thời điểm hiện tại, dân số Hồi giáo toàn cầu ngày càng tăng và thu nhập tại nhiều quốc gia đang dần cải thiện, kéo theo xu hướng bùng nổ của các sản phẩm Halal. Ông có thể chia sẻ thêm về sự phát triển của nhu cầu này và dự đoán về xu hướng trong tương lai?

Dân số Hồi giáo toàn cầu hiện ước tính khoảng 1,9 tỷ người, dự kiến đạt 2,2 tỷ người vào năm 2030, chiếm 26% dân số thế giới. Chính vì vậy, nhu cầu về sản phẩm Halal đang tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nơi tập trung khoảng 62% người Hồi giáo, với các thị trường trọng điểm bao gồm Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Malaysia...

Các sản phẩm Halal không chỉ thu hút người Hồi giáo mà còn hấp dẫn người không theo đạo Hồi nhờ sự an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh cao và quy trình sản xuất “đạo đức”. Bên cạnh đó, năm 2023, ngành công nghiệp Halal toàn cầu được định giá khoảng 1,97 nghìn tỷ USD và dự kiến mở rộng lên 3,3 nghìn tỷ USD vào năm 2030, qua đó thể hiện xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai của ngành công nghiệp này.

Trong bối cảnh thị trường Halal toàn cầu đang mở rộng và tiêu chuẩn ngày càng khắt khe, việc xây dựng thương hiệu Halal uy tín là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Liệu làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng thương hiệu của riêng mình, được cộng đồng Halal chấp nhận và duy trì chất lượng ổn định, thưa ông?

Để xây dựng thương hiệu Halal riêng và được cộng đồng Halal chấp nhận, các doanh nghiệp Việt Nam cần từng bước thiết lập những tiêu chuẩn và năng lực quản lý Halal, cũng như đảm bảo các công ty sản xuất trong nước tuân thủ đầy đủ quy định.

Việt Nam cũng có thể tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm từ những quốc gia láng giềng để thực hiện mục tiêu này. Chứng nhận Halal là một hệ thống tiêu chuẩn mà doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt, nhưng sẽ bổ sung cho các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bởi nó bao gồm nhiều yếu tố về vệ sinh và truy xuất nguồn gốc.

Chính vì vậy, các cơ quan quản lý cần xem xét chứng nhận Halal như một phần không thể thiếu trong việc lên kế hoạch cho chuỗi cung ứng, an ninh lương thực và an toàn thực phẩm trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Thị trường Halal mở cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Bắc Giang

Thị trường Halal mở cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Bắc Giang

Halal là ngành công nghiệp đang phát triển mạnh trên thế giới. Nếu tận dụng tốt, ngành công nghiệp Halal sẽ mang lại nhiều đóng ...

Chung tay ‘mở khóa’ tiềm năng thị trường Halal Việt Nam

Chung tay ‘mở khóa’ tiềm năng thị trường Halal Việt Nam

Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và nhu cầu đối với sản phẩm Halal ngày càng gia tăng. Những cơ hội hợp tác trong ...

Giám đốc Trung tâm chứng nhận Halal châu Âu: Việt Nam sẵn sàng đột phá trên bản đồ Halal quốc tế

Giám đốc Trung tâm chứng nhận Halal châu Âu: Việt Nam sẵn sàng đột phá trên bản đồ Halal quốc tế

Với nền tảng nông nghiệp vững mạnh và chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn ...

Bernama: Việt Nam thúc đẩy ngoại giao với thế giới Hồi giáo thông qua ngành công nghiệp Halal

Bernama: Việt Nam thúc đẩy ngoại giao với thế giới Hồi giáo thông qua ngành công nghiệp Halal

Đưa tin về Hội nghị Halal lần đầu tiên tại Việt Nam, hãng thông tấn Bernama của Malaysia đánh giá cao cam kết của Việt ...

Việt Nam hợp tác cùng thắng để phát triển ngành Halal

Việt Nam hợp tác cùng thắng để phát triển ngành Halal

Đại diện Singapore và Indonesia trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Hội nghị Halal toàn quốc 2024 ngày 22/10.

Xem nhiều

Đọc thêm

Diễn viên Thu Quỳnh trở lại dự án phim truyền hình

Diễn viên Thu Quỳnh trở lại dự án phim truyền hình

Diễn viên Thu Quỳnh thấy phấn khích khi trở lại phim trường sau 5 tháng sinh con gái thứ hai, bé Tằm.
Gặp mặt, giao lưu với chị em cộng đồng người Việt tại Sri Lanka

Gặp mặt, giao lưu với chị em cộng đồng người Việt tại Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam đã tổ chức cuộc gặp mặt, giao lưu và toạ đàm với chị em cộng đồng ...
Biến đổi khí hậu, những phát hiện bất ngờ về tập tính di cư các loài chim Australia

Biến đổi khí hậu, những phát hiện bất ngờ về tập tính di cư các loài chim Australia

Các nhà nghiên cứu Australia công bố những phát hiện mới về tập tính di cư của các loài chim ở phía Nam bán cầu qua dữ liệu radar thời ...
Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila

Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila

Được tổ chức lần đầu vào năm 2022, Đối thoại là diễn đàn nhằm cải thiện chính sách hàng hải và phối hợp hoạt động giữa Mỹ và Philippines.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị trong thời gian tới, Ban Đối ngoại Trung ương cần quan tâm, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ chiến lược.
Bộ trưởng Kinh tế UAE mong muốn tổ chức Hội nghị đầu tư quy mô lớn tại Việt Nam

Bộ trưởng Kinh tế UAE mong muốn tổ chức Hội nghị đầu tư quy mô lớn tại Việt Nam

Sáng 28/10 (giờ địa phương), tại Abu Dhabi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Kinh tế UAE Abdulla bin Touq Al Marri.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin thông qua thiết bị điều khiển từ xa ở Lebanon cho thấy mối đe dọa an ninh từ việc vũ khí hóa các vật dụng hàng ngày.
Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) phân tích, nhận định về tác động của bầu cử Mỹ tới tình hình bán đảo Triều Tiên.
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Phiên bản di động