Việt Nam đã phát triển rất nhanh từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. (Ảnh: Linh Chi) |
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007 và hiện đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương với nhiều quốc gia như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Mỹ...
"Các FTA đã ký kết đưa Việt Nam hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế toàn cầu với luật chơi cạnh tranh gắt gao, đồng thời thúc đẩy Việt Nam áp dụng những hành vi cạnh tranh tự do", TS. Công Phạm nhấn mạnh.
Tin liên quan |
Đã đến lúc Mỹ cần thừa nhận sự thật Việt Nam là nền kinh tế thị trường |
Theo ông, một điểm nữa thể hiện Việt Nam đã phát triển rất nhanh từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, đó là sự ra đời của các công ty tư nhân và các công ty khởi nghiệp.
Ông đánh giá: “Lĩnh vực tư nhân đã phát triển đi kèm với sự giảm số lượng các công ty nhà nước thông qua việc cổ phần hóa các công ty nhà nước cỡ nhỏ và vừa".
TS. Công Phạm cũng đề cập đến sáu yếu tố thể hiện Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Thứ nhất, lĩnh vực kinh tế tư nhân tăng trưởng nhanh chóng và hiện chiếm gần 45% tỷ trọng của GDP, đóng góp 1/3 ngân sách nhà nước, 40% vốn đầu tư và sử dụng 85% lao động của cả nước.
Thứ hai, Việt Nam đã cải cách luật đầu tư nước ngoài và trong giai đoạn từ tháng 1-7 năm nay thu hút hơn 18 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Thứ ba, Việt Nam hiện đã phát triển một môi trường cạnh tranh thị trường trong các lĩnh vực.
Thứ tư, luật pháp cũng phát triển để hỗ trợ sự phát triển của lĩnh vực kinh tế tư nhân. Việt Nam đã ban hành luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Doanh Nghiệp và Luật đầu tư. Những bộ luật này - ra đời từ giữa năm 2000 và đã được sửa đổi nhiều lần - đã trở thành các yếu tố quan trọng tạo ra môi trường minh bạch.
Thứ năm, thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển nhanh với mức vốn hóa của thị trường chứng khoán tăng đáng kể qua thời gian.
Thứ sáu, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1-1,5%/năm. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 0,9%.
| CIEM: Cần tập trung xây dựng chương trình hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng tốc đổi mới sáng tạo xanh Sáng ngày 26/7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Đại sứ quán Đan ... |
| Kinh tế Việt Nam: Thời điểm ‘nhấn ga’ tăng tốc! Nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, dư luận truyền thông nước ngoài tiếp tục đánh giá triển vọng kinh tế ... |
| Ngoại giao kinh tế Việt Nam-Lào nỗ lực đóng góp cho mục tiêu tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam-Lào mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa ... |
| Kinh tế tư nhân và dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Theo TS Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người kiên định ... |
| Công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường: Vì lợi ích của người dân hai nước Việc Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, mang ... |