Kinh tế tư nhân và dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo TS Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người kiên định về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng là người luôn ủng hộ sự phát triển của doanh nhân và doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bước vào đầu nhiệm kỳ Trung ương khóa XI, năm 2011, kinh tế Việt Nam bộc lộ hàng loạt vấn đề nghiêm trọng.

Nợ xấu ngành ngân hàng tăng vọt lên xấp xỉ 20%. Lãi suất cho vay tăng vọt lên 23%-25%. Lạm phát tăng tới 18,13%; quy mô dự trữ ngoại hối từ gần 21 tuần nhập khẩu năm 2007 xuống còn khoảng 3,5 tuần nhập khẩu vào quý I/2011 (dưới 10 tỷ USD). Nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn đổ vỡ, thị trường chứng khoán lao dốc. Đầu tư toàn xã hội năm 2011 giảm 9,7%, đầu tư khu vực nhà nước giảm 13,5%, khu vực ngoài nhà nước giảm 4,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 8,2% (so với năm trước, theo giá so sánh 1994). Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động chỉ vọn vẹn 288.838 doanh nghiệp.

Sau 12 năm, đến hết năm 2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 13,57 triệu tỷ đồng, cao gấp 5,47 lần dư nợ tín dụng cuối năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống dưới 3% trước đại dịch Covid-19 (hiện nay nợ xấu nội bảng 4,94%). Lạm phát từ năm 2013 luôn được kiềm chế dưới 4%. Dự trữ ngoại hối tăng lên xấp xỉ 100 tỷ USD, cao gấp 10 lần so với đầu năm 2011.

Số lượng doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động đạt hơn 920.000 doanh nghiệp, gấp 3,18 lần so với năm 2010. Tổng vốn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân đạt 1.919,7 nghìn tỷ đồng, cao gấp 6,4 lần so với cuối năm 2010.

Tin liên quan
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Những kết quả đạt được ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực không ngừng của nhân dân ta, sự điều hành quyết liệt của bộ máy nhà nước và trên hết là sự chỉ đạo lãnh đạo kịp thời của Đảng ta.

Thật vậy, để kinh tế tư nhân có thể phát triển được như ngày nay, cần có sự thay đổi mạnh mẽ về quan điểm, thể chế, định hướng và quyết sách của Đảng cầm quyền.

Những đổi mới thể chế căn bản

Ngay từ đầu nhiệm kỳ Trung ương khóa XI, dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đặt ra hai nhiệm vụ có tính nền tảng cần giải quyết. Đó là sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh của Đảng và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.

Kết quả là, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) ra đời, khẳng định sự đa dạng của các hình thức sở hữu, hình thức phân phối, hình thức tổ chức kinh doanh của nền kinh tế nước ta và mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, cùng cạnh tranh, hợp tác cùng phát triển.

Cương lĩnh khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.

Đồng thời khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Để hỗ trợ cho các động lực kinh tế, Cương lĩnh cũng nhấn mạnh vai trò hình thành và phát triển các loại thị trường để đảm bảo nền kinh tế vận hành theo quy luật, nguyên tắc thị trường: “Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ASEAN và thứ 40 thế giới, năng động và có độ mở cao, với quy mô thương mại quốc tế nằm trong top 20 toàn cầu. (Nguồn: Getty Images)
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), hiệu quả quản trị quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 đã có sự thay đổi rõ rệt. (Nguồn: ADB)

Kinh tế tư nhân phát triển cần phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hệ thống tư pháp hiệu lực hiệu quả, có sự phản biện của các tổ chức xã hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những yếu tố này đã được sửa đổi bổ sung vào trong Hiến pháp năm 2013.

Hiến pháp năm 2013 đã xác định nhiệm vụ của Tòa án Nhân dân không chỉ là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, mà còn là cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Hiến pháp 2013 cũng quy định bổ sung mới về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đó là “vai trò phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Quy định này đã giúp cho quá trình xây dựng, hoạch định chính sách được nhìn nhận, xem xét trên nhiều bình diện khác nhau một cách khách quan và đầy đủ. Tiếng nói của đại diện doanh nghiệp trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được hiến định.

Bộ máy nhà nước kém hiệu quả, tham nhũng là những nguyên nhân quan trọng nhất làm cho các nền kinh tế trên thế giới trì trệ, các thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế tư nhân, không thể phát triển và có đóng góp ý nghĩa cho đất nước. Nhận thức được điều này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xác định: Đảng phải vững mạnh thì đất nước mới phát triển và dân tộc trường tồn.

Công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã được phát động từ Nghị quyết Trung ương IV khóa XI “Một số vấn đề cấp bách xây dựng đảng hiện nay” và thực hiện quyết liệt thông qua Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư làm Trưởng ban không chỉ đã củng cố được lòng tin của người dân vào Đảng, mà còn đã nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.

Cùng với những thay đổi những thể chế căn bản, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế liên tục được sửa đổi, hoặc xây mới theo hướng tạo thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, như trong các Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế hải quan… Những thay đổi này đã cải thiện rõ rệt môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), hiệu quả quản trị quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 đã có sự thay đổi rõ rệt. Xếp hạng về hiệu quả bộ máy nhà nước liên tục được cải thiện, tăng từ nhóm 45,02% phía dưới vào năm 2012 lên 59,43% vào năm 2022. Các chỉ số kiểm soát tham nhũng và chất lượng chính sách cũng cải thiện mạnh mẽ.

Những chủ trương về phát triển kinh tế tư nhân và doanh nhân

Tổng Bí thư là người kiên định về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng là người luôn ủng hộ sự phát triển của doanh nhân và doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.

Từ tháng 9/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TW, khẳng định: “Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; “Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị và của bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân. Xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân phải gắn liền với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền sở hữu và tự do kinh doanh của doanh nhân theo pháp luật, khuyến khích doanh nhân làm giàu cho mình và cho đất nước”.

Đến năm 2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW tiếp tục khẳng định: “Đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh”; “Xây dựng, tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Kinh tế tư nhân và dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam năm 2011. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Những Nghị quyết này là chủ trương, định hướng lớn của Đảng ta để bộ máy nhà nước thể chế hóa, hiện thực hóa các chính sách cụ thể xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay.

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, khi xây dựng Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tổng Bí thư đã đề nghị lấy số là 10-NQ/TW, với mong muốn Nghị quyết này như là một “khoán 10” trong thời kỳ cất cánh của đất nước.

Trong bài phát biểu bế mạc Hội Nghị Trung ương 5 khóa XII, Tổng Bí thư đã nói: “Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức của chúng ta về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng. Từ chỗ kỳ thị, coi nhẹ đã thừa nhận kinh tế tư nhân "là một trong những động lực" và đến nay "là một động lực quan trọng" để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta….”.

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh: “Thời gian tới, toàn hệ thống chính trị phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu, phát huy những kết quả, thành tựu đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; triển khai, thực hiện thật tốt các chủ trương, chính sách mới được khẳng định, kế thừa hoặc bổ sung, phát triển tại Hội nghị lần này. Trước hết, cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân, coi đây là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân nhanh, lành mạnh và đúng đắn hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng để giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội”.

Cho đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng kinh tế tư nhân ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc.

Đã có doanh nghiệp xuyên quốc gia niêm yết trên thị trường nước ngoài; xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước mà chủ yếu là doanh nghiệp có vốn của tư nhân chiếm hơn 25% GDP. Trong những lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, tài chính, bán lẻ…, các doanh nghiệp trong nước đã thể hiện năng lực cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường trong nước. Nhiều doanh nghiệp tư nhân có năng lực cạnh tranh toàn cầu trong các lĩnh vực công nghệ cao như kỹ thuật số, AI, luyện kim, chế biến thực phẩm, sản xuất phương tiện vận tải…

Những thành tựu này có dấu ấn không nhỏ của người lãnh đạo tài năng, đức độ, tận tụy, cống hiến hết mình của Đảng ta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vẻ đẹp nhân phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh thức lòng dân và sự đoàn kết

Vẻ đẹp nhân phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh thức lòng dân và sự đoàn kết

Có lẽ chính hình ảnh về cuộc đời tận hiến, thanh sạch và trước những nỗ lực nhằm mang lại một xã hội tốt đẹp ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Dấu ấn sâu đậm về sự phát triển của các quan hệ đối tác mang tầm quốc tế

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Dấu ấn sâu đậm về sự phát triển của các quan hệ đối tác mang tầm quốc tế

Lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế; các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, ...

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ...

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú ...

Tình cảm bạn bè quốc tế với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những con số ấn tượng

Tình cảm bạn bè quốc tế với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những con số ấn tượng

Những con số về các đoàn thăm viếng hay số thư, điện, thông điệp chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn ...

(theo Báo Đầu tư)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump có thể đặt ra thách thức nặng nề cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir Starmer.
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Chính sách thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về chi phí sản xuất và lạm phát trong nước.
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc

Trung Quốc đã trở thành một 'tấm gương' trong chuyển đổi năng lượng sạch với những cách tiếp cận, bước đi, chính sách táo bạo, hiệu quả.
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu

Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu

Nhóm BRICS, trong đó Nga-Trung Quốc là thành viên, được thành lập nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế, chống lại sự bá quyền của Mỹ-phương Tây.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động