Chuyên gia 'đau đầu' suy luận, vũ khí hạt nhân có phải 'cây đũa thần' trong tính toán của Tổng thống Putin?

Vy Anh
Những động thái, tuyên bố mới nhất của Tổng thống Nga Putin đang khiến các nhà phân tích chiến lược quốc tế vô cùng trăn trở về một khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ đã lập luận và đưa ra các giả định như thế nào?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia 'đau đầu' suy luận, vũ khí hạt nhân có phải 'cây đũa thần' trong tính toán của Tổng thống Putin?
Các nhà phân tích đang thận trọng cho rằng nguy cơ Tổng thống Nga Putin sử dụng kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới dường như vẫn còn thấp. (Nguồn: Chatham House)

Hy vọng "nguyên tắc cấm kỵ" trở thành "ranh giới đỏ"

Hiện nay các nhà phân tích đang thận trọng cho rằng, nguy cơ Tổng thống Nga Putin sử dụng kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới dường như vẫn còn thấp. Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) cho biết họ chưa nhận thấy dấu hiệu về một cuộc tấn công hạt nhân sắp xảy ra của Nga.

Tuy nhiên, lời tuyên bố của Tổng thống Putin là sẽ sử dụng "tất cả các phương tiện trong khả năng của chúng tôi" để bảo vệ nước Nga đang được thận trọng xem xét.

Nhà Trắng đã cảnh báo về "hậu quả thảm khốc đối với Nga nếu Tổng thống Putin sử dụng hạt nhân”.

Giám đốc CIA William Burns chia sẻ với CBS News rằng: “Chúng tôi hiện không thấy bất kỳ bằng chứng thực tế nào trong cộng đồng tình báo Mỹ cho thấy ông Putin đang tiến gần hơn đến việc sẽ thực sự sử dụng vũ khí hạt nhân, rằng có một mối đe dọa sắp xảy ra về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Những gì chúng tôi phải làm là nghiêm túc theo dõi các dấu hiệu chuẩn bị thực sự từ phía Nga”.

Andrey Baklitskiy, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Giải trừ vũ khí của Liên hợp quốc nhận xét: “Vũ khí hạt nhân không phải là cây đũa thần. Chúng không phải là thứ mà bạn chỉ cần sử dụng là có thể giải quyết mọi vấn đề”.

Các nhà phân tích hy vọng những nguyên tắc cấm kỵ về vũ khí hạt nhân là một yếu tố kiềm chế nguy cơ hạt nhân. Nỗi thống khổ con người phải chịu đựng ở Hiroshima và Nagasaki sau khi Mỹ phá hủy các thành phố của Nhật Bản bằng bom nguyên tử vào ngày 6/8 và ngày 9/8/1945 là một lập luận mạnh mẽ phản đối việc tái sử dụng những loại vũ khí như vậy. Kể từ đó, không có quốc gia nào sử dụng vũ khí hạt nhân.

Dara Massicot, nhà nghiên cứu chính sách cấp cao tại RAND Corp và từng là nhà phân tích về năng lực quân sự của Nga tại Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định nếu sử dụng vũ khí hạt nhân, Nga có thể sẽ bị cô lập.

Cùng chung nhận định, Sidharth Kaushal, nhà nghiên cứu chuyên về quốc phòng và an ninh thuộc Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh ở London, phân tích: “Việc phá vỡ điều cấm kỵ về hạt nhân, ở mức tối thiểu, sẽ áp đặt một sự cô lập về ngoại giao và kinh tế đối với Nga”.

Có thể chỉ để răn đe và câu giờ?

Theo các nhà phân tích, vũ khí hạt nhân tầm xa mà Nga có thể sử dụng trong cuộc xung đột trực tiếp đã sẵn sàng chiến đấu, nhưng kho dự trữ đầu đạn có tầm bắn ngắn hơn (cái được gọi là vũ khí chiến thuật mà Nga có thể muốn sử dụng ở Ukraine) thì không.

Pavel Podvig, nhà nghiên cứu cấp cao khác chuyên nghiên cứu về vũ khí hạt nhân tại cơ quan nghiên cứu về giải trừ vũ khí của Liên hợp quốc ở Geneva, cho rằng “tất cả những vũ khí đó đang được cất giữ trong kho”. Ông nói: “Bạn cần phải đưa chúng ra khỏi boong-ke, chất chúng lên xe tải, và sau đó kết hợp chúng với tên lửa hoặc các hệ thống phóng khác”.

Nga chưa công bố toàn bộ kho vũ khí hạt nhân chiến thuật và các năng lực của chúng. Mosocw có thể ra lệnh bí mật chuẩn bị một lượng vũ khí nhỏ hơn và sẵn sàng tung ra sử dụng một cách bất ngờ.

Nhưng việc công khai đưa vũ khí ra khỏi kho cũng là một chiến thuật mà Nga có thể sử dụng để gây áp lực mà không cần thực sự sử dụng chúng. Ông Pavel Podvig dự đoán, các vệ tinh của Mỹ sẽ phát hiện ra hành động này. Các nhà phân tích cũng dự đoán sẽ có những leo thang khác trước tiên, bao gồm các cuộc tấn công gia tăng của Nga ở Ukraine bằng cách sử dụng vũ khí phi hạt nhân.

Nikolai Sokov, người đã tham gia các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí khi còn làm việc cho Bộ Ngoại giao Nga và hiện đang làm việc cho Trung tâm Giải trừ Vũ khí và Không phổ biến vũ khí tại Vienna, nhận định: “Tôi không nghĩ sẽ có một sự bất ngờ nào khác”.

Giới chuyên gia phân tích cũng đang đau đầu trong việc xác định các mục tiêu chiến trường mà Putin nhắm đến trong trường hợp phải sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu một cuộc tấn công hạt nhân không ngăn cản được những bước tiến của Ukraine, Nga sẽ làm như thế nào?

Chuyên gia Pavel Podvig nhận định rằng, rất có thể Tổng thống Putin hy vọng rằng những lời răn đe sẽ làm chậm nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây cho Ukraine và giúp "câu giờ" để huấn luyện thêm 300.000 quân dự bị mà ông đã ra lệnh động viên.

Nhưng nếu Ukraine tiếp tục có lợi thế trên thực địa và Nga thấy rằng không thể duy trì những gì đã có được, các nhà phân tích lo ngại nguy cơ ngày càng tăng của việc Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân.

EU nối dài danh sách trừng phạt Nga, Venezuela khẳng định 'Mỹ và đồng minh đang tuyệt vọng'

EU nối dài danh sách trừng phạt Nga, Venezuela khẳng định 'Mỹ và đồng minh đang tuyệt vọng'

Ngày 6/10, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt gói trừng phạt mới nhất đối với Nga, mở rộng các lệnh cấm đối với ...

Báo Mỹ đánh giá sức mạnh vũ khí hạt nhân của Nga

Báo Mỹ đánh giá sức mạnh vũ khí hạt nhân của Nga

Nga và Mỹ cùng sở hữu khoảng 90% vũ khí hạt nhân chiến lược trên thế giới, theo báo The Washington Post.

EU áp trần giá dầu Nga, Moscow sẽ 'trả đũa' ngay lập tức sau khi nhìn thấy 'giấy tờ'

EU áp trần giá dầu Nga, Moscow sẽ 'trả đũa' ngay lập tức sau khi nhìn thấy 'giấy tờ'

Ngày 6/10, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho hay, nước này sẽ triển khai các hành động liên quan việc Liên minh châu Âu ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky cáo buộc Nga 'tống tiền hạt nhân'; Moscow tố phương Tây 'xúi' Kiev từ chối đàm phán

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky cáo buộc Nga 'tống tiền hạt nhân'; Moscow tố phương Tây 'xúi' Kiev từ chối đàm phán

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới không nhượng bộ "vụ tống tiền hạt nhân" của Nga.

Triều Tiên vừa phóng tên lửa, Hải quân Hàn-Mỹ-Nhật ngay lập tức tập trận chung

Triều Tiên vừa phóng tên lửa, Hải quân Hàn-Mỹ-Nhật ngay lập tức tập trận chung

Vài giờ sau khi Triều Tiên phóng hai tên lửa tầm ngắn, Hải quân Hàn-Mỹ-Nhật đã tổ chức tập trận chung với trọng tâm ứng ...

(theo AP)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người thầy vĩ đại của Báo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người thầy vĩ đại của Báo chí cách mạng Việt Nam

Với hàng nghìn bài báo, hàng chục bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều quan điểm cơ bản và những suy nghĩ sâu sắc về hoạt ...
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Lần đầu tiên thành phố xứ Hàn 'khoác áo Việt' trong Tuần lễ văn hóa

Lần đầu tiên thành phố xứ Hàn 'khoác áo Việt' trong Tuần lễ văn hóa

Ngày 20/6, Tuần lễ Văn hóa Việt Nam năm 2025 đã chính thức khai mạc tại thành phố Pyeongteck, cách thủ đô Seoul 70 km về phía Tây Nam.
Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản tuyên bố hủy đối thoại cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay một lý do nào khác?
Thanh Hóa: Miền đất cộng hưởng những giá trị Vương triều

Thanh Hóa: Miền đất cộng hưởng những giá trị Vương triều

Được xem là 'cái nôi' di sản văn hóa dân tộc, Thanh Hoá rất giàu giá trị lịch sử và tính biểu tượng.
Một thế kỷ báo chí đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ báo chí đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc, báo chí đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành “vũ khí sắc bén” trên mặt trận tư tưởng ...
Trung Đông trước bước ngoặt hiểm nghèo

Trung Đông trước bước ngoặt hiểm nghèo

Xung đột Israel-Iran không chỉ gây chấn động khu vực mà còn tác động sâu rộng tới an ninh, kinh tế toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-GCC-Trung Quốc: Chương mới trong hợp tác Nam-Nam toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-GCC-Trung Quốc: Chương mới trong hợp tác Nam-Nam toàn cầu

Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC-Trung Quốc chứng minh rằng những khu vực đa dạng có thể tìm được tiếng nói chung để thúc đẩy thương mại công bằng.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Liệu Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần này có thể tạo nên đột phá cần thiết trong nỗ lực bảo vệ 70% diện tích của thế giới?
Bước ngoặt ở Mông Cổ

Bước ngoặt ở Mông Cổ

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Mông Cổ, một Thủ tướng đương chức bị bãi nhiệm theo hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent gần đây đã chính thức công bố quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria.
Bốn lớp phòng thủ của Israel

Bốn lớp phòng thủ của Israel

Hệ thống Vòm Sắt có lẽ quen thuộc với giới thạo tin về vũ khí, song, tấm 'áo giáp' phòng không của Israel không chỉ có hệ thống nổi tiếng này.
So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

So sánh sức mạnh quân sự của hai đối thủ Israel và Iran

Tương quan lực lượng và sức mạnh quân sự của hai bên đang được đặt lên bàn cân để dự đoán đường hướng tiếp theo của cuộc xung đột Israel-Iran.
Cách Israel vô hiệu hóa mưa tên lửa đạn đạo Iran: Không chỉ có Vòm Sắt

Cách Israel vô hiệu hóa mưa tên lửa đạn đạo Iran: Không chỉ có Vòm Sắt

Xung đột Israe-Iran tiếp tục leo thang, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel vẫn chứng tỏ được năng lực vượt trội của mình.
Nơi tránh ‘bão’ của người nhập cư Mỹ

Nơi tránh ‘bão’ của người nhập cư Mỹ

Trong bối cảnh chính sách nhập cư ngày càng siết chặt, có những đô thị đã trở thành điểm tựa cho người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp tại Mỹ...
Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Ukraine đang thúc giục phương Tây từ bỏ vũ khí đắt tiền, cao cấp chuyển sang vũ khí sản xuất hàng loạt giá rẻ để đối phó trong xung đột với Nga.
'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

Việc Ukraine tấn công phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược của Nga, gồm cả Tu-95, cho thấy nỗ lực tìm cách tiêu diệt thứ vũ khí NATO dè chừng.
Xung đột Israel-Iran: Mỹ đã có thể ngăn chặn từ năm 2003 nếu không bỏ lỡ cơ hội lớn

Xung đột Israel-Iran: Mỹ đã có thể ngăn chặn từ năm 2003 nếu không bỏ lỡ cơ hội lớn

Mỹ đã có cơ hội đạt được một 'thỏa thuận lớn' với Iran như Tổng thống Donald Trump mong muốn từ năm 2003.
Học giả Ấn Độ: Việt Nam điều chỉnh chính sách sinh con trước sức ép nhân khẩu học

Học giả Ấn Độ: Việt Nam điều chỉnh chính sách sinh con trước sức ép nhân khẩu học

Tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa nhanh, Quốc hội Việt Nam bỏ quy định giới hạn số con trong mỗi gia đình - bước chuyển quan trọng trong chính sách dân số.
Xung đột Iran-Israel: Những lựa chọn đau đầu của ông Trump

Xung đột Iran-Israel: Những lựa chọn đau đầu của ông Trump

Khi xung đột Israel-Iran leo thang, ông Trump không thể đứng ngoài nếu không muốn tình hình đi quá xa và ngày càng khó giải quyết.
Ấn Độ và Canada trước cơ hội ‘phá băng’ tại Hội nghị thượng đỉnh G7

Ấn Độ và Canada trước cơ hội ‘phá băng’ tại Hội nghị thượng đỉnh G7

Chuyến thăm Canada của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh G7 là cơ hội hiếm hoi nối lại tiếp xúc cấp cao sau giai đoạn căng thẳng.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
Phiên bản di động