Thỏa thuận START buộc Nga và Mỹ phải trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện mang, theo lịch trình 2 lần/năm. (Nguồn: Sputnik) |
Ông Rozhin nhận định: "Mỹ luôn theo đuổi đường lối phá hủy toàn bộ hệ thống các hiệp ước hiện có về hạn chế vũ khí thông thường cũng như vũ khí hạt nhân. Sau khi rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), bây giờ đang thảo luận vấn đề chấm dứt hiệp ước START-3 sau năm 2021. Mỹ tuyên bố ở nhiều cấp độ khác nhau, rằng hoặc thỏa thuận này sẽ bị chấm dứt vì nó không có lợi cho nước Mỹ, hoặc là Nhà Trắng sẽ đề nghị Nga và Trung Quốc cùng ký thỏa thuận với những điều khoản mới có lợi hơn cho Mỹ. Đương nhiên, nếu như vậy sẽ phương hại cho quyền lợi cuả chính Nga và Trung Quốc".
Theo chuyên gia Rozhin, do những hành động như vậy của Mỹ, những gì còn lại của hệ thống an ninh quốc tế có thể sẽ bị phá bỏ hoàn toàn.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã tuyên bố rằng gia hạn START là con đường duy nhất giúp tránh sự sụp đổ của các cơ chế kiểm soát vũ khí trong lĩnh vực tên lửa - hạt nhân.
Nga và Mỹ đã ký kết START vào năm 2010, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/2/2011. Theo văn kiện này, mỗi bên sẽ giảm dần số lượng kho vũ khí hạt nhân của mình. Thỏa thuận buộc Nga và Mỹ phải trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện mang, theo lịch trình 2 lần/năm. START-3 có hiệu lực từ ngày 5/2/2018 và sẽ hết hạn vào năm 2021.