Hiện có khoảng 300 tỷ USD tài sản có chủ quyền của Nga bị các đồng minh phương Tây đóng băng sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. (Nguồn: Financial Times) |
EU có công cụ để gây áp lực lên Nga
Khối 27 thành viên đã bắt đầu thu lợi nhuận (tiền lãi) từ các tài sản của Nga nắm giữ trong khối để chuyển tới Ukraine.
Cụ thể, vào tháng 7 năm nay, Euroclear đã chuyển khoảng 1,55 tỷ EUR (tương đương 1,63 tỷ USD) lãi suất từ tài sản bị đóng băng của Moscow vào Quỹ châu Âu - quỹ dành cho Kiev. Euroclear là công ty thanh toán hàng đầu có trụ sở tại Bỉ đang nắm giữ phần lớn tài sản bị đóng băng của Nga.
Tin liên quan |
Mỹ chính thức 'tiêu' tài sản Nga bị phong tỏa, 20 tỷ USD đã đến Ukraine, Tổng thống Zelensky nói gì? |
Đến tháng 10, Nghị viện châu Âu (EC) phê duyệt khoản vay lên tới 35 tỷ EUR cho Ukraine, dự kiến hoàn trả bằng tiền lãi từ các quỹ Nga bị phong tỏa.
Khoản vay nằm trong cam kết của khối 27 thành viên, cùng với gói hỗ trợ tài chính trị giá 50 tỷ USD đã được G7 thông qua vào tháng 6.
Hiện có khoảng 300 tỷ USD tài sản có chủ quyền của xứ bạch dương bị các đồng minh phương Tây đóng băng sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo nhà ngoại giao hàng đầu EU, Ukraine có quyền yêu cầu bồi thường hợp pháp và tài sản của Moscow nắm giữ tại khối 27 thành viên là "một công cụ gây sức ép với Điện Kremlim".
Bà Kaja Kallas khẳng định rõ, nguồn tiền của Nga sẽ giúp thanh toán “mọi thiệt hại mà nước này gây ra cho Ukraine”.
"Có một con chim nhỏ trong tay hơn là một con chim lớn trên mái nhà. Vì vậy, chúng ta có con chim nhỏ trong tay (ngụ ý chỉ tài sản bị đóng băng) và đây là công cụ để gây áp lực lên Nga", bà Kaja Kallas nói.
Mỹ "theo chân" EU, Nga phản pháo
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khoản vay 20 tỷ USD cho Ukraine hôm 10/12, sử dụng lợi nhuận từ các tài sản của Moscow. Hành động này đánh dấu một bước ngoặt trong cách phương Tây đối phó với cuộc xung đột Ukraine-Nga.
Theo tờ The New York Times, việc giải ngân diễn ra trong bối cảnh Kiev đang phải đối mặt với giai đoạn bất ổn nghiêm trọng khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức vào tháng tới.
Ông Trump và đảng Cộng hòa tại Quốc hội được dự báo sẽ khó có thể tiếp tục cung cấp cho Ukraine mức hỗ trợ kinh tế và quân sự tương tự như quốc gia này đã nhận được từ đảng Dân chủ và chính quyền ông Biden. Nhưng xung đột vẫn tiếp diễn và Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ quốc tế để duy trì nền kinh tế của mình.
Về phía Nga, Điện Kremlin lên án mạnh mẽ quyết định của Mỹ, gọi đó là hành động "cướp bóc". Nước này đe dọa sẽ có các biện pháp trả đũa kinh tế và chính trị.
Phát ngôn viên Dmitry Peskov khẳng định: "Hành động của Mỹ chỉ làm gia tăng căng thẳng và khiến cuộc xung đột kéo dài thêm".
Xuất hiện lo ngại
Hiện tại, đã dấy lên những lo ngại trong nội bộ khối 27 thành viên.
Cụ thể, Euroclear gần đây lên tiếng khẳng định không muốn chịu trách nhiệm nếu EU quyết định tịch thu số tiền lãi từ tài sản Nga bị đóng băng để chuyển cho Ukraine.
Bà Valerie Urbain, Giám đốc điều hành của Euroclear cảnh báo, bất kỳ kế hoạch tịch thu tài sản nào cũng cần phải xem xét toàn diện, bao gồm cả việc giải quyết các nghĩa vụ pháp lý liên quan.
Bà nhấn mạnh: “Trong vài năm nữa, Moscow sẽ yêu cầu lấy lại tài sản của mình và lúc đó chúng ta sẽ không còn gì để trả cho họ. Vì vậy, cần phải có chế tài phù hợp đối với toàn bộ các khoản nợ phải trả liên quan những tài sản bị đóng băng này, nhằm bảo đảm tính hợp pháp và tránh các tranh chấp trong tương lai".
Giám đốc điều hành Euroclear cũng bày tỏ quan ngại về việc tịch thu tài sản Nga có thể làm suy yếu vai trò tiền tệ dự trữ toàn cầu của đồng EUR.
Bà Valerie Urbain nhấn mạnh: “Hành động này không chỉ gây rủi ro pháp lý mà còn ảnh hưởng tới sự ổn định chung của tài chính khu vực”.
| Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia thúc đẩy quan hệ ngoại giao, kinh tế tại Oman Nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao - kinh tế giữa Việt Nam và Oman, Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia kiêm nhiệm Oman ... |
| Mỹ chính thức 'tiêu' tài sản Nga bị phong tỏa, 20 tỷ USD đã đến Ukraine, Tổng thống Zelensky nói gì? Ngày 10/12, Mỹ thông báo đã giải ngân khoản vay trị giá 20 tỷ USD cho Ukraine, được bảo đảm bằng lợi nhuận thu được ... |
| Nhật Bản: Thâm hụt thương mại kỹ thuật số 2024 cao kỷ lục, dự đoán tăng mạnh đến năm 2030 Theo chuyên gia của Ngân hàng Mizuho, Nhật Bản có thâm hụt kỹ thuật số lớn nhất trong số các thành viên của Tổ chức ... |
| Nền kinh tế Trung Quốc cần 'bơm' thêm rất nhiều tiền Lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tuyên bố sẽ có nhiều biện pháp chủ động hơn vào năm 2025 để thúc đẩy tăng trưởng ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật: Gazprombank của Nga giảm lo ngại bởi trừng phạt, Mỹ có thể suy thoái vì chính sách thuế quan, Đức đón lượng du khách kỷ lục OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu, Nga thay đổi phương thức thanh toán khí đốt, chính sách thuế quan và nhập cư ... |