Mức tăng trưởng dự kiến của kinh tế Ấn Độ trong vài năm tới sẽ đạt khoảng 7,5%. Ảnh minh họa. (Nguồn: Elitebusiness Magazine) |
Bình luận được đưa ra sau số liệu cho thấy tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ đã chậm lại còn 6,7% trong quý II/2024, thấp hơn so với mức 8,2% cùng kỳ năm ngoái.
Thống kê này làm gia tăng áp lực lên RBI trong việc sớm khởi động chu kỳ cắt giảm lãi suất.
Ông Das cho biết, mức tăng trưởng dự kiến của Ấn Độ trong vài năm tới sẽ đạt khoảng 7,5%.
Ông nhận định: "Mặc dù khó xác định chính xác mức tăng trưởng cho quốc gia đông dân nhất thế giới này, nhưng tốc độ tăng trưởng từ 7,5-8% có thể là mức bền vững trong trung hạn".
Trước đây, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Ấn Độ là nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trong khi ngân hàng Goldman Sachs dự báo, đất nước Nam Á sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2075, vượt qua Nhật Bản, Đức và Mỹ để chỉ đứng sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ đã giảm trong các quý gần đây.
Vào tháng 7/2024, IMF cảnh báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ có thể giảm xuống còn 6,5% vào năm 2025.
Động thái diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thời gian gần đây, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được dự báo sẽ tham gia vào làn sóng cắt giảm lãi suất trong tuần này và gây thêm sức ép lên Ấn Độ để bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.
Thống đốc RBI cho rằng, hiện nay có thể là "mùa cắt giảm lãi suất".
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh chính sách tiền tệ của Ấn Độ chủ yếu dựa vào các điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước, bao gồm lạm phát và động lực tăng trưởng nội địa, cùng với các triển vọng liên quan.
Ông cũng lưu ý rằng mặc dù Ấn Độ sẽ quan tâm đến những chuyển biến chính sách trên thế giới, như các chính sách của Fed, ECB hay các ngân hàng trung ương khác, quyết định cuối cùng vẫn sẽ dựa trên những yếu tố nội tại của nền kinh tế Ấn Độ.
Khi được hỏi liệu Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) của RBI có đang xem xét việc cắt giảm lãi suất vào đầu tháng 10 hay không, ông Das trả lời rằng ông không thể khẳng định điều này.
Theo ông, việc thảo luận và quyết định sẽ được thực hiện trong MPC, nhưng hai yếu tố chính mà họ xem xét là động lực tăng trưởng và lạm phát.