Nhỏ Bình thường Lớn

Chuyên gia Đức phân tích những suy tính của Trung Quốc tại Biển Đông

TGVN. Tiến sỹ Gerhard Will - từng là chuyên gia của Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP) - đưa ra nhiều đánh giá về tình hình Biển Đông trong bối cảnh thời gian qua chứng kiến nhiều diễn biến nhanh và phức tạp, với sự gia tăng cạnh tranh, mâu thuẫn chiến lược giữa Mỹ-Trung Quốc. 
TIN LIÊN QUAN
Australia-Mỹ ra tuyên bố chung, bác toàn bộ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông
Giới chuyên gia: Công hàm Australia về Biển Đông là chiến thắng của luật pháp quốc tế
truyen thong duc nhung quan diem trai chieu ve hoat dong cua trung quoc tren bien dong
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc đang ngày càng được thể hiện rõ ở Biển Đông. (Nguồn: Internet)

Chiến lược thiếu chín chắn

Về lý do Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tại Biển Đông, Tiến sĩ Gerhard Will cho biết, hầu hết các nhà quan sát đều kết luận rằng, Trung Quốc cư xử theo kiểu nước lớn và sử dụng quyền lực chính trị một cách liều lĩnh nhằm đạt được vị trí thống trị tại khu vực và trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, ông lại có cách nhìn khác về vấn đề này. Ông cho rằng Trung Quốc, hay đúng hơn là giới lãnh đạo Trung Quốc, đánh giá quá cao sức mạnh của mình, trong khi Trung Quốc chưa có đủ tiềm năng kinh tế hay quân sự, cũng không có đủ quyền lực mềm để thuyết phục dân chúng ở các nước khác.

Tiến sĩ Gerhard Will nhấn mạnh, quan hệ ngoại giao kiểu mà Trung Quốc mong muốn không còn phù hợp với thế kỉ XXI nữa. Ở cấp độ khu vực và quốc tế, Trung Quốc đang hứng chịu sự phản đối ngày càng gia tăng và họ đã nỗ lực phá vỡ chúng bằng các phương tiện kinh tế. Theo quan điểm của ông Gerhard Will, sự tự tin và hiếu chiến đang gia tăng của Trung Quốc không phải là một chiến lược được suy tính kĩ mà là một nỗ lực không chắc chắn nhằm đưa họ thoát ra khỏi sự cô lập.

Tuy nhiên, nỗ lực đó thất bại và phản tác dụng khi nó càng khiến cho Trung Quốc bị cô lập hơn. Hiện nay, Trung Quốc không hề so sánh thực lực của bản thân với thực lực của đối thủ một cách hợp lí, nên những gì Trung Quốc làm đang gây nguy hại cho an ninh của cả khu vực và thế giới. Vì thế, điều quan trọng là phải mở kênh đối thoại ngoại giao với Trung Quốc, đồng thời duy trì lập trường rõ ràng trên bình diện kinh tế và quân sự.

Hợp tác để ngăn chặn tham vọng

Về nguyên nhân Mỹ gia tăng các biện pháp phản đối, răn đe Trung Quốc tại Biển Đông, Tiến sĩ Gerhard Will cho biết, trong vài năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự leo thang căng thẳng Mỹ-Trung xung quanh vấn đề Biển Đông. Trong những tháng gần đây, Mỹ đưa lực lượng hải quân và không quân tới Biển Đông và qua đó chính thức chọn nơi này làm địa điểm đối đầu quân sự với quân đội Trung Quốc. Theo ông, qua điều này, Mỹ muốn chứng tỏ rằng, Trung Quốc phải "để mắt" tới hải quân và không quân của Mỹ tại nơi Trung Quốc có tham vọng mở rộng vị thế trong những thập kỉ vừa qua.

Về vai trò của Liên minh châu Âu trong vấn đề Biển Đông, Tiến sĩ Gerhard Will cho rằng, do EU đang phải đối mặt với những vấn đề nội bộ nghiêm trọng nên liên minh này không thể đóng bất kỳ vai trò lớn nào trong các vấn đề thế giới trong lúc này. Trong trường hợp các bên xung đột (Mỹ-Trung) chuyển từ đối đầu quân sự sang ngoại giao thì có thể EU sẽ đóng vai trò "trọng tài".

Dự báo về bước đi sắp tới của Trung Quốc tại Biển Đông và phản ứng của Mỹ cũng như các nước lớn, Tiến sĩ Gerhard Will nhận định, Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện chiến lược cắt lát salami (thực hiện những bước tiến nhỏ để đạt được một mục đích lớn) và từng bước mở rộng vị thế trên Biển Đông, miễn là nó không dẫn tới đối đầu quân sự trực tiếp. Các nước trong khu vực cần hợp tác để ngăn chặn Trung Quốc đạt được mục tiêu.

Thêm quốc gia ASEAN ra tuyên bố về tình hình Biển Đông

Thêm quốc gia ASEAN ra tuyên bố về tình hình Biển Đông

TGVN. Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Brunei ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông, trong đó tái khẳng định cam kết duy trì hòa ...

Biển Đông: Mỹ ra chính sách lịch sử, giới chuyên gia báo động nguy cơ xung đột gia tăng

Biển Đông: Mỹ ra chính sách lịch sử, giới chuyên gia báo động nguy cơ xung đột gia tăng

TGVN. Lần đầu tiên Mỹ công khai phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua những tuyên bố đanh thép. ...

4 năm sau phán quyết PCA: Trung Quốc vẫn hung hăng tại Biển Đông nhưng pháp luật sẽ được thượng tôn

4 năm sau phán quyết PCA: Trung Quốc vẫn hung hăng tại Biển Đông nhưng pháp luật sẽ được thượng tôn

TGVN. Đã 4 năm kể từ khi PCA ra phán quyết về Biển Đông, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục có các động thái khiêu khích ...

Tin cũ hơn

Đại sứ Australia: Quốc gia nào sử dụng 'chiến thuật vùng xám' ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn Đại sứ Australia: Quốc gia nào sử dụng 'chiến thuật vùng xám' ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn
Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản
Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila
Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược
Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'
Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực
Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai
Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia