Nhỏ Bình thường Lớn

Chuyên gia IT Việt Nam sẽ có thể đi làm việc tại Romania

Nhà máy đóng tàu Vard Braila, đơn vị sử dụng lao động lớn nhất tại thành phố Braila, miền Đông Romania, đã nhận 70 công nhân Việt Nam vào làm việc và có kế hoạch tuyển thêm 60 công nhân người Việt để bù đắp sự thiếu hụt lao động.
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20181002091731 Nhiều cơ hội việc làm cho lao động trở về từ Hàn Quốc, Nhật Bản
tin nhap 20181002091731 Gần 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 8 tháng

Quản lý nhà máy, bà Alina Puia cho biết: "Chúng tôi đã gặp nhiều khó khó khăn trong việc tìm kiếm lực lượng lao động, mặc dù đã cố gắng trong hơn một năm qua, ngay cả khi chúng tôi đã quảng cáo ở khắp mọi nơi, song công ty đã không thể tuyển đủ số công nhân đáp ứng nhu cầu".

tin nhap 20181002091731
Nhà máy đóng tàu Vard Braila, đơn vị sử dụng lao động lớn nhất tại thành phố Braila, miền Đông Romania. (Nguồn: Zf.ro)

Nhà máy đóng tàu Braila là một bộ phận của công ty Vard (Na Uy), chi nhánh của tập đoàn Fincatieri (Italy). Năm ngoái, một nhà máy đóng tàu khác của tập đoàn này ở Tulcea (miền Đông Romania) cũng đã nhận khoảng 300 công nhân Việt Nam.

Trong khi đó, trang tin điện tử www.romania-insider.com trước đó đưa tin, Romania có thể sẽ bắt đầu tuyển dụng những chuyên gia công nghệ thông tin (IT) đến từ các nước châu Á theo hình thức hợp đồng tạm thời với thời hạn lên tới 2 năm, nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực IT ở nước này.

Lâu nay, các chủ công ty ở Romania đã và đang tuyển dụng lao động từ Việt Nam, Nepal và Philippines cho những vị trí việc làm thuộc các lĩnh vực chăm sóc y tế, chế tạo công nghiệp và xây dựng. Tổng Giám đốc công ty tuyển dụng lao động Head Hunting IT - Razvan Rada cho biết, trong vài tháng qua, họ đã bắt đầu đánh giá nghiêm túc hơn việc chọn lựa và tuyển dụng các chuyên gia IT đến từ châu Á, chẳng hạn như Việt Nam và những lao động này sẽ được ở lại làm việc tại Romania trong một khoảng thời gian xác định thời hạn.

Hiện ở Romania có khoảng 178.700 người đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông, trong đó có 84.000 người làm việc trong lĩnh vực IT. Các trường đại học ở Romania trung bình cung cấp khoảng 6.000 - 7.000 sinh viên tốt nghiệp IT mỗi năm, nhưng nhu cầu ở trong nước đòi hỏi một số lượng gấp đôi. Vì vậy, việc tuyển dụng các chuyên gia IT từ những nước châu Á như Việt Nam đã trở nên cần thiết. Nguyên do là các chuyên gia Romania đang làm việc ở nước ngoài không muốn về nước, cho dù ngành IT trả lương bình quân ở mức cao nhất trong nền kinh tế nước này.

tin nhap 20181002091731
Nhật Bản cân nhắc nới lỏng tiêu chuẩn lao động nước ngoài

Nhật Bản xem xét mở rộng tiếp nhận người lao động nước ngoài và tư cách cư trú trong một số lĩnh vực lao động ...

tin nhap 20181002091731
Hàn Quốc tiếp tục tiếp nhận lao động xuất khẩu Việt Nam

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc vừa chính thức khai thông ...

tin nhap 20181002091731
Lao động xuất khẩu bỏ trốn: Không để thành tiền lệ xấu

Để những cánh cửa xuất khẩu lao động không khép lại, cần phải có những giải pháp mạnh hơn!

(theo TTXVN)