Trung Quốc phóng thử tên lửa Trường Chinh-2F ở Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc vào cuối năm 2022. (Nguồn: AFP) |
Trong báo cáo trên, các chuyên gia khẳng định, nhờ phát triển các tên lửa nhiên liệu rắn, di động, tương đối nhỏ, có thể cất cánh từ bệ di động thay vì bệ phóng, Trung Quốc trong suốt thập niên qua đã phát triển khả năng quan trọng - phóng vào không gian đáp ứng chiến thuật (TRSL).
Tin liên quan |
Trung Quốc phát triển công nghệ không gian quân sự với tốc độ 'chóng mặt', đe dọa uy thế Mỹ trong không gian vũ trụ |
Đến nay, Mỹ mới chỉ thực hiện một cuộc trình diễn TRSL. Cuộc thử nghiệm thứ hai dự kiến triển khai vào cuối năm 2023.
Theo ông Sam Bresnick - nhà nghiên cứu đóng góp vào báo cáo trên, Bắc Kinh và Washington đã đầu tư lớn trên không gian cho nhiều ứng dụng kinh tế, khoa học và quân sự. Trong đó, khả năng nhanh chóng thay thế các vệ tinh bị hư hỏng hoặc bị phá hủy là một việc quan trọng của khả năng phục hồi không gian.
Chuyên gia này nhận định: “Mỹ có ngành công nghiệp vũ trụ tiên tiến nhất trên thế giới, nhưng nó đã không thể hiện khả năng tương xứng để phóng tên lửa trong thời gian ngắn”.
Ông Bresnick cùng đồng nghiệp Corey Crowell từ Lực lượng vũ trụ Mỹ đã sử dụng dữ liệu công khai để đánh giá các khía cạnh chính về quá trình phát triển của Trung Quốc trong khả năng phục hồi không gian suốt 10 năm qua.
Theo đó, hai chuyên gia nhận thấy rằng, Bắc Kinh đã nhanh chóng mở rộng cấu trúc không gian, phóng hàng trăm vệ tinh mới và đặt vào ngày càng đa dạng các quỹ đạo.
Đặc biệt, Mỹ hơn Trung Quốc trong hầu hết mọi mặt, ngoại trừ một biện pháp là khả năng phóng nhanh. Các chuyên gia cho rằng, đây là điều cần thiết trong “một kịch bản ít có khả năng xảy ra nhưng quan trọng” khi các vệ tinh bị tấn công.
Từ năm 2002, Trung Quốc đã thiết kế và phóng nhiều mẫu tên lửa nhiên liệu rắn tương thích với các thiết bị phóng di động (TEL), nghĩa là tên lửa có thể được mang trên một bệ di động như xe tải chuyên dụng đến bất kỳ khu vực bằng phẳng nào, sau đó được dựng lên thẳng đứng để phóng đi.
| Quân đội Mỹ thử nghiệm công nghệ tự điều khiển cho các thiết bị quân sự Quân đội Mỹ hiện đang thử nghiệm máy bay chiến đấu F-16 tự điều khiển. Trong quá trình bay mô phỏng, trí tuệ nhân tạo ... |
| Chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đổi lại được sự giúp đỡ của Mỹ về quốc phòng? Ngày 10/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler, trong đó ... |
| Trung Quốc ‘lắc đầu’ trước việc NATO mở rộng hợp tác, 'nhắc nhở' Nhật Bản lưu ý điều này Ngày 24/7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản đã phản đối việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng ... |
| Có gì trong khái niệm ‘an ninh mạng toàn cầu’ Trung Quốc mới đưa ra? Ngày 24/7, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị đã đề xuất một ... |
| Đưa quan hệ Trung Quốc-Brazil trở thành hình mẫu cho tinh thần hợp tác Trung Quốc sẵn sàng xây dựng lòng tin chiến lược và đẩy mạnh hợp tác song phương với Brazil trong khuôn khổ Sáng kiến Vành ... |